- Tạo tình huống truyện: Chiến tranh là gắn liền với xa cách li tán, với những cảnh ngộ
3. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Đăng Tâm sử dụng trong đoạn văn.
MÙA GIÁP HẠT
... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xun. Ba anh em tơi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tơm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy.
Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lịng khơng khỏi cảm thấy rưng rưng.
Q tơi khơng cịn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt...
(Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành,
Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên?
Câu 3. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc
của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.
Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình?
ĐỀ SỐ 119
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu.
Ơi! Văn chương. Trong văn chương dịng dịng chứa chan lòng nhân từ. Chữ chữ bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối… Giọng thầy đầy trầm ấm nghe êm êm như ru như hát. Tơi cịn nhớ thầy bảo rằng như thế nào mới được coi là văn chương. Như thế nào mới được xem một tác phẩm nghệ thuật hài hịa. Rồi thầy phân tích hình tượng “lúa níu anh trật dép” trong bài thơ Thăm lúa của nhà thơ Trần Hữu Thung. Lúa mà như người. Cây lúa có đời sống và dạt dào tình cảm như người. Trong tơi bắt đầu xuất hiện tình u văn chương từ khi đó. Ồ! Thì ra văn chương cũng có lời giải như tốn học. Thậm chí có nhiều cách giải thơng thống hơn tốn. Đặc biệt, trong văn chương, mỗi người có một cách nhìn, một cách cảm… rất khác nhau, phong phú và đa dạng.
(Y Phương, Tôi đến đây và tôi ở lại, Văn học và tuổi trẻ, số 1(371) năm 2017)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
b) Đoạn văn thể hiện nội dung gì?
c) Chỉ rõ ít nhất 02 phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn.
d) Theo em, vì sao tác giả viết “Thì ra văn chương cũng có lời giải như tốn học”?