Những kỉ niệm tuổi ấu thơ bên người bà (khổ 2,3,4)

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 43 - 44)

- Từ trong bom đạn hiểm nguy, tiểu đội xe không kính đã được hình thành và gắn bó vớ

2. Những kỉ niệm tuổi ấu thơ bên người bà (khổ 2,3,4)

Khổ 2. Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn

- Trong kí ức của cháu, đoạn đời đói khổ năm 4 tuổi hiện lên thật cụ thể với hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

- Thành ngữ “đói mịn đói mỏi” gợi những nỗi ám ảnh xót xa về nạn đói khủng khiếp năm 1945.

- Khói bếp đã trở thành một ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn cháu:“quen mùi khói, khói hun nhèm mắt”

- Chi tiết “sống mũi còn cay” vừa tả thực cuộc sống tuổi thơ gian khổ vừa tượng trưng cho sự xúc động mãnh liệt khi nhớ về quá khứ.

→ Kỉ niệm tuổi ấu thơ gian khổ, nhọc nhằn hiện lên thật cụ thể, như vẫn còn tươi mới, vẹn nguyên trong lòng cháu.

Khổ 3.Tuổi thơ ấy cịn có cái gian khổ chung của thời kì kháng chiến chống Pháp:

- Khi nhớ về kỉ niệm, dòng hồi tưởng còn gắn với tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc của tuổi thơ cứ cuộn xốy trong lịng người xa xứ.

- Điệp ngữ và câu hỏi tu từ “Tu hú ơi .. cánh đồng xa?” đã tạo nên những cung bậc khác nhau của âm thanh → từ đó nỗi nhớ của người cháu mỗi lúc càng trở nên mạnh mẽ, da diết, khắc khoải.

- Nhớ nhất vẫn là tuổi thơ cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang của bà.

- Bố đi công tác xa, cháu ở với bà → hồn cảnh điển hình của những gia đình VN trong kháng chiến.

- Các từ ngữ: “bà dạy”, “bà bảo”, “bà chăm” → sự chăm chút của bà đối với đứa cháu nhỏ.

- Chữ “bà” và “cháu” được điệp lại 4 lần gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương: Bà là chỗ dựa lớn lao cho cháu, thay thế và lấp đầy tất cả; bà là sự kết hợp giữa tình cha, nghĩa mẹ, cơng thầy.

Khổ 4. Một kỉ niệm cháu vẫn nhớ ngọn ngành: “Năm giặc đốt làng……….bình yên”

- Mặc dù phải chống chọi với bao khó khăn, vất vả nhưng bà dặn cháu … “Cứ bảo nhà vẫn được bình n”→ bà ln bình tĩnh, vững lòng, vượt qua mọi thử thách khốc liệt

của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương

- Bếp lửa ân cần ấm cúng, nhẫn nại của bà tương phản với ngọn lửa hung tàn, thiêu hủy của giặc

→ Bà là người kiên cường và giàu đức hi sinh.

* Chốt toàn đoạn: Sự kết hợp hài hòa yếu tố biểu cảm - tự sự - miêu tả đã khiến cho dòng cảm xúc vừa miên man vừa tạo những dấu ấn rất sống động, sâu đậm về người bà.

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w