nghiệm đối với tỉnh Quảng Ninh
Quảng Nam là tỉnh mang nhiều nét tương đồng với tỉnh Quảng Ninh. Vị trí mang tính chiến lược, kết nối các địa phương trong nước và quốc tế, lợi thế nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, thuận lợi cho việc lưu thơng hàng hóa, dịch vụ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và các nước khác thuộc ASEAN, Đông Á... Cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch, xây dựng các KCN và cụm cơng nghiệp. Đến nay, tỉnh có 53 cụm cơng nghiệp, 8 KCN và khu kinh tế mở Chu Lai.
Tỉnh Quảng Nam hiện đang dẫn đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên về thu hút vốn đầu tư FDI, đứng thứ 13 trên 63 tỉnh, thành phố có đầu tư FDI tại Việt Nam. Đã có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Quảng Nam, địa phương này đang nổi lên là vùng “đất lành” với các nhà đầu tư nước ngoài. Được biết, những ngày đầu mới tái lập tỉnh năm 1997, Quảng Nam chỉ có 13 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 230 triệu USD. Thì đến năm 2021 đã có 199 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 5,8 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh hàng năm trên 800 tỷ đồng.
Nhờ chủ động trong xây dựng những chính sách hỗ trợ nhà đầu tư linh hoạt, cải cách thủ tục hành chính, tạo dựng mơi trường đầu tư thơng thống... Quảng Nam cũng thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI hiệu quả như: Nhà máy Ơ tơ Trường Hải, Kính nổi Chu Lai, các dự án du lịch lớn của Indochina Capital, VinaCapital, Victoria, Golden Sand, Palm Garden... là cơ sở tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Từ thành cơng thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng sạch, hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư: Nhận thức được sức ép cạnh tranh của các tỉnh thành trong khu vực, Quảng Nam đã thay đổi tư duy và thị trường thu hút đầu tư bằng những dự án tạo giá trị gia tăng, những ngành có giá trị cao hơn; chấm dứt tình trạng thu hút theo số lượng và sẵn sàng loại bỏ những dự án lớn nhưng thiếu thực chất. Yêu cầu đối tác đều là những nhà đầu tư năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm, có thương hiệu và quan hệ quốc tế rộng rãi để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Tập trung vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến các mặt hàng tiêu dùng, đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp; du lịch, dịch vụ đô thị...
Ưu đãi đặc thù: Quảng Nam tạo nhiều cơ chế hấp dẫn, khuyến khích ủng hộ các
nhà đầu tư đến nghiên cứu và đầu tư vào các lĩnh vực, kể cả y tế và giáo dục. Sự hấp dẫn của đầu tư Quảng Nam thể hiện từ việc nhà đầu tư được quyền lựa chọn và quyết định thực hiện dự án theo hình thức đầu tư phù hợp, đơn giá thuê đất có kết cấu hạ tầng trong các khu cơng nghiệp bằng 1/3 so với các khu khác. Tùy lĩnh vực đầu tư dự án có thể được miễn tiền thuê đất chưa có kết cấu trong thời gian 11-15 năm hoặc
suốt thời hạn triển khai dự án. Nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ một phần chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, chi phí đào tạo lao động xây dựng nhà ở cơng nhân, chi phí xúc tiến thương mại quảng bá giới thiệu sản phẩm. Tuyên bố cải thiện môi trường hay ưu đãi đầu tư được xem như một “bản cam kết” của chính quyền tỉnh Quảng Nam trước cộng đồng doanh nghiệp.
Về nguồn nhân lực: Ngoài 2 trường đại học và nhiều cơ sở đào tạo nghề khác
nhau, Quảng Nam còn nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án đầu tư. Quảng Nam đã ban hành cơ chế đào tạo lao động phù hợp như hỗ trợ kinh phí đào tạo, hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư về số lượng cũng như chất lượng.
1.5.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hải Phòng
Trong những năm gần đây, Hải Phịng ln là thành phố thuộc tốp đầu cả nước về chỉ số thu hút vốn đầu tư FDI, hình thành nhiều khu cơng nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng được đánh giá là khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đáng chú ý là thu hút vốn đầu tư FDI tại các KCN, KKT đã và đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung thu hút các dự án quy mô lớn về vốn đầu tư, sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sản phẩm tạo ra có giá trị gia tăng cao, nằm trong chuỗi sản phẩm toàn cầu của các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia trên thế giới như: Tập đoàn LG Hàn Quốc với 4 dự án lớn (LG Display, LG Electronics, LG Innotek, LG Chem) tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD; Tập đoàn Bridgestone (Nhật Bản) vốn đầu tư 1,224 tỷ USD; Regina Miracle (Hồng Kông) vốn đầu tư 900 triệu USD; Rorze Robotech trị giá 426 triệu USD và một số dự án lớn khác như dự án GE (Mỹ); Nipro Pharma, Kyocera, Fuji Xerox (Nhật Bản); USI trị giá 200 triệu USD; Pegatron 481 triệu USD…Điều này minh chứng sức hút đặc biệt của Hải Phòng đối với các chủ đầu tư nước ngoài.
