Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên Bác

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 56 - 58)

- Thanh Hải (1930 – 1980), quê ở Thừa Thiên – Huế, là một nhà thơ cách mạng.

4. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên Bác

- “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt” giản dị như một lời giã biệt.

+ “trào nước mắt”: lịng thương nhớ kìm nén đến lúc này vỡ ịa thành nước mắt.

- Biết rằng sắp phải rời lăng Bác, tác giả ước “Muốn làm con chim ... trung hiếu chốn

này” → Luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa Bác, ước nguyện được hóa thân, hịa

nhập vào cảnh vật bên lăng để được ở mãi bên Bác.

- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại cuối bài với một nét nghĩa bổ sung “cây tre trung hiếu” tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.

- Nhân hóa - ẩn dụ “cây tre trung hiếu” → niềm tin và tình cảm thủy chung son sắt của cả dân tộc ta quyết đi theo con đường mà Người đã chọn.

- Điệp ngữ “ muốn làm” cùng phép liệt kê tăng cấp và nhịp thơ dồn dập thiết tha gợi tâm trạng lưu luyến, ước muốn hoá thân, sự tự nguyện chân thành của tác giả. Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài tập 1: Cho câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

1. Câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày đơi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác.

2. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu chủ đề và mạch cảm xúc của bài thơ. 3. Chép 3 câu nối tiếp câu thơ trên. Nội dung của đoạn thơ vừa chép là gì?

4. Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?

5. Viết một đoạn văn (12 câu – diễn dịch) phân tích đoạn thơ vừa chép (có sử dụng 1 câu ghép + phép nối)

Bài tập 2: Cho câu thơ sau:

“...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

1. Chép hồn thiện khổ thơ có chứa câu thơ trên.

2. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được khơng? Vì sao?

3. Viết một đoạn văn (12 câu – TPH) phân tích đoạn thơ vừa chép (có sử dụng 1 câu bị động + phép thế).

4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về Bác Hồ (ghi rõ tên tác giả).

Bài tập 3: Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vơ tận cho sáng tạo nghệ

thuật. Mở đẩu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng

Bác…

Và sau đó, tác giả thấy:

… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!...

1. Những câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hồn cảnh ra đời của bài thơ đó.

2. Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Bác đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?

3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn (12 câu, quy nạp, có sử dụng 1 phép lặp và 1 câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lịng kính u và niềm xót thương vơ hạn của t.giả đối với Bác khi vào trong lăng.

4. Trăng cũng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác (đã học) cũng có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

Bài tập 4: Cho câu thơ sau:

“...Mai về miền Nam thương trào nước mắt

1. Chép hồn thiện khổ thơ có chứa câu thơ trên.

2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh “hàng tre bát ngát” ở câu thơ thứ hai và “cây tre trung hiếu” ở câu cuối bài thơ.

3. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm như trên có tác dụng gì? Kể tên một bài thơ đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm tương tự.

4. Viết một đoạn văn (12 câu – diễn dịch) phân tích đoạn thơ vừa chép (có 1 câu phủ định + phép thế).

5. Kể tên một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về Bác Hồ (ghi rõ tên tác giả).

Bài tập 5: Bài thơ là niềm xúc động và tấm lịng thành kính của người con miền

Nam đối với Bác.

1. Nhận định trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Tác giả bài thơ đó là ai?

2. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng một hệ thống hình ảnh ẩn dụ vơ cùng độc đáo để viết về Bác Hồ kính u. Đó là những hình ảnh nào? Vì sao tác giả lại lựa chọn cách diễn đạt như vậy?

3. Chép chính xác khổ cuối bài thơ trên. Trong khổ thơ này, tác giả sử dụng một biện pháp tu từ rất hiệu quả để thể hiện ước nguyện chân thành của mình. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ ấy và phân tích tác dụng.

4. Một bài thơ khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng thể hiện tâm nguyện thiết tha của tác giả. Hãy chép lại những câu thơ ấy và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

5. Viết 1 đoạn văn (1 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của người dân Việt Nam đối vối Bác

Bài tập 6: “Viếng lăng Bác” là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác

Hồ kính u.

1. Em hãy cho biết hồn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết:

...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đơi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đơi đó có tác dụng gì?

3. Hịa trong dịng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động bày tỏ:

… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!...

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ phép nối và thành phần biệt lập tình thái).

4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.

Bài tập 7: Từ tấm lịng, tình cảm của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lịng biết ơn trong cuộc sống.

Bài 8 SANG THU

Hữu Thỉnh A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Khái quát về tác giả, tác phẩm1. Tác giả 1. Tác giả

- Hữu Thỉnh: Sinh 1942, quê Vĩnh Phúc

- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- 1977, đất nước thống nhất được hai năm. - Rút trong tập “ Từ chiến hào đến thành phố”

b. Ý nghĩa nhan đề

“Sang thu” vừa là nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ: Đó là những biến chuyển của thiên nhiên phút giao mùa từ hạ sang thu nhưng trong từng cảnh sang thu của đất trời, tạo vật là hồn người sang thu.

II. Phân tích tác phẩm:

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w