Lời ngợi ca quê hương đất nước

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 52 - 54)

- Thanh Hải (1930 – 1980), quê ở Thừa Thiên – Huế, là một nhà thơ cách mạng.

4. Lời ngợi ca quê hương đất nước

- Bài thơ kết thúc bằng một âm điệu dân ca xứ Huê mênh mang và thiết tha, biểu lộ niềm tin yêu của tác giả vào cuộc đời, vào đất nước: “Câu Nam ai Nam bình”→ trong câu ca dịu dàng, trìu mến vẫn có cả man mác buồn thương nhưng trào dâng lên là một cảm xúc tin yêu thiết tha.

- Điệp ngữ “nước non ngàn dặm” đã khẳng định sự bao la, rộng lớn của đất nước, vẻ đẹp nên thơ và tình người đằm thắm của quê hương xứ Huế.

- Nhịp thơ chậm dần sâu lắng → ý nguyện của người con tha thiết với vẻ đẹp quê hương đất nước mình.

=> “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lịng tha thiết u mến và gắn bó với đất nước, với cuộc

đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho Tổ quốc, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPBài tập 1: Cho câu thơ sau: Bài tập 1: Cho câu thơ sau:

Mọc giữa dịng sơng xanh

1. Chép nối tiếp 5 câu thơ tiếp theo. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Trình bày vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác?

2. Nội dung của đoạn thơ em vừa chép là gì ?

3. Vì sao đoạn thơ khơng dùng từ “xuân” nhưng người đọc vẫn cảm nhận được khung cảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế tươi sáng, thơ mộng, giàu sức sống ? Hãy tìm các tín hiệu mùa xn để lí giải điều đó.

4. Hai câu đầu trong đoạn thơ trên gợi em nhớ tới hai câu thơ nào đã học cũng viết về mùa xuân ? Hãy so sánh để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các câu thơ đó. 5. Viết 1 đoạn văn (12 câu, diễn dịch, 1câu bị động, 1 khởi ngữ) phân tích đoạn thơ đã chép.

Bài tập 2: Cho câu thơ :

Mùa xuân người cầm súng

1. Chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.

2. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép.

3. Từ “lộc” trong đoạn thơ vừa chép được hiểu như thế nào? Vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả là “lộc giắt đầy trên lưng”?

4. Viết một đoạn văn (12 câu, quy nạp, 1 câu ghép + 1 phép nối) phân tích đoạn thơ vừa chép.

Bài tập 3: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có hai câu thơ :

Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc

1. Chép chính xác 6 câu thơ trước hai câu thơ trên và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

2. Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, hình ảnh mùa xuân có những ý nghĩa biểu tượng nào? Nêu mối quan hệ giữa các hình ảnh ấy.

3. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Sự thay đổi cách xưng hơ như vậy có ý nghĩa gì?

4. Viết một đoạn văn (12 câu, TPH, 1 câu ghép + 1 phép nối) phân tích đoạn thơ vừa chép.

Bài tập 4: Đã có rất nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng nếu đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ:

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước

1. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích tác dụng của chúng.

2. Viết 1 đoạn văn (12 câu, quy nạp, 1 phép lặp và 1 câu hỏi tu từ) để phân tích khổ thơ trên.

Bài tập 5: Trong “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc

1. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì ?

2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì ? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả?

3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn (12 câu, TPH, có sử dụng 1 câu phủ định và phép thế) để làm rõ tâm niệm của nhà thơ.

Bài 7 VIẾNG LĂNG BÁC

Viễn Phương A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Khái quát về tác giả, tác phẩm1. Tác giả 1. Tác giả

- Viễn Phương (1928 – 2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn quê ở An Giang.

- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hồn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường.

2. Tác phẩm

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 52 - 54)