Những vấn đề tồn tạ

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 117 - 129)

- EVN: 05 Tổng công ty phân phối điện,

2.3.2.Những vấn đề tồn tạ

1 Giá điện bán lẻ điện bình quân đồng/kwh 058,00 242,00 304,00 437,00 Nguồn: Bộ Công Thương

2.3.2.Những vấn đề tồn tạ

Tuy đạt được nhiều thành tựu, nhưng nội tại ngành điện, TTĐ Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại cần xem xét đánh giá và xác định nguyên nhân, với mục tiêu củng cố phát triển ngành điện, xây dựng và phát triển thị trường điện TTĐ Việt Nam theo xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Một số điểm tồn tại lớn cần được phân tích, đánh giá cụ thể như sau:

- Về cơ cấu tổ chức và hiệu quả trong SXKD của ngành điện; - Về sự minh bạch trong các khâu mua bán điện;

- Vấn đề phát triển hệ thống lưới điện truyền tải.

2.3.2.1. Về cơ cấu tổ chức và hiệu quả trong SXKD của ngành điện

Vấn đề cải tổ cơ cấu tổ chức, phân cấp hoạt động của ngành điện cơ bản vẫn còn chậm. Với cơ cấu tổ chức và hoạt động SXKD hiện tại và do số lượng lao động lớn, năng suất lao động thấp, hiệu quả hoạt động SXKD của EVN chưa cao và chưa

ổn định. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh của tồn EVN bình qn qua các năm

chỉ đạt khoảng 4% - 6,5%/năm, đặc biệt có một số năm bị lỗ trong SXKD điện. Chi phí chưa được tách biệt rõ ràng trong dây chuyền phát điện - truyền tải -

phân phối - bán lẻ. Mặt khác mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong dây

chuyền hiện nay là các mối quan hệ nội bộ ngành dọc, chưa phải là mối quan hệ thương mại thông qua các hợp đồng kinh tế theo đúng bản chất của nó. Do khơng

có sự ràng buộc về mặt kinh tế và pháp lý giữa các NMĐ với nhau, giữa các NMĐ với công ty truyền tải điện cũng như các công ty phân phối, nên trách nhiệm khai

thác và hiệu quả sử dụng năng lực của thiết bị công nghệ cũng như bộ máy con người còn thấp, mục tiêu hoạt động chủ yếu của các đơn vị là đạt kế hoạch, chưa

quan tâm đến việc giảm các chi phí sản xuất.

Do vậy, giá thành SXKD điện hiện phụ thuộc nhiều vào sự phấn đấu chủ

quan của từng đơn vị. Không đánh giá được hiệu quả đầu tư của từng dự án, chưa

tạo ra cơ chế khuyến khích để các đơn vị tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả

SXKD và nâng cao tính cạnh tranh, do vậy chưa đánh giá được mức độ đóng góp

của các đơn vị vào kết quả SXKD chung của EVN. Mơ hình tổ chức tập trung trong

đó EVN là cơ quan cấp trên duyệt các kế hoạch cụ thể hàng năm, quyết định hầu hết

các vấn đề lớn của đơn vị thành viên như mua nguyên liệu đầu vào, lương,… trong q trình thực hiện lại có kế hoạch điều chỉnh không hợp lý và không phù hợp với hoạt động của các đơn vị theo cơ chế thị trường.

Đối với khâu phát điện: Dưới góc nhìn của các doanh nghiệp, việc phát

điện cạnh tranh cần phải có cơ chế hợp lý bởi như hiện nay sự cạnh tranh không cân

sức giữa các đơn vị phát điện. Đơn cử việc đầu tư nhà máy thủy điện. Các nhà máy thủy điện lớn của nhà nước như: Thủy điện Hịa Bình, Thủy điện Yaly được đầu tư xây dựng đã lâu hết khấu hao, còn một số nhà máy mới như Sơn La, Lai Châu... được đầu tư bằng nguồn vốn vay nước ngoài như vốn ODA, ADB, được nhà nước

bảo lãnh, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ lãi suất thấp. Cịn ngược lại, các nhà máy thủy điện IPP và vừa vay vốn ngân hàng thương mại đến 70 - 80% và lãi suất lại

cao không được ưu đãi. Từ nguồn vốn khác nhau dẫn đến giá thành sản xuất của

nhà máy thủy điện này sẽ cao hơn nhà máy thủy điện lớn của nhà nước.

