Mơ hình đề xuất và cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 162 - 185)

- EVN: 05 Tổng công ty phân phối điện,

Độc quyền NN

3.2.2. Mơ hình đề xuất và cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

tranh Việt Nam

3.2.2.1. Mơ hình thị trường bán bn điện cạnh tranh Việt Nam

Với các phân tích về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các thành viên tham gia trong điều kiện phát triển TTĐ Việt Nam ở giai đoạn cạnh tranh bán buôn và so sánh với thực tế kinh nghiệm của các nước trên thế giới tại Mục 3.2.1 như trên. Luận án đề xuất cấu trúc tổng thể của VWEM khi chuyển đổi từ mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh như sau:

Các hợp đồng dịch vụ phụ trợ MDMSP Các hợp đồng dịch vụ phụ trợ GENCO Các đơn vị bán buôn SO TNO (NPT) Các đơn vị phân phối/Bán lẻ Khách hàng VWEM Các hợp đồng dịch vụ phụ trợ Hợp đồng đấu nối Hợp đồng đấu nối Hợp đồng dịch vụ truyền tải Hợp đồng vận hành hệ thống

Dịch vụ quản lý cung cấp số liệu đo đếm

Điều khiển

Truyền tải/Phân phối điện Mua bán điện qua PPA

Mua bán điện qua TTĐ giao ngay

Khách hàng lớn

Hợp đồng

đấu nối

MO (A0) (A0)

Hình 3.6. Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam và các mối quan hệ hợp đồng trong thị trường

3.2.2.2. Đánh giá mơ hình PBP và CBP và lựa chọn áp dụng cho thị trường bán

buôn điện cạnh tranh Việt Nam

3.2.2.2.1. Ưu, nhược điểm của hai mơ hình PBP và CBP

Mơ hình PBP được sử dụng tại Úc, Niu Di-lân, Singapo, Philipin, California (trước khủng hoảng), Anh, Ontario - Canada. Trong khi đó, mơ hình CBP đang được áp dụng ở Chile, Argentina, Brazil, Columbia, Ontario - Canada, Hàn Quốc,

New England (Mỹ), Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác.

Mơ hình PBP

Mơ hình PBP về lý thuyết phù hợp với nguyên tắc kinh tế và cạnh tranh. PBP vận hành thành công sẽ tạo được môi trường cạnh tranh cao nhất, khuyến

khích các Đơn vị phát điện nâng cao hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, xác định được mức giá đúng từng thời điểm trong thị trường, đưa ra được tín hiệu chính

xác cho nhà đầu tư nguồn mới.

Tuy nhiên, thực tế vận hành tại nhiều nước cho thấy mơ hình PBP khơng đạt

được kết quả như mong muốn. Thay vào đó, có thể nhận thấy những yếu tố khơng

tích cực của mơ hình PBP, bao gồm:

- Độ biến động giá lớn, giá điện trong nhiều trường hợp thường xuyên ở

mức cao và khó được khách hàng chấp nhận. Yếu tố dao động về giá trong mơ

hình PBP thường được cho là do khả năng lũng đoạn thị trường. Cơ chế chào giá tự do tạo cơ hội và động cơ cho bên phát điện sử dụng quyền lực thị trường hoặc cấu kết với nhau để thao túng và đẩy giá thị trường lên cao nhằm thu được lợi

nhuận cao nhất. Thực tế, vấn đề này đã được chứng minh tại TTĐ Singapo,

Ontario và Philippin. Đặc biệt, tại Ontario, cơ quan quản lý đã phải chuyển đổi

thị trường từ mơ hình PBP sang mơ hình CBP vì yếu tố lũng đoạn thị trường, còn tại Philippin hiện đang phải tiến hành các cuộc điều tra về thao túng giá trên thị trường cùng với các đề xuất thay đổi sang mơ hình CBP.

- Trong mơ hình PBP mặc dù giá điện có thể rất cao nhưng khơng phải là tín hiệu cho đầu tư nguồn điện đầy đủ và kịp thời. Thực tế chứng minh đa số các thị

trường theo mơ hình PBP đã khơng thành cơng trong việc thu hút đầu tư vào nguồn

cung cầu do trong môi trường có yếu tố lũng đoạn thị trường cộng với yếu tố mùa

trong các hệ thống nhiều thuỷ điện (xảy ra tại Niu Di-lân); (ii) tuy giá thị trường đã

ở mức cao trong vẫn rủi ro tiềm ẩn cho nhà đầu tư mới từ sự không ổn định và dao động mạnh của giá điện; (iii) nhà đầu tư đang sở hữu các Đơn vị phát điện sẽ khơng

có động cơ đầu tư ngay vào nguồn điện mới khi họ đang được hưởng lợi từ thực tế giá thị trường đang ở mức cao.

