0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Hình thành các thành viên thị trường bán buôn điện cạnh tranh thông qua tái cấu trúc ngành điện Việt Nam

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM (Trang 143 -147 )

- EVN: 05 Tổng công ty phân phối điện,

4 Tỷ lệ dự phòng 8% 9% 31% 26%

3.2.1. Hình thành các thành viên thị trường bán buôn điện cạnh tranh thông qua tái cấu trúc ngành điện Việt Nam

qua tái cấu trúc ngành điện Việt Nam

3.2.1.1. Sự cần thiết của việc tái cấu trúc ngành điện Việt Nam

Mơ hình tổ chức quản lý hiện tại của ngành điện Việt Nam cơ bản là mơ hình liên kết dọc, cả ba khâu phát điện - truyền tải - phân phối và kinh doanh điện chủ yếu

đều do một Tập đồn nhà nước quản lý, hạch tốn kinh doanh chưa được tách bạch rõ

ràng. Vì vậy, chi phí ở từng đơn vị trong dây chuyền phát điện - truyền tải - phân

phối điện khơng được hạch tốn riêng nhằm đánh giá hiệu quả từng khâu. Do hạch

tốn tồn ngành nên hiệu quả đầu tư của từng dự án cũng khó xác định. Mơ hình này chưa tạo ra các cơ chế khuyến khích để các đơn vị tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu

quả SXKD, giảm giá thành để nâng cao tính cạnh tranh. Vì vậy, cần có một kế hoạch tổng thể tái cấu trúc lại ngành điện để chống độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, tăng

quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị trong từng khâu của dây chuyền nhằm tăng tính chủ động trong SXKD và đầu tư phát triển của ngành điện Việt Nam.

Tái cấu trúc ngành điện là một bước của quá trình xây dựng và phát triển

TTĐ. Ở tất cả các nước, trước khi đưa TTĐ cạnh tranh đi vào hoạt động đều phải

tiến hành tái cấu trúc ngành điện, chuyển đổi mơ hình liên kết dọc độc quyền sang

mơ hình mới phù hợp cho việc cạnh tranh bình đẳng trên TTĐ. Nói cách khác, tái cấu trúc là một trong những điều kiện tiên quyết bắt buộc cho đối với quá trình hình thành và phát triển TTĐ.

Việc tái cấu trúc phải đồng thời đạt được 2 nội dung sau:

(i) Trước mắt, giải quyết được các tồn tại của mơ hình hiện tại đang cản trở sự phát triển của ngành điện;

(ii) Lâu dài, đáp ứng được các yêu cầu cho ổn định thị trường bán buôn điện và phát triển thị trường bán lẻ điện.

Đối với các tồn tại của mơ hình ngành điện hiện tại:

- Tách biệt được hoạt động của các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện trong mơ hình ngành điện hiện tại để có thể hạch tốn một cách rõ ràng từng khâu và có được một cơ chế xây dựng và điều tiết giá từng khâu minh

- Tách biệt được các khâu do nhà nước độc quyền với các khâu SXKD đang tập trung vào một đơn vị quản lý là EVN và sẽ đưa ra cạnh tranh để có cơ chế điều hành HTĐ và cung cấp điện, cơ chế giám sát điều hành HTĐ hiệu quả nhằm xoá bỏ tình trạng cắt giảm điện tràn lan khơng có kiểm sốt và khơng rõ mục đích, vì lợi

ích của doanh nghiệp chứ khơng vì lợi ích quốc gia như đã xảy ra thời gian gần đây. - Giải quyết được các ách tắc trong việc đàm phán và ký kết các hợp đồng

mua bán điện từ các nguồn điện mới, thúc đẩy được việc thực hiện đầu tư các cơng trình điện, đảm bảo an ninh cung cấp điện cả ngắn hạn và dài hạn, thoả mãn nhu cầu

điện đang tăng trưởng với tốc độ cao. Hiện nay do EVN đang là người mua duy nhất, đồng thời EVN cũng là đơn vị sở hữu trên 50% cơng suất nguồn tồn hệ thống nên có

ý kiến cho rằng EVN đang gây khó khăn cho các nguồn mới không do EVN sở hữu

được vào vận hành bán điện với lý do giá điện bán lẻ hiện nay quá thấp so với giá

phát điện của các nguồn điện mới, nếu mua EVN sẽ lỗ, dẫn đến tình trạng thiếu

nguồn kéo dài phải cắt điện thường xuyên.

- Có cơ chế điều hành giá điện hợp lý để đảm bảo giá điện từng khâu phản ảnh đúng chi phí của khâu đó nhằm thực hiện được chính sách thu hút mọi thành phần kinh

tế tham gia đầu tư phát triển điện, trước mắt vào khâu phát điện và lâu dài vào khâu

bán lẻ. Muốn vậy, giá điện phải được vận hành theo cơ chế thị trường, phải có cơ chế cho phép chuyển các chi phí phát điện và truyền tải vào giá bán lẻ điện theo định kỳ và giá điện bán lẻ phải được điều chỉnh theo chu kỳ điều tiết giá được định trước.

- Từng bước nâng cao được hiệu quả SXKD của các khâu SXKD điện, làm giảm áp lực tăng giá và ổn định được giá điện bán lẻ tới người tiêu dùng với mức

giá hợp lý.

Đối với yêu cầu cho phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh

- Tách biệt được về sở hữu các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện để loại bỏ mâu thuẫn quyền lợi trong mua bán điện, từng bước chuyển hoạt

động điện lực cạnh tranh trong cả khâu phát điện, khâu bán buôn và bán lẻ điện đáp ứng được yêu cầu phát triển TTĐ Việt Nam.