Đối với Công ty mua bán điện: Công ty mua bán điện trong thị trường phát

điện cạnh tranh đúng nghĩa phải là công ty phi lợi nhuận với hoạt động trung gian

mua bán điện cho hai bên và nếu có thì chỉ thu một khoản phí nhỏ để duy trì hoạt

động của công ty và trả lương nhân viên. Tuy nhiên, hiện nay, đơn vị duy nhất mua điện từ các nhà máy lại vẫn trực thuộc EVN nên mua bán điện cạnh tranh thực chất

Đối với A0: là đơn vị trực thuộc EVN thực hiện đồng thời cả hai chức năng

vận hành HTĐ và điều hành giao dịch TTĐ, do tính chất của sở hữu thì việc A0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trực tiếp thực hiện chức năng điều hành giao dịch trong VCGM là chưa đáp ứng u cầu về tính minh bạch và cơng bằng đối với môi trường cạnh tranh trong điều kiện thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sở hữu ngành điện và thiết lập TTĐ cạnh tranh.

Đối với khối phân phối: với mơ hình EVN chịu trách nhiệm hạch toán tổng

hợp, các Tổng CTĐL hạch toán độc lập, và hầu hết các CTĐL tỉnh, thành phố hạch toán phụ thuộc như hiện nay làm giảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả SXKD. Ngoài ra, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước giao cho các Tổng CTĐL chưa được xem là thước đo hiệu quả trong SXKD do

chưa có cơ chế hạch tốn tách phần hoạt động cơng ích và cịn “bù chéo” trong giá bán điện nội bộ. Bộ máy tổ chức, lực lượng lao động ở các CTĐL tỉnh, thành phố còn cồng kềnh, năng suất lao động thấp, và còn nhiều chồng chéo trong đầu tư, phát triển và quản lý bán điện ở nông thôn.

2.3.2.2. Về giá mua bán điện

Quan hệ giữa các đơn vị trong các khâu của quá trình mua bán điện như thực trạng ngành điện hiện nay có thể đánh giá là chưa tạo được sự minh bạch trong các khâu mua bán điện, cụ thể đối với từng khâu như sau:

Đối với khâu mua buôn điện từ các NMĐ của EVN

Hiện nay EVN là đơn vị mua duy nhất trên TTĐ, mà đại diện là Công ty mua bán điện, hạch toán phụ thuộc EVN. Hiện tại các hợp đồng mua điện của EVN từ

các NMĐ được cho là khơng cơng bằng do chưa có những qui định cụ thể về mẫu hợp đồng cũng như những qui tắc tính giá mua bán điện giữa các bên. Như vậy, có thể xem tồn bộ chi phí rủi ro của toàn bộ hoạt động điện lực lại được chuyển đến

người sử dụng mà khơng có khâu nào trong chuỗi giá trị Đầu tư - Sản xuất - Truyền tải - Phân phối phải chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Tính minh bạch trong các hoạt động của Công ty Mua bán điện không được xác định rõ ràng do bởi quy định hiện nay về tổ chức hoạt động của Công ty Mua bán điện, các nguyên tắc quản lý công ty bị can thiệp nhiều bởi các mệnh lệnh điều tiết, hành chính và phi thị trường, điều này sẽ làm lệch hướng phát triển hiện của

một TTĐ thực sự. Đặc biệt là sự chênh lệch giữa giá bán điện của các chủ đầu tư

cho EVN không được xác định dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế của chủ đầu tư mà chủ yếu là điều hịa lợi ích giữa các chủ đầu tư tư nhân, EVN và các đơn vị đầu tư khác. Thực tế hiện nay, một số NMĐ có cơng suất lớn hơn 30MW đưa vào vận

hành bắt buộc phải ký hợp đồng bán điện cho người mua duy nhất là Công ty Mua bán điện, với đặc thù của sản xuất và tiêu thụ điện năng hiện nay việc thực hiện hợp

đồng mua bán điện có rất nhiều khó khăn do có rất nhiều dạng hợp đồng mua bán điện khác nhau: phương thức giá điện, bao tiêu sản lượng, bao tiêu nhiên liệu,

phương thức điều độ... Bên cạnh đó, chỉ có qui định tạm thời của Bộ Cơng Thương hướng dẫn phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của dự án mà chưa có quy định về khung giá phát điện nên chưa có đầy đủ căn cứ để các chủ đầu tư và EVN tiến hành

đàm phán, dẫn tới đàm phán kéo dài. Mặt khác do chi phí đầu tư ngày càng tăng,

dẫn đến giá thành cao, trong khi đó giá điện bán cho khách hàng của EVN thấp nên khó đạt được thỏa thuận giá mua bán điện với các chủ đầu tư.

