Các chỉ số ảnh hưởng đến thu hút FDI của địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 32)

1.4.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số PCI do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Chỉ số PCI do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI cùng hợp tác thực hiện. Từ đó xác định các chỉ số (Indicators) để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

PCI là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Provincial Competitiveness Index”. Nó được cơng bố thì điềm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá. Lần thứ hai là năm 2006, hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh Thiết chế pháp lý và Đào tạo lao động được đưa vào xây dựng chỉ số PCI.

Bộ chỉ số đánh giá có tất cả 10 chỉ số thành phần trong đó có 6 chỉ số liên quan đến thu hút FDI như:

1) Khả năng tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định của doanh nghiệp 2) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai

3) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng (Chi phí thời gian).

4) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao 5) Chính sách đào tạo lao động tốt

6) Thiết chế pháp lý cụ thể, rõ ràng để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả Phương pháp tiếp cận PCI có bốn đặc điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng

kinh tế sẵn có tại Việt Nam mà khơng dựa trên các tiêu chuẩn điều hành kinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được. Do đó đối với từng chỉ tiêu, có thể xác định được một tỉnh “ngơi sao” hoặc tỉnh đứng đầu của chỉ tiêu đó, và về lý thuyết bất kỳ tỉnh nào cũng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100 điểm bằng cách áp dụng các thực tiễn tốt sẵn có.

Thứ hai, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả

phát triển kinh tế, chỉ số PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được có tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt của doanh nghiệp, và sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy các chính sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệp, khuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cá nhân chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế.

Thứ ba, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu

(các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần như không thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô của thị trưởng và nguồn nhân lực), chỉ số PCI giúp xác định và hướng vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh.

Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số PCI được thiết kế theo hướng dễ hành động.

Đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này cũng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành công của công việc kinh doanh.

Như vậy, nếu tỉnh khơng có PCI tốt sẽ ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả thu hút FDI và phát triển kinh tế của tỉnh chắc chắn sẽ cịn khó khăn hơn rất nhiều. Chỉ số PCI tốt phần nào cũng là cơ sở để các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức nghiên cứu của quốc tế quan tâm hơn.

1.4.2. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)

PAR INDEX (Public Administration Reform Index) là chỉ số cải cách hành chính, là cơng cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính.

Ngày 30/12/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BNV về phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 43 tiêu chí, 95 tiêu chí thành phần, cụ thể:

2) Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh: 4 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần

3) Cải cách thủ tục hành chính: 5 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần 4) Cải cách tổ chức bộ máy: 4 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần

5) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 9 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần

6) Cải cách tài chính cơng: 4 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần 7) Hiện đại hóa hành chính: 5 tiêu chí và 17 tiêu chí thành phần

8) Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: 6 tiêu chí, 8 tiêu chí thành phần

Phương pháp đánh giá: Với thang điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó: 33,50 điểm là điểm qua điều tra khảo sát; 64,50 điểm tự chấm và 2.00 điểm do Bộ Nội vụ đánh giá.

Trong 8 lĩnh vực đánh giá của chỉ số PAR INDEX, có 4 lĩnh vực liên quan đến thu hút FDI vào tỉnh như: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

1.4.3. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI)

Chất lượng một dự án đầu tư thể hiện ở nhiều khía cạnh. Ở đây chúng ta chỉ xem chất lượng dự án FDI từ góc độ thỏa mãn lợi ích của nước nhận đầu tư. Theo nghĩa đó, một dự án FDI có chất lượng cao phải có tác động và đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư. Chất lượng của dự án FDI có thể được đánh giá qua nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí hiệu quả của vốn FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước tại quốc gia nhận đầu tư.

Hiệu quả này sẽ thể hiện sự đóng góp của dự án FDI đối với tăng trưởng kinh tế, đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có tương xứng với đóng góp vào GDP của nền kinh tế khơng. Từ đó đánh giá hoạt động của khu vực FDI với các khu vực kinh tế khác. Ngoài ra, phải xem sự tác động của FDI đến hướng chuyển dịch cơ cấu và việc nâng cao năng lực sản xuất thực của nền kinh tế. Nó có hướng nền kinh tế tăng được tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao và thân thiện với môi trường hay không.

FDI đã tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thơng qua việc đóng thuế và các lệ phí. Con số này có thể so sánh với các khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước để thấy được vị trí của khu vực FDI so với các khu vực khác.

Lợi thế so sánh tỉnh là sự vượt trội về các yếu tố phát triển của tỉnh này so với một tỉnh khác. Một tỉnh có những điểm lợi thế thì cũng có điểm hạn chế hay yếu thế. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử phát triển của mỗi tỉnh đều khác nhau. Do đó có thể thấy rằng, lợi thế so sánh của tỉnh tồn tại khách quan do đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, đặc điểm con người, văn hóa...của tỉnh đó đem lại mà các tỉnh khác khơng có được. Nhờ đó mà tỉnh này sẽ có ưu thế hơn tỉnh kia về một hoặc một số những yếu tố đầu vào của sản xuất, công nghệ làm cho tỉnh có lợi thế so sánh vượt trội hoặc nhiều mặt đối với một hay nhiều mặt hàng.

Những ngành, lĩnh vực được chun mơn hóa thường đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu suất phát triển ở mức cao và đóng vai trị là đầu tàu phát triển đối với tỉnh đó. Mỗi tỉnh có thể có ngành được chun mơn hóa phụ thuộc vào những lợi thế mà tự nhiên ban tặng hoặc do sự phát triển đầu tư định hướng phát triển của tinh đỏ. Từ đó giúp các tỉnh có những chiến lược, định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả.

Một trong số những chỉ số thành phần liên quan đến lợi thế so sánh tỉnh có thể đo lường được là chỉ số PAPI - Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển-Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam từ năm 2009 và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Trung ương và địa phương. Cơng ty Phân tích Thời gian thực (RTA) tham gia hỗ trợ kỹ thuật nền tảng công nghệ cho việc thu thập dữ liệu theo thời gian thực từ năm 2015 đến nay.

PAPI là khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt Nam với nội dung đánh giá xây dựng, thực thi và giám sát chính sách và cung ứng các dịch vụ cơng. Kết quả của chương trình nghiên cứu PAPI là những bộ dữ liệu đánh giá khách quan về chất lượng quản trị quốc gia từ trải nghiệm của người dân đầu tiên ở Việt Nam và được chia sẻ rộng rãi. Dựa trên kiến thức và trải nghiệm của “khách hàng” đối với các “sản phẩm” của tồn bộ q trình “sản xuất” của bộ máy nhà nước, PAPI cung cấp hệ thống chỉ báo khách quan góp phần đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh, tạo động lực để lãnh đạo các cấp tại địa phương ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)