Mơ hình CBP

Về nguyên tắc, do bị giám sát và điều tiết về mức giá chào theo chi phí nên mức độ cạnh tranh trong mơ hình CBP khơng cao bằng mơ hình PBP. Tuy nhiên,

mơ hình CBP vẫn đảm bảo có cạnh tranh cao về chi phí biến đổi, khuyến khích các

Đơn vị phát điện nâng cao khả năng sẵn sàng, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả

vận hành, phù hợp với mục tiêu khai thác hệ thống với chi phí tối thiểu.

Mơ hình CBP được xem là thích hợp nhất với các nước đang phát triển nơi

có hạ tầng ngành điện chưa phát triển cao, nhu cầu điện có tốc độ tăng cao, dự

phịng hệ thống ln ở mức thấp và mới chuyển sang cơ chế thị trường từ mơ hình tích hợp dọc truyền thống trong ngành điện.

Thực tiễn tại các quốc gia Nam Mỹ cho thấy mơ hình CBP vận hành ổn định, giải quyết được các nhiệm vụ về bình ổn giá điện, kích thích đầu tư, điều tiết và tối

ưu nguồn thuỷ điện trong hệ thống. Tại Ontario cũng với đặc điểm thuỷ điện, cơ chế

CBP đã được triển khai thay thế cho PBP trước đây. Trong khi đó Hàn Quốc với

mục tiêu ban đầu là phát triển thị trường theo mơ hình PBP, hiện tại vẫn vận hành theo mơ hình CBP và chưa đưa ra kế hoạch chuyển đổi cho tương lai.

3.2.2.2.2. Phân tích các tiêu chí để lựa chọn áp dụng cho VWEM

Để lựa chọn được mơ hình thích hợp cho Việt Nam trong giai đoạn thị

trường phát điện cạnh tranh, các mơ hình thị trường sẽ được phân tích và so sánh

căn cứ trên các tiêu chí sau đây:

- Cung cấp điện ổn định (khả năng thu hút đầu tư phát triển nguồn điện mới); - Khả năng duy trì giá điện ổn định, khơng có những biến động lớn;

- Khả năng hạn chế lũng đoạn thị trường.

Cung cấp điện ổn định

Đây là tiêu chí quan trong nhất khi lựa chọn hình thị trường. Khi đưa thị

trường vào hoạt động, dù áp dụng bất cứ mơ hình nào, u cầu cơ bản vẫn phải là đảm bảo cung cấp điện ổn định và liên tục. Để đáp ứng được mục tiêu này, yêu cầu

hệ thống điện phải có tỷ lệ nguồn dự phịng ln được duy trì ở mức độ cần thiết. Điều này chỉ có thể đạt được khi thị trường có cơ chế đảm bảo cho các nhà đầu tư

có thể thu hồi được vốn đầu tư với các nguồn điện mới.

Trong cả hai mơ hình PBP và CBP khi áp dụng hợp đồng mua điện dài hạn, khả năng thu hồi vốn của các nhà đầu tư nguồn điện sẽ cơ bản được đảm bảo. Các

hợp đồng mua bán điện dài hạn là công cụ hạn chế rủi ro trong biến động giá điện cho cả hai bên mua và bán, qua đó khuyến khích đầu tư vào nguồn điện. Đơn vị

phát điện có tỷ lệ thanh tốn qua hợp đồng càng cao sẽ càng ít rủi ro bởi các biến động giá của thị trường.

Tuy nhiên, mơ hình CBP sẽ có ưu thế hơn so với mơ hình PBP do áp dụng cơ chế thanh tốn phí cơng suất vì nhà đầu tư thường cho rằng việc thanh tốn phí

cơng suất riêng rẽ sẽ an toàn và minh bạch hơn so với việc gộp chung chi phí cơng suất vào trong giá điện và nhà đầu tư phải cạnh tranh để phát điện với giá cao nhất

để thu hồi đủ cả chi phí đầu tư. Trong mơ hình CBP nhà đầu tư chỉ phải cạnh tranh

phát điện để thu hồi đủ chi phí biến đổi. Mặc khác, rủi ro khơng tuân thủ hợp đồng (đơn vị phát điện phải thanh tốn bù lại phần điện năng khơng sản xuất đủ so với

hợp đồng theo giá thị trường trong CBP là thấp hơn do giá thị trường ổn định, biên độ dao động thấp hơn, giá thị trường dễ được dự báo trước và ít có khả năng tăng

cao như trong thị trường PBP.

