CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 27 - 48)

2. Các đề tài, cơng trình nghiên cứu về thị trường điện Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH

THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH

1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

1.1.1. Điện năng và vai trò của điện trong nền kinh tế

Điện năng được sản xuất từ nhiều nguồn nhiên liệu, năng lượng như: than,

sức nước, năng lượng nguyên tử, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng mặt trời, gió,… Điện năng được sản xuất khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của HTĐ là ở bất kỳ thời

điểm nào cũng có sự cân bằng giữa cơng suất phát ra và công suất tiêu thụ.

Điện năng là một loại hàng hố đặc biệt, khơng thể nhìn thấy được, không

thể tồn kho và cũng không thể dự trữ như các loại hàng hố thơng thường khác. Quá trình sản xuất điện năng đến khâu tiêu thụ cuối cùng là xảy ra đồng thời. Khi tiêu

dùng, điện năng được chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác để phục vụ đời sống con người như: nhiệt năng, cơ năng, quang năng,…, chính vì vậy một số loại năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất điện như ga, dầu,… lại chính là đối thủ

cạnh tranh của điện trên thị trường năng lượng cuối cùng.

Điện năng có vai trị rất quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển

của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với các nước đang tiến hành cơng nghiệp

hố, hiện đại hố. Điện năng là một loại “nhiên liệu” đặc biệt không thể thiếu cho

sự phát triển của mọi ngành công nghiệp, là loại “nguyên liệu ban đầu” để sản xuất ra các sản phẩm khác. Trên bình diện quốc gia, điện năng còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa dân cư thành thị và nông thôn, mang lại những tiện lợi chung của thế giới hiện đại. Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người là một trong các chỉ số tổng hợp đánh giá trình độ phát triển của một đất nước. Điện năng tác động tới sự phát

triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, phát triển xã hội; mở rộng và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, việc làm, tác động đến mức sống, lối sống của

người dân và toàn xã hội. Ngành điện được coi là ngành kinh tế hạ tầng cơ sở đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế.

Q trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng phải thông qua một HTĐ duy nhất bao gồm lưới điện truyền tải và phân phối. Quy

trình mua, bán điện năng bao gồm ba khâu cơ bản là: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối. Gần đây, với sự phát triển, cải cách ngành điện, hình thành Thị trường bán lẻ

điện cạnh tranh, khâu phân phối điện được tách thành hai khâu phân phối và cung ứng điện. Mỗi khâu trong quá trình cung ứng điện được đặc trưng bởi chức năng,

cơng nghệ và chi phí.

Khâu sản xuất điện: Do phụ tải của các hộ tiêu thụ trong HTĐ theo các biểu

đồ phụ tải ngày đêm, tuần và mùa hay thay đổi nên cần có các loại NMĐ khác nhau

trong HTĐ để chạy đáy, phủ đỉnh và phần lưng của biểu đồ phụ tải. Các NMĐ được

phân thành các loại: nhiệt điện, thuỷ điện, điện hạt nhân, gas turbin,…[8] Các NMĐ

này khác nhau về các chỉ tiêu kinh tế (suất đầu tư, chi phí vận hành) và có hiệu quả

kinh tế nhất định trong các vùng biểu đồ phụ tải của chúng. Vì vậy cần phải tối ưu hoá cơ cấu nguồn điện khi thiết kế, phát triển HTĐ và phương thức vận hành NMĐ.

Khâu truyền tải điện: Điện năng được chuyển tải từ các NMĐ đến các hộ

tiêu thụ thông qua hệ thống truyền tải bao gồm đường dây, TBA, các thiết bị hỗ trợ từ nơi có điện áp cao đến nơi có điện áp thấp. Thơng thường hệ thống truyền tải điện chỉ

được xây dựng duy nhất trong một phạm vi địa lý nhất định. Do vậy, đây là một trong Nhà máy điện TruyÒn tải điện Phõn phối điện Cung ứng điện

Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất kinh doanh của ngành điện

những nguyên nhân tạo ra tính chất độc quyền tự nhiên trong quá trình SXKD điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khâu phân phối điện: Đây là quá trình chuyển tải điện năng từ các TBA

của hệ thống truyền tải đến tận các hộ tiêu thụ điện cuối cùng của HTĐ. Hệ thống

phân phối điện sẽ đạt hiệu quả cao nếu nằm trong khu vực sản xuất công nghiệp

hoặc khu đông dân cư. Tương tự như hệ thống truyền tải điện, lưới điện phân phối cũng có tính độc quyền tự nhiên [8].

Cung ứng điện: Đây là quá trình bán điện tới các hộ tiêu thụ điện cuối cùng.

Các đơn vị hoạt động trong khâu này đều mua điện từ các NMĐ, công ty bán buôn

điện và bán cho các hộ tiêu thụ điện cuối cùng. Cung ứng điện bao gồm việc cung

cấp các dịch vụ như đo đếm điện, thu ngân và một số dịch vụ phụ kèm theo như tư vấn sử dụng điện tiết kiệm, kinh doanh thiết bị điện tiết kiệm,… cung ứng điện

khơng có tính độc quyền tự nhiên. Trên cùng một địa bàn có thể có nhiều đơn vị

cạnh tranh nhau để bán điện cho các hộ tiêu thụ điện cuối cùng [8].