Trong điều kiện như ở Việt Nam hiện nay một số nước đã áp dụng mơ hình thị trường cạnh tranh phát điện một người mua do Nhà nước quản lý để làm trung gian

giữa các NMĐ và công ty phân phối để bán điện đến các hộ tiêu thụ. Mơ hình thị

trường cạnh tranh phát điện một người mua duy nhất theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới (Laszlo Lovei - 2000) là một mơ hình chứa nhiều rủi ro và bất lợi, bao gồm:

- Tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển; - Làm yếu đi các qui tắc về thanh tốn;

- Chính phủ sẽ gánh chịu các rủi ro về trách nhiệm phát sinh trong quá trình thực hiện.

Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh do vậy sẽ thực sự là sự cản trở khi phát triển lên thị trường bán buôn do các hợp đồng mua bán điện với các NMĐ

BOT hay hợp đồng mua bán điện dài hạn được thực hiện trong thời gian này (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài với cơ chế BOT và hợp đồng mua bán điện dài hạn (25 - 30 năm). Vướng mắc ở đây là khó có nhà đầu tư nào có khả năng lập nên một công ty mua điện khác để thay thế trong tiến trình thành lập thị trường bán

điện với mức kỳ vọng tốt hơn, ít rủi ro hơn khi chuyển đổi chủ thể hợp đồng sang Đơn vị mua buôn mới.

Đối với cơ chế giá bán buôn điện nội bộ của EVN cho các Tổng CTĐL phân phối

Cơ chế giá bán buôn điện nội bộ EVN khơng những chỉ dựa trên chi phí sản xuất gồm chi phí phát, truyền tải, phân phối và các chi phí liên quan khác mà cịn dựa trên cơ sở điều hồ lợi ích giữa các đơn vị trong EVN. Giá này chưa dựa trên

cơ sở tính từ giá thành sản xuất điện của các NMĐ, giá truyền tải cũng như chi phí phân phối của các Tổng CTĐL, do đó giá bán điện nội bộ chưa phản ánh đúng giá thành thực tế tới các cấp điện áp của từng Tổng CTĐL. Phương thức này khơng

khuyến khích các đơn vị cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động vì lợi nhuận của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đơn vị phụ thuộc chủ yếu vào số lượng lao động và chi phí phân phối. Số lượng lao động càng nhiều, chi phí phân phối càng cao thì giá bán bn bình qn lại được

EVN điều chỉnh càng thấp để đảm bảo lợi nhuận của đơn vị phân phối. Hơn thế

nữa, giá bán buôn điện nội bộ chưa phản ánh được hết các chi phí phát và truyền tải. Thơng qua việc quyết định giá bán buôn điện cho các CTĐL hàng năm, EVN sẽ dễ dàng điều chỉnh lợi nhuận của các CTĐL, do vậy vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào EVN mà khơng có quy định cụ thể nào đối với từng chỉ tiêu để xác định giá bán

điện nội bộ hàng năm. Xem và so sánh thực tế bảng giá bán buôn điện nội bộ của

EVN cho các Tổng CTĐL qua các năm tại Mục 2.1.3 Chương này.

Đối với cơ chế giá bán lẻ cho khách hàng tiêu thụ điện

Theo quy định hiện hành, giá bán lẻ điện đến khách hàng dùng điện lưới

quốc gia là giá thống nhất toàn quốc do Chính phủ quy định. Giá điện bán lẻ Việt

Nam hiện nay ở mức thấp trong khu vực Đông Nam Á, bất hợp lý trong cấu trúc

biểu giá như: bù chéo lớn từ khối sản xuất cho sinh hoạt, bù giá sinh hoạt không

đúng đối tượng chưa áp dụng được giá công suất, giá theo thời gian chưa hợp lý

v.v.... Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng điện, hay năng lượng nói

chung, kém hiệu quả trên thế giới. Hệ số đàn hồi giữa tốc độ tăng nhu cầu điện và

tốc độ tăng GDP lên đến hai lần. Trong khi ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hệ số này chỉ bằng 1 hoặc dưới 1.

