Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đơng Bắc có toạ độ địa lý khoảng 10626' đến 10831' kinh độ đông và từ 2040' đến 2140' vĩ độ bắc. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thơn Mỏ Tng, xã Hồnh Mơ, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sơng Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đơng Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đơng bắc xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ, trên biển tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Phía bắc của tỉnh (bao gồm các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đơng là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp với thành phố Hải Phịng. Tồn tỉnh có đường bờ biển dài 250 km. Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị có tầm chiến lược, Quảng Ninh có điều kiện phát triển, giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa đối ngoại với Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới; phát triển liên kết vùng với các tỉnh đồng bằng sông Hồng - vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc Việt Nam.

Quảng Ninh có diện tích đất liền hơn 6.100 km2 và diện tích biển tương đương; dân số trên 1,2 triệu, với 22 dân tộc; có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện; 186 xã, phường, thị trấn; 1.566 thơn, bản, khu phố. Với nguồn tài ngun khống sản phong phú về chủng loại và giá trị sử dụng như: than, đá vôi, đất sét, cát san lấp, cát thủy tinh, pyrophilit... Quảng Ninh đã xác định được 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản. Trong đó than đá có trữ lượng lớn, tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và ng Bí - Đơng Triều được thăm dò, khai thác, tiêu thụ và sử dụng phù hợp với quy hoạch. Các mỏ đá vôi, đất sét, cát san lấp, cao lanh... có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương và được quy hoạch, khai thác hợp lý. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần to lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua.

Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội với các chức năng phát triển lớn cả về nông nghiệp, thủy sản; công nghiệp và dịch vụ - du lịch - thương mại… Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ, trên biển và trên không với Trung Quốc; là cửa ngõ giao thương quan trọng và sôi động nhất của Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN. Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hịn đảo núi đá vơi nổi trên mặt biển, phần lớn trong số đó chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng, có thể chia thành 3 vùng gồm có: Vùng núi; Vùng trung du và đồng bằng ven biển; Vùng biển và hải đảo. Tài nguyên biển phong phú, đa dạng với đường bờ biển dài hơn 250km, 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước, trong đó trên 1000 đảo đã có tên. Nguồn tài ngun khống sản giàu có (trữ lượng than đá chiếm 90% của Việt Nam và đứng đầu khu vực Đông Nam Á), trung tâm nhiệt điện của cả nước (sản lượng nhiệt chiếm 15% và xi măng chiếm 14% của Việt Nam).

Quảng Ninh cũng là tỉnh hoàn thành sớm nhất cải cách hành chính. Đề án cải cách hành chính của Chính phủ, hiện đang triển khai hồn thiện mơ hình Chính quyền điện tử, đã hình thành Trung tâm điều hành chính của Tỉnh và tại các địa phương để nâng cao tính chất minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính. Tỉnh đang trong thời kỳ dân số vàng với trên 60% dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63% truyền thống cần cù, sáng tạo, kỷ luật đồng tâm và tác nghiệp phong. Quảng Ninh có thế mạnh đặc biệt về phát triển du lịch: có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới; có nền văn hóa lịch sử, Phật giáo lâu đời với nhiều lễ hội, di tích và danh thắng nổi tiếng cả trong và ngồi nước.

2.1.2. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước đã gây ra những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế-xã hội. Thế nhưng, với những quyết sách đúng đắn cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp từ cấp tỉnh cho tới các cấp cơ sở, Quảng Ninh đã trở thành một trong số các địa phương trong cả nước đảm bảo được “mục tiêu kép” – vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2021 toàn tỉnh tăng 10,28%, cao hơn 1,07 điểm % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khu vực Cơng nghiệp và Xây dựng tăng trưởng 14,59%, khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 4,51%. Khu vực Dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong các khu vực kinh tế, nhất là ngành du lịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khu vực Dịch vụ chỉ tăng 6,11% so với cùng kỳ năm 2020. Trước tình hình đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển các hoạt động thương mại bán lẻ, thương mại điện tử, thương mại biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thơng quan hàng hóa qua các cửa khẩu, cảng biển. Mặt khác, Quảng Ninh đã chủ động, tích cực triển khai các giải pháp phục hồi ngành du lịch, dịch vụ của tỉnh khi dịch được kiểm sốt tốt gắn với các chính sách kích cầu du lịch.

Sự tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua là rất đáng khích lệ, đưa Quảng Ninh đến thời điểm này đứng trong tốp các địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP vào loại cao của cả nước. Để đạt được kết quả trên, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã họp bàn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo đột phá trong việc thu hút đầu tư cũng như tích cực tổ chức nhiều hội nghị gặp mặt, đối thoại, tìm tiếng nói chung để từ đó đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Tổ công tác Hỗ trợ dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Quang Ninh Investor Care)… Đặc biệt, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng, các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp được tỉnh kịp thời triển khai, tạo được sự đồng thuận của doanh nghiệp.

Cùng với đó, các lĩnh vực cải cách hành chính, mơi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Đối với chỉ số PAR INDEX, các chỉ số thành phần đang tiếp tục có sự tăng điểm ổn định và tiếp cận gần với điểm số tuyệt đối. Đối với các chỉ số SIPAS, PAPI, các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân vẫn đang được triển khai đầy đủ, kịp thời và hiệu quả.

Ngồi ra, cơng tác lập và quản lý quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường tiếp tục được quan tâm chú trọng; cơng tác giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án trọng điểm, động lực thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc thực hiện; an sinh xã hội, lao động, việc làm, y tế, văn hóa… được đặc biệt quan tâm, đời sống nhân dân tiếp tục được chăm lo.

Có thể khẳng định rằng, đạt được những kết quả quan trọng về kinh tế như trên

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)