Theo thống kê của Cục Thống kê Hải Phịng, trong năm 2021, tồn thành phố có 81 dự án cấp mới đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư đạt 173.217,2 tỷ USD tăng 1,35% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, vốn đăng ký mới có 1.738 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giảm 31,1%), tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD (tăng 4,1% so với cùng kỳ). Vốn điều chỉnh có 985 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 13,6%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD (tăng 40,5% so với cùng kỳ). Dự án lớn nhất được cấp phép mở đầu cho năm 2021 là của Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng (LGD) trị giá 750 triệu USD. Với số vốn tăng thêm này, tổng số vốn đầu tư của LGD tại Khu công nghiệp Tràng Duệ lên tới 3,25 tỷ USD, trở các doanh nghiệp trong KCN, KKT
xuất khẩu toàn thành phố. Các KCN, KKT tạo việc làm cho gần 160.000 lao động, ngày càng khẳng định vị trí, vai trị chủ chốt trong thu hút đầu tư, tạo việc làm, đóng góp cho ngân sách của thành phố; thực sự là địn bẩy, động lực phát triển của cơng nghiệp Hải Phịng. thành dự án có vốn đầu tư nước ngồi cao nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Trong giai đoạn chống dịch vừa qua Việt Nam đang được coi là hình mẫu trên thế giới trong việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 trên thế giới. Với tinh thần quyết liệt “bàn tới chứ không bàn lùi” của lãnh đạo thành phố, Hải Phòng đã đạt được “mục tiêu kép”, vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì và phát triển trên tinh thần đề cao chống dịch, thành phố đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế ở mức tăng trưởng cao so với bình quân cả nước. Kết quả này đã củng cố được niềm tin của người dân Thành phố, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Năm 2021, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hải Phòng tăng 5 bậc so với 2010, đưa Hải Phòng đứng thứ 2 về chỉ số PCI trên phạm vi tồn quốc. Với lợi thế về 5 loại hình giao thơng, kết nối đồng bộ với cảng biên Hải Phòng, thành phố đã tạo được mối liên kết vùng, giao thơng thơng suốt thuận tiện giữa Hải Phịng với các tỉnh thành khu vực Bắc Bộ.
Bên cạnh chính sách thu hút FDI, thành phố Hải Phịng cũng tạo điều kiện phát triển hạ tầng xã hội cùng các tập đoàn kinh tế lớn trong nước như: Vingroup, Sun Group, Him Lam, Geleximco, Flamingo, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng… với tổng số vốn đăng ký lên tới trên 200.000 tỷ đồng. Mặt khác, Thành phố cũng chú ý xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như trung tâm thương mại, bệnh viện quốc tế, các khu đơ thị lớn cung cấp nhiều tiện ích cho cộng đồng, góp phần thay đổi diện mạo thành phố. Ngồi ra, có một số dự án tăng vốn như: Hitron Technologies Việt Nam tại KCN An Dương của nhà đầu tư Đài Loan, tăng vốn 33,8 triệu USD; Ohsung Vina của Hàn Quốc tại KCN Nam Đình Vũ 1 tăng vốn 19 triệu USD. Cùng với đó, có một số dự án cấp mới đáng chú ý tại các KCN Nam cầu Kiền, VSIP, Tràng Duệ như: dự án gia công, sản xuất thiết bị điện thoại di động Tinno có vốn đầu tư hơn 19 triệu USD; dự án của chi nhánh Công ty Yoshino Gypsum Việt Nam sản xuất các sản phẩm từ thạch cao trị giá 19,5 triệu USD; dự án sản xuất và gia công các dụng cụ cầm tay và thiết bị đo lường có tổng vốn đầu tư 18,5 triệu USD…
Đặc biệt, để chuẩn bị thu hút FDI, Hải Phòng đã có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đánh giá của Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, chỉ số đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hải Phịng đạt 7,17 điểm đứng thứ 3 tồn
quốc. Mặt khác, sự kết nối về giao thông thuận tiện cũng tạo điều kiện thuận lợi để Hải Phòng thu hút lao động ở các vùng lân cận.
1.5.3. Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh
Từ những bài học trong và ngồi nước về cơng tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tỉnh và thành phố có điều kiện với nhiều điểm tương đồng với tỉnh Quảng Ninh, tôi xin rút ra một vài những kinh nghiệm về công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh Quảng Ninh.
Thứ nhất, hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư. Tập trung hồn
thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (cơng nghiệp, bất động sản, dịch vụ, du lịch, lao động, khoa học công nghệ…). Chủ trương, biện pháp, chính sách khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt, đầy đủ từ cấp tỉnh xuống đến cấp cơ sở, tạo sự thống nhất và quyết tâm cao nhất trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm sự thành cơng của biện pháp chính sách.
Thứ hai, cơ quan chun mơn, chính quyền các cấp thường xuyên theo dõi, nắm
bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nơng dân. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải gọn nhẹ, khơng làm tăng chi phí.
Thứ ba, tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn thơng qua các chính sách ưu đãi và hỗ
trợ đầu tư theo phương châm “đúng đối tượng, đủ chính sách, nhanh thủ tục”. Cơng tác này luôn đi đôi với việc đồng hành cùng doanh nghiệp thơng qua văn phịng hỗ trợ doanh nghiệp… đồng thời đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa liên thông trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đã đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính cơng của tỉnh.
Thứ tư, quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn yêu
cầu của các doanh nghiệp. Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt lưu ý tới việc đào tạo các ngành nghề hiện đang thiếu hụt lao động. Tăng cường việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các giải pháp hạn chế đình cơng xảy ra khơng đúng trình tự pháp luật quy định. Bên cạnh đó cần thường xuyên giáo dục và tuyên truyền pháp luật lao động với nguồn
Chương 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017 – 2021