- Thanh Hải (1930 – 1980), quê ở Thừa Thiên – Huế, là một nhà thơ cách mạng.
3. Những cảm nhận về tạo vật sang thu bằng chiều sâu suy ngẫm (khổ 3)
- Phép đối lập: nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần cho thấy sắc hạ đã nhạt dần và sắc thu đậm nét hơn.
- Các từ ngữ: “ vẫn còn”, “ đã vơi dần”, “ cũng bớt bất ngờ” → thời tiết đi vào chừng mực, vào thế ổn định mang tính đặc trưng của mưa nắng lúc giao mùa sang thu → vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc của lòng người→ quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm. - “ Sấm cũng bớt bất ngờ” và “hàng cây đứng tuổi” → 2 tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ + Tả thực: sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.
+ Nghệ thuật nhân hoá: bất ngờ + đứng tuổi → trạng thái của con người. + Hình ảnh ẩn dụ:
* Sấm: tượng trưng cho những vang động bất ngờ, những khó khăn, chơng gai trắc trở… của ngoại cảnh, của cuộc đời.
* Hàng cây đứng tuổi: tượng trưng cho con người từng trải.
=> Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời: sẽ sâu sắc thêm, chín chắn thêm. Mặt khác người ta lại phải khẩn trương hơn, gấp gáp hơn…. Từ mùa thu thiên nhiên liên tưởng đến mùa thu của đời người, câu thơ mang ý vị triết lí sâu xa.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
Bài tập 1: Cho câu thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”
1. Câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hồn cảnh sáng tác của bài thơ đó?
2. Chép hồn thiện khổ thơ có câu thơ trên. Nội dung đoạn thơ vừa chép là gì?
3. Để cảm nhận những tín hiệu báo thu về, nhà thơ đã sử dụng những giác quan nào? Dựa vào đâu mà em biết điều đó? Vì sao dùng các giác quan để nhận biết mà nhà thơ lại viết: “Hình như thu đã về”?
4. Chỉ ra một thành phần biệt lập có trong khổ thơ vừa chép và gọi tên thành phần biệt lập ấy.
5. Viết một đoạn văn (TPH, 12 câu, có 1 câu bị động và 1 khởi ngữ) phân tích khổ thơ đã chép.
6. Kể tên 2 bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 được làm cùng thể loại với bài thơ trên (ghi rõ t.g)
Bài tập 2: Cho câu thơ : “Sông được lúc dềnh dàng”
1. Chỉ ra từ láy có trong câu thơ trên và giải nghĩa từ láy đó.
2. Tìm trong bài thơ một từ láy khác đồng nghĩa với từ láy vừa tìm. Có thể đổi vị trí 2 từ láy này cho nhau được hay khơng? Vì sao?
3. Chép hồn thiện khổ thơ có câu thơ trên. Nội dung đoạn thơ vừa chép là gì?
4. Viết một đoạn văn (TPH, 12 câu, có 1 câu ghép và 1 phép nối) phân tích khổ thơ đã chép.
Bài tập 3: Trong bài thơ “Mưa”, Trần Đăng Khoa có những câu thơ thật ấn tượng:
“Sấm
Ghé xuống sân Khanh khách Cười”
1. Hình ảnh “sấm” gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9? Chép hồn thiện khổ thơ có hình ảnh “sấm”. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác. 2. Sử dụng một câu bị động để thể hiện nội dung đoạn thơ vừa chép.
3. Viết một đoạn văn (TPH, 12 câu, có 1 câu ghép và 1 phép nối) phân tích khổ thơ đã chép.
4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ trên có sử dụng phép nhân hóa, miêu tả sự vận động tương phản của sự vật hiện tượng tự nhiên. Chỉ ra và giải thích 2 từ mang ý nghĩa đối lập ấy.
Bài tập 4 : Trong bài “Chiều sơng Thương”, Hữu Thỉnh có những câu thơ thật đẹp:
“Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ”
1. Hai câu thơ trên gợi liên tưởng đến những câu thơ đã học trong một bài thơ của chương trình Ngữ văn 9. Hãy chép lại những câu thơ ấy và cho biết tên bài thơ.
2. Viết một đoạn văn (TPH, 12 câu, có 1 câu bị động và 1 thành phần tình thái) để phân tích khổ thơ có chứa những câu thơ vừa chép.
3. Cho câu văn: “Đối với mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu là một niềm riêng được cảm nhận bằng một cách riêng”.
a. Xác định thành phần câu được in đậm trong câu văn trên.
b. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” trong bài thơ được nói đến ở câu 1 được cảm nhận bằng một cách riêng và gửi gắm niềm riêng gì?
Bài tập 5: Cho câu thơ : “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”
1. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ trên. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì cho nội dung câu thơ?
2. Cùng diễn tả biến chuyển của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa nhưng hệ thống hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ lại có chi tiết khác biệt. Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ sử dụng những tín hiệu như ‘hương ổi, gió se” – tín hiệu đặc trưng của mùa thu, thì ở khổ thơ cuối, tác giả lại sử dụng các hình ảnh “nắng, mưa, sấm” - tín hiệu đặc trưng của mùa hạ. Theo em, cách lựa chọn những chi tiết, hình ảnh miêu tả như thế của Hữu Thỉnh có hợp lí khơng? Vì sao?
3. Có ý kiến cho rằng hai câu thơ trên thuần túy chỉ tả cảnh. Em có đồng ý với ý kiến đó khơng? Giải thích ý hiểu của em bằng một đoạn văn từ 6-8 câu.
4. Bằng những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn (1 trang giấy) trình bày những suy nghĩ về những khó khăn, thử thách mà thế hệ trẻ gặp phải trên đường đời cùng cách ứng xử cần thiết trước những khó khăn, thử thách ấy.
Bài 9 NÓI VỚI CON