Nỗi nhớ khôn nguôi trong xa cách (Khổ 7)

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 45 - 47)

- Từ trong bom đạn hiểm nguy, tiểu đội xe không kính đã được hình thành và gắn bó vớ

4. Nỗi nhớ khôn nguôi trong xa cách (Khổ 7)

- Khổ thơ cuối cùng là lời tự bạch của người cháu khi đã trưởng thành

- “Giờ cháu đã đi xa” + chấm câu giữa dịng thơ → khoảng cách về khơng gian, thời gian

- Điệp ngữ “có” + hốn dụ “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” → cuộc sống đủ đầy, hiện đại

- Câu hỏi tu từ + từ“nhưng”→ nỗi nhớ khôn nguôi với niềm hi vọng thiết tha đau đáu về bà - bếp lửa - quê hương - đất nước.

* Chốt tồn đoạn: Khẳng định tình cảm ơn nghĩa, đạo lí thủy chung cao đẹp của người VN được nuôi dưỡng trong mỗi hồn người từ thuở ấu thơ và trở nên bất diệt

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài tập 1. Cho câu thơ sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

1. Câu thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày về tác giả và hồn cảnh sáng tác bài thơ?

2. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ?

3. Chép chính xác 2 câu nối tiếp câu thơ trên. Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép? Các từ láy ấy giúp ta hình dung được điều gì về hình ảnh “bếp lửa” và người nhóm lửa mà tác giả đang hướng tới?

4. Viết một đoạn văn ( 8 câu, diễn dịch) phân tích đoạn thơ vừa chép.

5. Trong đoạn thơ em vừa chép có đề cập đến một tình cảm rất thiêng liêng. Hãy cho biết đó là tình cảm gì và kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn THCS viết về tình cảm ấy? (ghi rõ tên tác giả)

Bài tập 2: Ở bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

… “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi”…

1. Chép chính xác 2 câu thơ nối tiếp để hồn chỉnh đoạn thơ.

2. “Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mịn mỏi” thành “đói mịn đói mỏi” có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn (10 câu; quy nạp) phân tích đoạn thơ trên (có sử dụng 1 câu ghép)

Bài tập 3:

1. Mở đầu bài thơ“Khi con tu hú” nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Khi con tu hú gọi bầy”. Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới đoạn thơ nào trong bài thơ “Bếp lửa”? Chép lại chính xác đoạn thơ ấy.

2. Hình ảnh tiếng chim tu hú xuất hiện trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

3. Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu, hãy phân tích nội dung đoạn thơ em vừa chép.

1. Chép các câu tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ trên.

2. So sánh sự việc đã xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì?

3. Viết một đoạn văn (12 câu, TPH, có 1 câu cảm thán) làm rõ hình ảnh người bà trong đoạn thơ vừa chép.

Bài tập 5: Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt có viết:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ..... niềm tin dai dẳng...”

1. Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp lửa”?

Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu trên như thế nào?

2. Viết một đoạn văn (8 – 10 câu) nêu nhận xét về ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bếp lửa trong bài thơ

Bài tập 6: Cho câu thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

1. Chép chính xác 7 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.

2. Trong những dịng thơ em vừa chép có hiện tượng dùng từ chuyển nghĩa. Chỉ ra những từ đó và cho biết ý nghĩa biểu đạt của nó trong câu thơ

3. Cho những từ: le lói, líu riu. Theo em, những từ này có thể thay thế cho từ “ấp iu” trong đoạn thơ em vừa chép được khơng? Vì sao?

4. Đoạn thơ được trích dẫn là những suy ngẫm của người cháu về người bà kính yêu. Hãy triển khai nội dung trên bằng một đoạn văn quy nạp 12 câu (có 1 câu bị động và một lời dẫn trực tiếp)

Bài tập 7: Trong bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt đã viết: “… Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn

khói trăm tàu

1. Chép hoàn thiện đoạn cuối bài thơ.

2. Đoạn thơ trên là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì?

3. Xét về mục đích nói, câu cuối bài thơ là kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu đó đối với đoạn thơ?

4. Chỉ ra ý nghĩa triết lí thầm kín mà sâu sắc được tác giả gửi gắm qua bài thơ.

5. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, em hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được tình cảm sâu nặng với bà, với quê hương, đất nước của người cháu.

Bài tập 7: Từ bài thơ “Bếp lửa”, hãy nêu những suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

Bài tập 8. “Bếp lửa” là lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, dưới đây là một đoạn trong bài thơ :

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ơi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

a. Tìm thành phần biệt lập cảm thán trong đoạn thơ trên.

b. Trong các từ nhóm trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng theo

nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? Giải thích ý nghĩa của mỗi từ

nhóm đó?

c. Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời bà. Chép hai câu thơ có cụm từ ấy trong bài thơ

d. Lòng vị tha, đức hi sinh của bà khiến cho bếp lửa luôn cháy trong tâm hồn cháu, sáng mãi với thời gian. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha của con người trong cuộc sống. (bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi)

Bài 5 ÁNH TRĂNG

Nguyễn Duy A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Ôn tập văn 9 (để in cho HS) (1) T (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w