Đây là bức tranh tâm cảnh, mỗi cảnh đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều:

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 28 - 29)

+ Hình ảnh “cánh buồm thấp thống”: thân phận nhỏ bé, chìm nổi vơ định, sự cơ đơn, khơi gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương

+ Hình ảnh “hoa trơi man mác”: thân phận lênh đênh vô định, không biết đi về đâu + Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”: tâm trạng bi thương về tương lai mịt mờ

+ Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng”: sự bàng hoàng lo sợ, hãi hùng trước những tai ương đang rình rập

- Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều: từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh tới động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ

- Điệp ngữ buồn trông đứng đầu 4 câu tạo âm hưởng trầm buồn.

- Điệp ngữ kết hợp với các từ láy, câu hỏi tu từ đã diễn tả nỗi buồn nhiều sắc độ, dằng dặc, triền miên như những lớp sóng đang dồn dập, tới tấp xơ đến cuộc đời Kiều → buồn

trông trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng.

- Nghệ thuật ẩn dụ, tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

Bài tập 1: Cho câu thơ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”

1. Chép chính xác 7 câu tiếp theo để hồn thành đoạn thơ.

2. Đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.

3. Giải nghĩa các cụm từ sau: chén đồng, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc tử. 4. “Người dưới nguyệt chén đồng” và “người tựa cửa hôm mai” trong đoạn trích là những ai? Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng ở hai hình ảnh này? T/dụng của biện pháp tu từ ấy?

5. Vì sao tác giả lại để Kiều nhớ đến “người dưới nguyệt chén đồng” trước “người tựa

cửa hôm mai”?

6. Viết khoảng 12 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một đoạn văn theo cách tổng phân hợp: Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Kiều hiện lên là người

con gái thủy chung, hiếu thảo, vị tha.

Bài tập 2: Cho câu thơ: “Xót người tựa cửa hơm mai”

1. Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Nội dung của đoạn thơ em vừa chép là gì?

2. Chỉ ra các thành ngữ, điển cố có trong đoạn thơ và giải thích ý nghĩa của chúng. Việc sử dụng các thành ngữ, điển cố ấy nhằm mục đích gì?

3. Viết 1 đoạn văn (12 câu, quy nạp, có 1 câu cảm thán) phân tích đoạn thơ đã chép.

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Buồn trông cửa bể chiều hơm”

1. Chép chính xác 7 câu tiếp theo để hồn thành đoạn thơ.

2. Đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.

3. Đoạn thơ đó đơn thuần là tả cảnh hay tả cảnh ngụ tình? Vì sao có thể khẳng định như vậy? Theo em, nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình có điểm gì giống và khác nhau? 4. Viết 1 đoạn văn (12-14 câu, diễn dịch, có 1 câu hỏi tu từ) phân tích đoạn thơ đã chép.

Bài tập 4: Nêu điểm giống nhau của hai nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều trong

Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) và Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Bài tập 5+6: Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Kiều hiện lên là người con gái thủy chung, hiếu thảo, vị tha. Từ những hiểu biết về văn bản kết hợp với

những hiểu biết về xã hội, hãy viết một đoạn văn (1 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha (lòng hiếu thảo) trong cuộc sống.

Bài 7 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

Nguyễn Đình Chiểu A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w