Như vậy, trong mơ hình CBP rủi ro đầu tư được đánh giá thấp hơn so với thị trường PBP, do đó khuyến khích đầu tư vào nguồn điện. Tuy nhiên, thị trường này cân thiết phải có cơ chế thanh tốn chi phí cơng suất rõ ràng và minh bạch, nhằm hạn chế các nhà đầu tư đưa ra mức suất đầu tư cao, làm tăng chi phí cho cả HTĐ.

Đối với tiêu chí này, mơ hình CBP tỏ ra ưu việt hơn so với mơ hình PBP.

Thực tế vận TTĐ ở các nước cho thấy, khi áp dụng mơ hình CBP do có cơ chế

thanh tốn phí cơng suất nên các nhà máy phát điện chỉ cạnh tranh trong giá trần của chi phí biến đổi để được phát điện nên giá trần chung của toàn thị trường

thường khơng cao, vì vậy giá điện chung tồn thị trường thường ít có dao động tăng

đột ngột, giá phát điện thường ổn định.

Trong khi đó khi áp dụng mơ hình PBP do phải cạnh tranh phát điện theo giá toàn phần để thu hồi đủ chi phí đầu tư, nên giá trần thị trường thường được quy định ở mức rất cao (ở một số thị trường có thể lên tới 10.000USD/MWh) nên vào

những giờ cao điểm của hệ thống khi dự phòng thấp, giá thị trường có thể bị đẩy lên rất cao. Điều này cũng có thể xảy ra với những thị trường có tỷ lệ thuỷ điện cao, vào mùa khơ khi các nhà máy thuỷ điện có cơng suất phát thấp. Vì vậy giá điện trong thị trường PBP sẽ có nhiều biến động nhiều hơn so với trong thị trường CBP cả về các thời điểm trong ngày và thời gian trong năm.

Khả năng nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh điện

Trong cả 2 mơ hình khi được đưa vào vận hành do các khâu phát điện -

truyền tải - phân phối bán lẻ điện đã được tách biệt nên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao so với mơ hình hiện tại.

Mơ hình PBP có tính cạnh tranh cao hơn trong khâu phát điện nên sẽ giúp nâng cao hiệu quả khẩu này. Thị trường PBP đặc biệt khuyến khích các đơn vị phát

điện tăng khả năng sẵn sàng tại các giờ cao điểm vì có cơ hội thu lợi nhuận cao hơn

vào các giờ này. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ khơng đạt được nếu thị trường có sự lũng

đoạn nâng giá cao hơn giá thực.

Trong khi đó, tuy có mức độ cạnh tranh thấp hơn nhưng thị trường CPB vẫn tạo ra động lực cho các đơn vị phát điện cạnh tranh trên chi phí biến đổi, cho phép

đơn vị điều hành thị trường có thể vận hành các nguồn điện tối ưu với chi phí thực

tế thấp nhất. Mặc khác, với có chế trả chi phí cơng suất khác nhau cho các giờ của hệ thống sẽ tạo động lực để các NMĐ nâng cao độ sẵn sàng vào giờ cao điểm. Từ đó nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ khâu phát điện.

Khả năng hạn chế lũng đoạn thị trường

Qua thực tiễn vận hành thị trường tại các nước, có thể thấy mơ hình PBP tiềm ẩn cơ hội cho các đơn vị phát điện lớn lũng đoạn thị trường và làm giá để kiếm lời. Vì là thị trường chào giá tồn phần nên một đơn vị phát điện chiếm thị phần lớn trong một số giờ của biểu đồ phụ tải hệ thống có thể thơng qua cách chào giá cao hơn nhiều giá thực tế nhằm thu lợi nhuận cao hơn bù đắp những giờ khơng được

huy động, hoặc gìm giá xuống thấp hơn mức giá cạnh tranh nhằm loại bỏ các đơn vị phát điện nhỏ. Nhược điểm này gần như được loại trừ trong mơ hình CBP nhờ các

hạn chế về mức giá trần cho chi phí biến đổi khơng q cao so với chi phí thực tế của các nhà máy.