Để có thể hình dung được chuỗi giá trị của các quá trình sản xuất kinh doanh điện, tham khảo thơng tin tại TTĐ của Anh, ước tính tỷ trọng chi phí của từng khâu

trong q trình sản xuất kinh doanh điện năng như sau: khâu sản xuất điện chiếm

khoảng 65% tổng chi phí của chuỗi giá trị, khâu truyền tải điện chiếm khoảng 10%, khâu phân phối điện chiếm khoảng 20%, khâu cung ứng chiếm khoảng 5%.

Bảng 1.1. Chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh điện năng

TT Các khâu của quá trình SXKD điện năng Tỷ lệ trong chuỗi giá trị (Tại TTĐ Anh)

1 Khâu phát điện 65%

2 Khâu truyền tải điện 10%

3 Khâu phân phối điện 20%

4 Khâu cung ứng điện 5%

Nguồn: [25]

1.1.2. Khái niệm thị trường và thị trường điện cạnh tranh

Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học

thuyết kinh tế. Thị trường gắn liền với nhu cầu trao đổi của con người, ở đâu có sự trao đổi hàng hố là ở đó hình thành nên thị trường. Theo quan niệm cổ điển trước

hàng hoá. Cùng với sự tiến bộ của loài người và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quan niệm về thị trường theo nghĩa cổ điển đã khơng cịn phù hợp nữa. Các quan hệ mua bán khơng cịn đơn giản là “tiền trao, cháo múc” mà đa dạng, phong phú, phức tạp. Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác

động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hố mua bán, hay nói cách

khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thơng hàng hố, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Theo quan điểm này thị trường được nhận

biết qua quan hệ mua bán, trao đổi nói chung chứ không phải nhận ra bằng trực

quan và nó đã được mở rộng về khơng gian, thời gian và dung lượng hàng hố. Theo nhà kinh tế học Samuelson: “Thị trường là một q trình trong đó

người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá”.

Theo Davidbegg: “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của q trình thơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoà bằng sự

điều chỉnh giá cả”.

Như vậy, quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và chính xác hơn, làm rõ được bản chất thị trường. Thị trường không chỉ bao gồm các mối

quan hệ mà còn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi mua bán.

Trong phạm vi của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể tổ chức tốt q trình kinh doanh của mình cần mơ tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động và các yếu tố

trong thị trường:

Trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn.

Thứ hai, yếu tố quan trọng làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung về

hàng hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hoá tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.

Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia trên thị trường của doanh nghiệp là các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi.

Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều hàng hoá tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus cho rằng “Cạnh tranh là sự kình địch

giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường”.

Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo; theo Từ điển

Bách khoa Việt nam “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa

những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản

xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là bộ máy

điều chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa

dạng và nâng cao chất lượng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:

- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiên và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối

tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia canh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận. Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật

mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.

- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể,

đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các

ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường. Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với

người mua.

- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc

ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian khơng

nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước).

Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại. * Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành ba loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hố của mình với giá cao nhất, cịn người mua muốn bán hàng hố của mình với giá cao nhất, cịn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên.

- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc

vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần.

- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ

mạnh hơn.

* Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong q trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữ các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại

- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó khơng người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh

nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hố sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.

- Cạnh tranh khơng hồn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử

dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

- Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị

trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.

* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành: - Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn

mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sịng phẳng, công bằng và

công khai.

- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế bn lậu, móc ngoặc,...) Như vậy, với những đặc thù của sản phẩm điện năng và các khái niệm kinh tế liên quan đến thị trường, thị trường cạnh tranh,… có thể hiểu chung nhất về khái niệm TTĐ là nơi nhà cung ứng điện năng và nhu cầu sử dụng gặp nhau được xác định bằng giá mua điện trên thị trường nhằm thoả mãn các lợi ích kinh tế của người

mua và người bán.

Sản lượng điện và giá cả có thể biến động tăng, giảm đồng thời đường cầu,

cung điện năng luôn biến động tăng, giảm từ đó xác định điểm cân bằng mới trong

các thời kỳ có ảnh hưởng đến sản lượng điện năng, chi phí sử dụng để sản xuất điện cũng như nhu cầu tiêu dùng như: theo giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc theo mùa như: mùa nắng, mùa mưa,…

Mối quan hệ cung cầu điện năng được thể hiện như sau:

Nguồn: [24]

Vì điện năng khơng thể dự trữ, sản xuất thường tương đương với tiêu thụ, cho nên sự khác biệt giữa cung và cầu không thể hiện bằng sản lượng điện. Cũng không

phải là sự khác biệt tức thời thể hiện bằng các hợp đồng kỹ thuật theo nhu cầu thời

gian thực. Cân bằng cung cầu ngắn hạn thể hiện bằng điện áp, đặc biệt là tần số [8].

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 27 - 48)