2022 – 2030
3.1.2. Định hướng thu hút FDI
Định hướng vào ngành, lĩnh vực: Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung thu hút FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn và gia tăng xuất khẩu. Trọng tâm là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và dịch vụ du lịch, thương mại.
− Lĩnh vực công nghiệp
Tập trung phát triển nâng cao năng lực và vị thế của ngành cơng nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như: công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin, công nghệ vi điện tử… Ưu tiên các dự án có quy mơ lớn, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, cơng nghệ sạch, khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị âm thanh, sản xuất sợi, dệt kim, sản xuất vật liệu xây dựng…
− Lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại
Các trung tâm thương mại, siêu thị có quy mơ lớn, có thương hiệu; ưu tiên các nhà đầu tư có hệ thống kinh doanh trên cả nước và quốc tế. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ kho vận logistics; khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp (tiêu chuẩn 5 sao); khu vui chơi giải trí cao cấp; hệ thống nhà hàng sinh thái, nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
− Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản
Tỉnh Quảng Ninh khuyến khích của nhà đầu tư đầu tư vào 5 lĩnh vực đi đầu tư trong nông nghiệp, gồm: sản xuất giống dược liệu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; trồng trọt, trồng rừng; chăn nuôi gia súc gia cầm và xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; nuôi trồng thủy sản; xây dựng cơ sở bảo quản, sơ chế và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Các dự án nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Thu hút đầu tư nước ngoài đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ, bền vững, nhằm tận dụng cơ hội ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP và thủy sản để thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu dùng, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Định hướng, thu hút FDI vào các lĩnh vực cụ thể như đào tạo phát triển nguồn
nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất lượng cao, các ngành giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, phát triển các khu đô thị sinh thái, khu công nghiệp, các trung tâm logistics theo quy hoạch của tỉnh.
Định hướng đối tác: FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của các Công ty xuyên
quốc gia (TNCs): hoạt động của các cơng ty có tác động quan trọng với những nước tiếp nhận vốn FDI. Việc thu hút các TNCs được khuyến khích theo hai hướng, một là thực hiện những dự án lớn, cơng nghệ cao có chuyển giao cơng nghệ và hướng vào xuất khẩu; hai là tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Tập trung xúc tiến đầu tư: Thu hút FDI của tỉnh tập trung vào kêu gọi đầu tư ở
những lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trưởng của doanh nghiệp. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, hệ thống chính trị trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tích tụ ruộng đất, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư vào tỉnh.
Định hướng thu hút FDI vào các địa bàn: Tập trung thu hút FDI vào các khu
vực địa bàn trọng điểm sau:
+ Khu vực Hạ Long: thu hút các dự án FDI đầu tư vào các dịch vụ chất lượng cao như du lịch, thương mại, y tế… phát triển xanh theo hướng là thành phố đa năng của vùng, thành phố du lịch cảng biển quốc tế văn minh, hiện đại.
+ Khu vực Quảng n, ng Bí, Đơng Triều: thu hút các dự án FDI tập trung vào phát triển các khu công nghiệp, đào tạo nghề chất lượng cao, phát triển công nghiệp ở tầm cao mới là chuỗi cơng nghiệp khơng khói với sự hỗ trợ của phát triển kinh tế xanh do ở đây có nền tảng hạ tầng và mơi trường cơng nghiệp hỗ trợ từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang.
+ Khu vực Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn thu hút các dự án FDI có chuỗi đơ thị vệ tinh sinh thái và dịch vụ cao cấp hiện đại để phát triển dịch vụ biên mậu, du lịch với hai động lực là hai khu kinh tế đặc biệt Móng Cái và Vân Đồn do ở đây có mơi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, có hạ tầng thương mại quốc tế thuận lợi; lại là cửa ngõ giao thương trung chuyển hàng hóa giữa Đơng Bắc Á và Đơng Nam Á.