- Từ trong bom đạn hiểm nguy, tiểu đội xe không kính đã được hình thành và gắn bó vớ
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá thật đẹp trên biển đêm (khổ +5 +6)
Khổ 3. Cảnh đồn thuyền lướt sóng ra khơi, tìm luồng cá, bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hùng tráng, vừa thơ mộng
- Hình ảnh liên tưởng, nói q “lái gió”, “buồm trăng”: Một con thuyền có gió làm lái, trăng làm buồm → trở nên kì vĩ, lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ. Hình ảnh thơ gợi sự nhịp nhàng, hịa quyện của đồn thuyền với biển trời.
- Động từ “lướt” vừa diễn tả sức mạnh của đoàn thuyền “lướt giữa mây cao biển bằng”, vừa thể hiện tầm vóc con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời.
- các động từ“ ra, đậu, dò bụng biển, dàn đan, vây giăng ”: Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng. Cuộc lao động là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên → Người dân chài khéo léo như một nghệ sĩ và vừa như một chiến sĩ với tâm hồn phóng khống, dũng cảm, đầy quyết tâm chinh phục biển khơi.
=> Như vậy, tầm vóc của con người và đồn thuyền đã được nâng lên hòa nhập
vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh thơ thật lãng mạn bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới. Công việc lao động đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
Khổ 4. Sự giàu có và vẻ đẹp rực rỡ lấp lánh của biển cả
- Liệt kê tên các loại cá quý (ngon, có giá trị kinh tế cao) + sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tình từ chỉ màu sắc “đen hồng”, “vàng chóe” → tạo nên bức tranh sơn mài nhiều màu sắc→sự giàu có của biển cả quê hương.
- Hình ảnh ẩn dụ độc đáo “cá song lấp lánh đuốc đen hồng” đã gợi ra cảnh những con cá song giống như ngọn đuốc đang lao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh. - “cái đi em quẫy trăng vàng chóe” → Ánh trăng in xuống mặt nước, những con cá quẫy đuôi như quẫy ánh trăng tan ra khiến cảnh biển đêm rực rỡ, lấp lánh như một đêm hội. Loài cá quý được nhân hóa qua tiếng gọi “em” thân thiết → sinh động, gần gũi - “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa độc đáo:Tiếng “thở” khiến đêm lung linh, huyền ảo và biển đêm như linh hồn con người, phập phồng sự sống. => Tình yêu biển cả của người lao động.
Khổ 5. Tiếng hát gọi cá vào lưới
- “Ta hát bài ca gọi cá vào” → sự thân thiết giữa người đánh cá với biển khơi + niềm vui, tình yêu đối với lao động.
- “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” → “gõ thuyền” là công việc thực của người đánh cá nhưng cái độc đáo là vầng trăng đã được nhân hóa, tham gia lao động cùng con người → hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ, làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá
- “Biển cho ta cá như lịng mẹ. Ni lớn đời ta tự buổi nào” → Phép so sánh và nhân hóa → lời hát ân tình + sự thân thiết, ưu ái của biển cả đối với con người + tấm lòng biết ơn của con người với biển quê hương.
=> Tiếng hát căng tràn mặt biển gọi cá vào lưới cùng lòng biết ơn biển cả quê hương
Khổ 6. Bức phác họa khỏe khoắn về tư thế người dân chài.
- Cụm từ “xoăn tay” giàu tính tạo hình → gợi những đơi bàn tay kéo lưới gân guốc với những bắp tay cuồn cuộn
- Những con cá quẫy dưới ánh sáng của rạng đơng và lóe lên màu hồng → khung cảnh thật rạng rỡ, huy hoàng.
- Từ “bạc”, “vàng” vừa gợi màu sắc sáng đẹp, vừa gợi sự quý giá, giàu có của biển cả ban tặng cho con người cần cù dũng cảm.
- Nhịp 2/2/3“lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” tạo một sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ.
=> Vẻ khỏe khoắn, rắn rỏi của người dân chài hiện lên sừng sững trên nền trời
đang sáng dần, ửng hồng - người kéo lưới đã trở thành trung tâm trong bức tranh sơn mài.
* Chốt toàn đoạn: Như vậy, trong tư thế làm chủ, con người đã hịa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Khơng chỉ hịa hợp, họ cịn nổi bật ở vị trí trung tâm với sức mạnh chinh phục biển khơi.