Quan điểm và định hướng thu hút FDI vào tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 60)

2022 – 2030

3.1.1. Quan điểm phát triển

Đứng trước bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh có những quan điểm thu hút FDI nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của riêng mình, phát huy tối đa những điều kiện sẵn có để hướng tới đạt được các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh; tăng cường công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau:

- Phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành và các vùng lãnh thổ (đặc biệt là vùng KTTĐ Bắc Bộ và ĐBSH). Xây dựng Quảng Ninh là cực tăng trưởng, là cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế của vùng và cả nước, cung cấp nguyên liệu và năng lượng của quốc gia.

- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế từng bước dịch chuyển; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ và các ngành cơng nghiệp phi khai khống, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than được sạch hơn và bền vững hơn.

- Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh, tiềm năng đặc biệt, cơ hội nổi trội như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa độc đáo, đa dạng và khác biệt của Quảng Ninh.

- Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo phát triển và công bằng xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, giữa khu vực nông thôn với thành thị và các địa phương trong tỉnh.

- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nắm bắt các điều kiện thuận lợi, khắc phục các tác động tiêu cực của các xu thế kinh tế quốc tế và khu vực; bảo đảm đường biên giới ổn định, hịa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển với Trung Quốc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh,

bảo vệ vững chắc quyền biên giới trên bộ, trên biển; giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

3.1.2. Định hướng thu hút FDI

Định hướng vào ngành, lĩnh vực: Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung thu hút FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn và gia tăng xuất khẩu. Trọng tâm là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và dịch vụ du lịch, thương mại.

− Lĩnh vực công nghiệp

Tập trung phát triển nâng cao năng lực và vị thế của ngành cơng nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như: công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin, công nghệ vi điện tử… Ưu tiên các dự án có quy mơ lớn, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, cơng nghệ sạch, khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị âm thanh, sản xuất sợi, dệt kim, sản xuất vật liệu xây dựng…

− Lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại

Các trung tâm thương mại, siêu thị có quy mơ lớn, có thương hiệu; ưu tiên các nhà đầu tư có hệ thống kinh doanh trên cả nước và quốc tế. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ kho vận logistics; khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp (tiêu chuẩn 5 sao); khu vui chơi giải trí cao cấp; hệ thống nhà hàng sinh thái, nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

− Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản

Tỉnh Quảng Ninh khuyến khích của nhà đầu tư đầu tư vào 5 lĩnh vực đi đầu tư trong nông nghiệp, gồm: sản xuất giống dược liệu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; trồng trọt, trồng rừng; chăn nuôi gia súc gia cầm và xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; nuôi trồng thủy sản; xây dựng cơ sở bảo quản, sơ chế và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Các dự án nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Thu hút đầu tư nước ngoài đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ, bền vững, nhằm tận dụng cơ hội ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP và thủy sản để thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu dùng, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Định hướng, thu hút FDI vào các lĩnh vực cụ thể như đào tạo phát triển nguồn

nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất lượng cao, các ngành giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, phát triển các khu đô thị sinh thái, khu công nghiệp, các trung tâm logistics theo quy hoạch của tỉnh.

Định hướng đối tác: FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của các Công ty xuyên

quốc gia (TNCs): hoạt động của các cơng ty có tác động quan trọng với những nước tiếp nhận vốn FDI. Việc thu hút các TNCs được khuyến khích theo hai hướng, một là thực hiện những dự án lớn, cơng nghệ cao có chuyển giao cơng nghệ và hướng vào xuất khẩu; hai là tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

Tập trung xúc tiến đầu tư: Thu hút FDI của tỉnh tập trung vào kêu gọi đầu tư ở

những lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trưởng của doanh nghiệp. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, hệ thống chính trị trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tích tụ ruộng đất, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư vào tỉnh.

Định hướng thu hút FDI vào các địa bàn: Tập trung thu hút FDI vào các khu

vực địa bàn trọng điểm sau:

+ Khu vực Hạ Long: thu hút các dự án FDI đầu tư vào các dịch vụ chất lượng cao như du lịch, thương mại, y tế… phát triển xanh theo hướng là thành phố đa năng của vùng, thành phố du lịch cảng biển quốc tế văn minh, hiện đại.

+ Khu vực Quảng n, ng Bí, Đơng Triều: thu hút các dự án FDI tập trung vào phát triển các khu công nghiệp, đào tạo nghề chất lượng cao, phát triển công nghiệp ở tầm cao mới là chuỗi cơng nghiệp khơng khói với sự hỗ trợ của phát triển kinh tế xanh do ở đây có nền tảng hạ tầng và mơi trường cơng nghiệp hỗ trợ từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang.

+ Khu vực Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn thu hút các dự án FDI có chuỗi đơ thị vệ tinh sinh thái và dịch vụ cao cấp hiện đại để phát triển dịch vụ biên mậu, du lịch với hai động lực là hai khu kinh tế đặc biệt Móng Cái và Vân Đồn do ở đây có mơi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, có hạ tầng thương mại quốc tế thuận lợi; lại là cửa ngõ giao thương trung chuyển hàng hóa giữa Đơng Bắc Á và Đơng Nam Á.

3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2022-2030 đoạn 2022-2030

3.2.1. Hồn thiện cơ chế pháp luật, thủ tục hành chính

Một hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngồi có tính thống nhất, rõ ràng và minh bạch là rất quan trọng. Bởi vì pháp luật này sẽ thể hiện ý chí, mục tiêu cũng như những cơ hội cho nhà đầu tư nước ngồi. Vấn đề thủ tục hành chỉnh ln là mối quan ngại đầu tiên của mọi nhà đầu tư khi đến đầu tư ở Việt Nam nói chung

tục hành chính cho nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh nhưng nhìn chung nhà đầu tư vẫn mất rất nhiều thời gian, phải trải qua nhiều bước mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư và giảm tính hấp dẫn khi đầu tư vào tỉnh. Chính vì vậy trong thời gian tới, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với các dự án FDI là vấn đề cấp bách, cần cải thiện kịp thời.