Với quyền điều hành giá điện trong tay, lẽ ra Nhà nước phải sử dụng nó như một cơng cụ để khuyến khích, thậm chí là gây sức ép lên doanh nghiệp, để họ đổi

mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Nhưng chúng ta đã không làm như vậy. Thay vào đó là chính sách bù chéo, lấy tiền của nhóm khách hàng

phải mua điện với giá cao (khối dịch vụ) để bù cho nhóm giá thấp, mà trong trường hợp này là ngành sản xuất thép và xi măng.

Bên cạnh đó Việt Nam chưa xác định được vùng cơng ích trong hoạt động

SXKD điện. EVN vừa tiến hành SXKD vừa thay mặt Nhà nước tiến hành các hoạt

động mang tính cơng ích. Khơng có sự phân biệt rạch rịi giữa hoạt động SXKD và

cơng ích dẫn tới khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư.

Có thể nói, cơ chế giá điện của Việt Nam hiện nay, dù có nhiều thang bậc (áp dụng với khách hàng sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt), hay phân ra theo nhóm

khách hàng (sản xuất, dịch vụ, nơng nghiệp), nhưng vẫn nặng tính cào bằng. Ví dụ như trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, nhóm tiêu thụ hơn một nửa sản lượng điện của cả nước, bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù sử dụng điện tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả cao hay kém hiệu quả, đều được áp dụng một giá bán điện như nhau.

Rõ ràng, cơ chế này chẳng những khơng khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng điện, mà còn gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp nhập về những dây chuyền thiết bị rẻ tiền, công nghệ lạc hậu nhưng tiêu tốn nhiều điện năng. Nó cũng tạo ra sự bất

cơng giữa các nhóm khách hàng của ngành điện và gây ra nhiều hệ lụy rất xấu cho nền kinh tế, như vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng, chạy đua để đáp ứng nhu cầu về điện. Nhiều thành phố, khu cơng nghiệp có giá bán điện cao, khách hàng nhiều

nhưng do chưa có cơ chế phù hợp đối với các CTĐL nên lưới điện ở nhiều khu vực bị quá tải, không cung cấp đủ điện cho khách hàng. Chưa có cơ chế khuyến khích các CTĐL bán lẻ để tăng giá bán điện bình quân qua đó tăng doanh thu, lợi nhuận

cho CTĐL. Nhiều CTĐL có giá bán thấp hơn giá thành mà khơng có biện pháp nâng giá bán bình quân lên để cải thiện tình hình tài chính.

Trong những năm qua, hầu hết cơng trình của EVN đầu tư bán điện về nông thôn, miền núi khơng có hiệu quả mà chỉ nhằm mục đích chính trị, xã hội. Có

ngang bằng vốn đầu tư. Vì vậy vấn đề đa dạng hoá các thành phần kinh tế đang

tham gia đầu tư và SXKD tuy đã triển khai nhưng hiệu quả còn rất thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống giá bán điện áp dụng cho khách hàng đã phân biệt các hộ tiêu dùng khác nhau, các cấp điện áp khác nhau, giá quy định theo thời gian trong ngày. Tuy nhiên việc xây dựng giá điện chưa tính theo chi phí biên dài hạn hệ thống phát triển. Bảng giá bán lẻ điện năng cho khách hàng nhỏ hiện nay vẫn cịn giá đơn, chưa có Bảng giá 2 thành phần: Công suất và điện năng, giá theo mùa, giá điện đối với các hộ tiêu thụ có nguồn điện riêng như các nước trong khu vực. Mức chênh lệch giữa giá giờ cao điểm và thấp điểm chưa hợp lý. Giá bán điện cho các đơn vị bán buôn

điện nông thôn chỉ quy định mức giá bán buôn mà chưa có mức giá bán lẻ.

Việc khơng xác định tách bạch được giá thành của từng khâu trong quy trình SXKD điện đã dẫn tới việc xác định thiếu chính xác đối với giá bán điện thương

phẩm. Hệ thống giá điện hiện nay chưa có sự chuẩn bị cho việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh sang môi trường cạnh tranh.

2.3.2.3. Vấn đề phát triển hệ thống lưới điện truyền tải

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 117 - 129)