Phân tích tác phẩm

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 32 - 35)

1. Những cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong kháng chiếnchống Pháp qua 7 câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí” chống Pháp qua 7 câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí”

* Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân

- “Quê anh” là vùng đất ven biển “nước mặn đồng chua” - “Làng tôi” là vùng trung du cằn cỗi “đất cày lên sỏi đá”

- Hình ảnh đối xứng “quê anh” và “làng tôi”cùng với các thành ngữ trên đã diễn tả những điểm chung về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó

* Chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc: “Súng bên súng,

đầu sát bên đầu”: Hình ảnh sóng đơi và phép hốn dụ → hình ảnh những người lính kề

vai sát cánh, tâm đầu ý hợp cùng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.

* Chung gian khổ thiếu thốn của cuộc đời người lính (Đêm rét chung chăn thành đôi tri

kỉ)

- Từ “đôi xa lạ”→ trở thành “đơi tri kỉ”, họ hiểu bạn như hiểu chính mình → gắn bó, khăng khít

- Hai tiếng “đồng chí” vang lên thật thiêng liêng, đẹp đẽ. Câu thơ thứ 7 chỉ có một từ với hai tiếng và dấu chấm than tạo thành một nốt nhấn, vang lên như một tiếng gọi thiết tha, vừa như một phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một bản lề gắn kết hai đoạn thơ.

2. Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy

a. Trước hết, tình đồng chí là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư hoàn cảnh, nỗi niềm của nhau :

- Họ sẵn sàng để lại tất cả, những thân thương, quý giá nhất để ra đi vì nghĩa lớn.

- Từ “mặc kệ” làm cho người lính mang dáng dấp mạnh mẽ, dứt khốt của một bậc trượng phu nhưng thực ra những người lính ấy vẫn nặng lịng gắn bó với q hương.

Hình ảnh hốn dụ và nhân hóa “giếng nước gốc đa” → gợi nhớ đến quê hương xứ sở, đến những người mẹ, người vợ… vẫn ngày đêm mong ngóng họ trở về.

- Trong mỗi người lính ấy, hình bóng q hương vẫn ln thường trực → nỗi nhớ 2 chiều → tâm tư ấy, nỗi nhớ ấy của anh và cũng là của tơi, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau.

b. Tình đồng chí cịn là sự đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ những gian lao của cuộc đời người lính :

- Hình ảnh anh và tơi lại xuất hiện sóng đơi: Họ đều đã từng trải qua những cơn sốt rét, hoàn cảnh thiếu thốn thuốc men, trang phục phong phanh: “áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân khơng giày”→ Khó khăn gian khổ được tái hiện chân thực

- Nụ cười buốt giá → lạc quan yêu đời: khơng khó khăn gian khổ nào có thể dập tắt niềm tin và nghị lực của người lính

c. Tình đồng chí cịn là sự đồn kết, động viên nhau

- Cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” là hình ảnh đẹp nhất của sự sẻ chia thầm lặng mà đầy sức mạnh giữa những người lính; là biểu hiện và cũng là biểu tượng của tinh thần đồn kết, cảm thơng, u thương

=> Người lính như được tiếp thêm sức mạnh, động viên nhau vượt qua gian khó, vững niềm tin về một tương lai tất thắng.

3. Bức tranh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng về tình đồng chí.

- Câu thơ đầu tiên thật ngắn gọn, hàm súc + Đêm nay → thời gian

+ Rừng hoang → không gian → Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, khắc

nghiệt

+ Sương muối → thời tiết

- Hai từ đồng nghĩa “cạnh” “bên” đặt sát nhau → tình đồng đội keo sơn, gắn bó khăng khít

- Tư thế “chờ giặc tới” diễn tả sự chủ động, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu

- “Đầu súng trăng treo’’ là hình ảnh thực được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của chính tác giả; là hình ảnh giàu sức tạo hình gợi lên liên tưởng bất ngờ, kì thú: súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mộng mơ, là chiến tranh và hịa bình, là chiến sĩ và thi sĩ, …. → Những người lính cầm súng vì lí tưởng cao đẹp: bảo vệ quê hương, giành lại độc lập, hịa bình cho Tổ quốc.

→ Ba câu cuối là một bức chạm khắc đẹp đẽ về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPBài tập 1: Cho câu thơ sau: Bài tập 1: Cho câu thơ sau:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua”

1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Trình bày hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

2. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì?