Tỉnh Quảng Ninh cần thường xuyên tiến hành rà soát, đổi mới và nâng cao chất lượng các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư trong phân cấp quản lý như vấn đề về đất đai, thuế bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng quy hoạch. Bãi bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, các văn bản trái pháp luật, kiên quyết bãi bỏ những khâu rườm rà khơng cần thiết trong tất cả các lĩnh vực. Tính cơng khai quy hoạch, kế hoạch và các văn bản pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đảm bảo mọi người dân cũng như nhà đầu tư có thể tiếp cận một cách thuận lợi nhất.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh. Muốn vậy, phải xây dựng và ban hành quy định về trình tự thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút dự án FDI theo hướng phân định rõ ràng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ, thời gian hồn thành cơng việc được giao của từng cơ quan trọng việc giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến FDI nhằm loại bỏ sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm thời gian giải quyết, phòng chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thơng thống, cởi mở, minh bạch; quy định cụ thể về phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan đến lĩnh vực FDI.

Tạo dựng lòng tin giữa nhà đầu tư nước ngồi và chính quyền tỉnh là một kinh nghiệm hết sức quan trọng. Việc tạo dựng lòng tin cho nhà đầu tư là cơ sở để nhà đầu tư an tâm hơn, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tốt hơn. Lãnh đạo tỉnh cần chủ động giải quyết những khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án về mặt pháp lý, đất đai, lao động, thuế, thủ tục đầu tư. Cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp tích cực nhằm đảm bảo tiến độ dự án mà khơng ảnh hưởng đến lợi ích chung của hai bên. Cán bộ tỉnh cần nắm bắt tinh thần của các chính sách là chính, sau đó là các biện pháp thực thi các chính sách này cần phải linh hoạt phù hợp với thực tế của dự án cũng như của địa phương, qua đó có thể tháo gỡ được những vướng mắc trong quá trình cấp phép đầu tư. Chủ động hỗ trợ nhà đầu tư về vấn đề khảo sát địa điểm, quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Xây dựng và tạo lập lòng tin của nhà đầu tư nước ngồi vào chính quyền tỉnh là một việc làm địi hỏi có sự phối hợp giữa nhiều cấp và ngành trong bộ máy chính quyền tỉnh, thơng qua đó sẽ tạo sự gắn kết lâu dài giữa nhà đầu tư với tỉnh. Qua đó tỉnh góp phần xây dựng hình ảnh một

môi trường đầu tư thuận lợi, thân thiện và là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.2. Các giải pháp về tăng cường xúc tiến đầu tư

Củng cố và tăng cường sự phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư

Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao chất lượng hiệu quả của đầu tư là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, phải thực hiện thường xuyên từ trung ương đến địa phương. Để làm tốt công tác này, tỉnh Quảng Ninh cần triển khai ở nhiều khâu của q trình đầu tư và trên nhiều khía cạnh của hoạt động đầu tư. Trong đó, việc củng cố và tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư là công tác rất quan trọng.

Để làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh cần phải có mơi trường đầu tư lành mạnh, đủ sức hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao, tiếp đó là phải có phương pháp xúc tiến khoa học và phù hợp. Để có mơi trường đầu tư tốt thì phải có hệ thống luật pháp, chính sách, quy hoạch đồng bộ, rõ ràng. Thủ tục đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; các ưu đãi đầu tư đủ sức hấp dẫn; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hồn chỉnh; có nguồn nhân lực chất lượng cao; có nhiều dự án đầu tư đã được cấp giấy phép kinh doanh có hiệu quả; con người vận hành trong hệ thống phải nghiêm túc, đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm.

Trong hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh Quảng Ninh vẫn chú trọng nhiều đến việc tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị để mời chào, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh mà chưa chú trọng nhiều đến việc củng cố các yếu tố bên trong của mơi trường đầu tư có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xúc tiến đầu tư như luật pháp còn chồng chéo, thực thi pháp phản luật còn bất cập, còn nhiều dự án khi triển khai gặp khó khăn,… Một trong những nội dung nhằm củng cố hoạt động xúc tiến đầu tư là tỉnh cần tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, chính quyền tỉnh nên có những xem xét, giải pháp, có sự hỗ trợ tích cực cho các dự án đã được cấp giấy phép kinh doanh để các dự án này triển khai hoạt động được thuận lợi và kinh doanh có hiệu quả.

Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư các dự án có chất lượng

Trong cơng tác lựa chọn đối tác tỉnh sẽ phải tập trung vào chất lượng FDI theo hướng chọn lọc hơn với trọng tâm là thu hút các dự án cơ sở hạ tầng, dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, dự án có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cần phải ưu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp FDI từ những nước phát triển có tiêu chuẩn mơi trường cao, nơi có quy định chặt chẽ về cơng tác bảo vệ mơi trường. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm và các dự án kêu gọi vốn đầu tư mà Quảng Ninh có thế mạnh nhằm khai thác tiềm năng, sử dụng cơ sở hạ tầng nâng cao sức mạnh cạnh tranh

Ưu tiên thu hút các ngành nghề sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, thân thiện với mơi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, cụ thể như sau:

- Lĩnh vực dịch vụ, thương mại: Ưu tiên thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch; các dự án vui chơi, giải trí chất lượng cao; hồn thiện hạ tầng dịch vụ, nhất là dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, làng ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ…

- Lĩnh vực công nghiệp: Các nghề, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao; thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn ngoài ngân sách để hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển công nghiệp tập trung, ưu tiên xây dựng và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, các ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)