3.2.2.2.3. Lựa chọn mơ hình cho VWEM

Với mơ hình áp dụng thị trường CBP được áp dụng trong VCGM hiện nay, cùng với phân tích thực tế vận hành tại TTĐ các nước về những ưu, nhược điểm

giữa việc áp dụng hai mơ hình PBP và CBP cộng với đánh giá các tiêu chí liên quan

đến tính ổn định và phát triển bền vững của từng mơ hình đối với thị trường mua

bán buôn điện năng Việt Nam. Luận án đề xuất tiếp tục áp dụng mơ hình CBP và

cần thực hiện một số nội dung nhằm khắc phục hạn chế của mơ hình CBP như sau: - Việc chuyển sang thị trường bán buôn cũng bắt đầu bằng việc giảm dần tỷ lệ hợp đồng hợp đồng mua bán điện giữa SB và các đơn vị phát điện. Tuy nhiên, quá trình chuyển sang thị trường bán buôn từ mơ hình CBP sẽ phức tạp hơn nếu hợp đồng mua bán điện là hợp đồng hai thành phần điện năng và công suất. Việc

giảm tỷ lệ về hợp đồng công suất sẽ dẫn đến khả năng tăng mức giá chào của các

đơn vị phát điện nhằm đảm bảo cho các đơn vị phát điện thu đủ phần chi phí cố định mất đi từ việc giảm tỷ lệ hợp đồng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cũng đòi hỏi

cơ chế phân bổ lại các hợp đồng công suất đã ký của SB cho các đơn vị bán buôn mới và yêu cầu các đơn vị bán buôn mới ký kết các hợp đồng công suất cho phần năng lượng mua thêm từ các đơn vị phát điện.

Nhược điểm trên của thị trường CBP sẽ được khắc phục nếu áp dụng cơ chế thanh tốn phí cơng suất theo thị trường trong từng thời điểm giao dịch. Khi đó thay

vì phải có cơ chế phân bổ lại hoặc ký kết các hợp đồng công suất mới, các đơn vị mua điện mới trên thị trường (đơn vị bán buôn) sẽ thanh tốn phí cơng suất trực tiếp theo lượng điện năng giao dịch hàng giờ.

3.2.2.3. Thị trường thứ cấp trong VWEM

Kế thừa cơ chế của VCGM, xem xét lý thuyết về TTĐ bán buôn và rút kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển TTĐ của các nước, Luận án đề xuất mơ hình VWEM tiếp tục bao gồm hai thị trường thứ cấp là:

- Thị trường hợp đồng mua bán điện song phương; - TTĐ giao ngay.

Tuy nhiên, hai thị trường thứ cấp vận hành trong thị trường bán bn điện

cạnh tranh có nhiều điểm khác biệt so với trong thị trường phát điện cạnh tranh cần xem xét, cụ thể như sau:

3.2.2.3.1. Thị trường hợp đồng mua bán điện song phương

Trong thị trường hợp đồng mua bán điện song phương, các cơng ty phân phối

có thể mua điện trực tiếp từ các đơn vị bán điện (các đơn vị phát điện hoặc các đơn vị kinh doanh điện). Việc này dẫn đến một số lượng lớn các hợp đồng mua bán điện song phương giữa các bên mua điện và bán điện trong thị trường cạnh tranh bán

buôn điện, các hợp đồng này được áp dụng trên cơ sở tự nguyện của các bên có tính

đến ràng buộc của hệ thống.

3.2.2.3.2. Thị trường giao ngay

TTĐ giao ngay cũng có vai trị như thị trường cân bằng dư. Nhìn chung, các

đơn vị bán và mua điện khơng cân đối chính xác được lượng công suất mà họ sản

xuất hoặc rút ra với lượng công suất bán và mua quy định trong hợp đồng song

phương, vì thế họ phải thu mua từ TTĐ một lượng chênh lệch (giữa lượng điện thực tế và hợp đồng).

TTĐ giao ngay sẽ đảm bảo việc cân bằng trong thời gian thực giữa cung và cầu. Vai trị chính của MO là so sánh các lượng điện bán theo hợp đồng với các

lượng điện do các đơn vị phát điện sản xuất, lượng điện mua theo hợp đồng với

lượng điện do các đơn vị mua đã mua, và tính tốn lượng điện mà các đơn vị mua điện và các đơn vị bán điện đã mua và bán thông qua thị trường.

TTĐ giao ngay vận hành theo thời gian thực, với các giá điện giao ngay thay

đổi từ một giai đoạn điều độ đến giai đoạn điều độ kế tiếp. Điều này địi hỏi các hệ

thống thơng tin liên lạc và thương mại điện lực phải thực hiện được các trao đổi

thông tin giữa các đơn vị bán, các đơn vị mua và Đơn vị vận hành HTĐ.

Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, hệ thống phải được vận hành

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 162 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)