3. Chép chính xác 6 câu tiếp theo câu thơ trên. Nêu nội dung chính được biểu hiện trong đoạn thơ vừa chép?

4. Có thể thay từ “đơi” trong cụm từ “đơi người xa lạ” thành từ “hai” được khơng? Vì sao? 5. Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong đoạn thơ.

6. Viết đoạn văn theo cách diễn dịch phân tích đoạn thơ đã chép ở câu (c), trong đó có sử dụng 1 câu bị động.

7. Kể tên một bài thơ khác cũng viết về đề tài người lính trong chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả).

Bài tập 2: Trong bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ:

(…) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

1. Em hãy chép hoàn chỉnh đoạn thơ trên.

2. Sức nặng tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt và dồn tụ vào dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm, đó là câu nào trong đoạn thơ em vừa chép?

3. Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy? Câu thơ này gợi nhớ tới bài ca dao nào mà ở đó cũng vời vợi một nỗi nhớ quê hương của người ra đi? (Chép chính xác bài ca dao đó)

4. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận Tổng - phân - hợp, phân tích đoạn thơ đã chép ở phần (a), trong đoạn có sử dụng 1 câu phủ định.

Bài tập 3: Cho câu văn:

Không chỉ là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lịng của nhau mà đồng chí cịn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.

1. Nếu dùng câu văn trên làm câu mở đoạn của 1 đoạn T-P-H thì đoạn văn ấy sẽ mang đề tài gì?

2. Viết 1 đoạn văn (8-10 câu, kiểu T-P-H) sử dụng câu trên làm câu mở đoạn (trong đó có 1 câu ghép và câu kết là 1 câu hỏi tu từ)

Bài tập 4 : Những câu thơ đó đã vẽ nên một bức tranh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng về

tình đồng chí.

1. Chép chính xác những câu thơ trong bài “Đồng chí” tương ứng với nhận định trên.

2. Về câu thơ cuối bài “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu kể rằng: “Lúc đầu tơi viết là “Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Theo em, nhà thơ đã bỏ đi chữ nào? Việc bỏ

bớt một chữ làm câu thơ thay đổi ra sao?

3. Viết một đoạn văn (12 câu, quy nạp) phân tích đoạn thơ vừa chép (có sử dụng lời dẫn trực tiếp và 1 câu cảm thán – gạch chân, chú thích rõ).

Bài tập 5 : Viết 1 đoạn văn (T-P-H, 12 câu) phân tích hình tượng người lính cách mạng trong bài thơ “Đồng chí”.

Bài tập 6 : Mang vẻ đẹp của một loài hoa đồng nội, bài thơ “Đồng chí” được bắt đầu bằng những câu thơ thật giản dị:

Quê hương anh nước mặn đồng chua ……

Đồng chí!

1. Hãy tìm và giải thích ý nghĩa của những từ Hán Việt có trong đoạn thơ trên. Tại sao tác giả lại dùng những từ này trong đoạn thơ có nhiều từ thuần Việt?

2. Điều gì khiến cho những người lính từ “xa lạ” trở thành “tri kỉ”, thành “đồng chí” của nhau?

3. Trong bài “Đồng chí”, hình tượng thơ tồn bài đã được tạo ra bằng ba đường nét: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Hãy phân tích khổ thơ chứa đựng đầy đủ “ba đường nét” đó (đoạn văn TPH khoảng 12 câu)

4. Câu thơ “Miệng cười buốt giá” và “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” trong bài “Đồng chí” gợi cho em liên tưởng đến tiếng cười và cái bắt tay có trong tác phẩm nào của chương trình Ngữ văn 9 tập 1? Hãy chép lại những câu có hình ảnh đó, ghi rõ tác giả. Theo em, trong tác phẩm của mình, nhà thơ muốn khẳng định điều gì chiến tranh không thể phá hủy?

Bài tập 7: Từ bài thơ “Đồng chí”, em có suy nghĩ gì về những người lính đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc hiện nay? (Viết khoảng 1 trang giấy).

Bài tập 8: Tình cảm u thương, gắn bó giữa những người lính – những người bạn trong chiến đấu đã giúp họ vượt qua tất cả khó khăn gian khổ. Từ đó, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trị của tình bạn trong đời sống của mỗi con người.

Bài 2 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH

Phạm Tiến Duật A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 32 - 35)