- Có cơ cấu tổ chức ngành điện đáp ứng yêu cầu hoạt động cạnh tranh của thị trường. Các NMĐ hiện có và đang xây dựng do Nhà nước sở hữu phải được cơ cấu

lại để có số lượng các đơn vị phát điện ở mức độ hợp lý, các đơn vị phát điện có

năng lực cạnh tranh tương đương.

- Tách biệt được các chức năng cung cấp dịch vụ độc quyền ra khỏi các khâu sẽ hoạt động cạnh tranh nhằm tạo được môi trường cạnh tranh công bằng minh bạch giữa các đơn vị. Khâu điều hành HTĐ, TTĐ và khâu truyền tải cần được tách thành các đơn vị độc lập do Nhà nước sở hữu, không chung sở hữu với các đơn vị phát điện và đơn vị mua buôn điện.

- Khâu bán lẻ điện cần được cơ cấu lại để thuận lợi cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu theo hướng cổ phần hóa và cạnh tranh trong khâu bán lẻ sau này.

Việc tái cấu trúc ngành điện cần giải quyết được các tồn tại của mơ hình hiện tại nhưng khơng được gây cản trở cho việc phát triển và đưa vào vận hành các mô hình thị trường cạnh tranh trong tương lai.

3.2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc tái cấu trúc ngành điện Việt Nam

3.2.1.2.1. Các nguyên tắc tái cấu trúc ngành điện

Nhằm đảm bảo thị trường bán buôn điện Việt Nam được vận hành theo đúng quy luật thị trường, các đơn vị hoạt động điện lực trong toàn bộ dây chuyền SXKD

điện phải đảm bảo tách thành 3 khối: Khối các đơn vị cạnh tranh trong khâu phát điện, khối các đơn vị sẽ tham gia cạnh tranh trong khâu bán buôn điện và khối đặc

thù vẫn thuộc độc quyền nhà nước.

- Khối đơn vị sẽ tham gia hoạt động cạnh tranh trong khâu phát điện: gồm

các Đơn vị phát điện thông thường như các NMĐ hiện có và đang xây dựng do Nhà nước sở hữu, các NMĐ hiện có và đang được đầu tư xây dựng bởi các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài dưới dạng NMĐ độc lập, BOT. Khối này cần được tái cấu trúc để có thể hoạt động cạnh tranh thực sự khi trong thị trường phát điện và tiến tới TTĐ bán buôn bắt đầu đi vào hoạt động.

- Khối các đơn vị điện lực sẽ do Nhà nước độc quyền gồm: các Nhà máy

thủy điện chiến lược đa mục tiêu hiện có, đang và sẽ được Nhà nước đầu tư xây

dựng; các NMĐ nguyên tử sẽ được xây dựng; NPT; phân tách chức năng của A0 thành các cơ quan riêng biệt để vận hành HTĐ và điều hành giao dịch TTĐ. Đây là

các đơn vị sẽ không tham gia hoạt động cạnh tranh trên TTĐ mà chỉ cung cấp dịch vụ cho các đơn vị hoạt động cạnh tranh hoặc ở vị trí điều hành hoạt động của HTĐ và TTĐ. Các đơn vị này sẽ do nhà nước sở hữu để phục vụ vận hành của TTĐ.

- Khối các đơn vị điện lực chưa tham gia hoạt động cạnh tranh trong giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh nhưng sẽ hoạt động cạnh tranh từ giai đoạn

chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh: gồm Công ty mua bán điện, các Công ty phân phối và bán lẻ điện. Trong giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh

tranh, các đơn vị này cần phải cổ phần hố để hình thành các đơn vị độc lập, đồng

thời các đơn vị bán buôn khác được thành lập mới, cạnh tranh với nhau.

Theo đó, các nguyên tắc cho tái cấu trúc ngành điện được xác định như sau: - Tách biệt về sở hữu các đơn vị phát điện với Công ty Mua bán điện để xoá bỏ mâu thuẫn quyền lợi trong mua bán điện, tránh tình trạng Cơng ty Mua bán điện dùng vị thế của mình để mang lại lợi nhuận cao hơn cho các đơn vị phát điện cùng chung sở hữu và gây thiệt hại cho các đơn vị phát điện độc lập khác. Các đơn vị

mua điện thị trường được thành lập để cùng tham gia cạnh tranh trong thị trường

bán buôn điện. Lúc này Công ty Mua bán điện - người mua duy nhất của VCGM sẽ

được chuyển thành đơn vị mua buôn điện thị trường cùng với các đơn vị được thành

lập mới khác.

- Tách biệt các khâu cung cấp dịch vụ độc quyền với các khâu sẽ hoạt động cạnh tranh nhằm đảm bảo đối xử công bằng, minh bạch của đơn vị này với mọi đối tượng khác khi tham gia thị trường. Các đơn vị cung cấp dịch vụ độc quyền cần có vị trí hồn tồn độc lập với các đơn vị sẽ gây khó khăn cho các đơn vị không chung sở hữu trong việc sử dụng các dịch vụ do các đơn vị này cung cấp.

Mô tả khái quát các khâu trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh điện, phân tách các đơn vị cạnh tranh trong thị trường phát điện, các đơn vị độc quyền nhà

nước và các đơn vị sẽ cạnh tranh trong giai đoạn thị trường bán bn điện tại Hình 3.3 dưới đây.

3.2.1.3. Các thành viên cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

Trên cơ sở nguyên tắc tái cấu trúc ngành điện, để đảm bảo vận hành ổn định thị trường phát điện cạnh tranh và làm cơ sở tiến tới VWEM, cần xem xét, đánh giá từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh điện nhằm xác định khả năng phù hợp nhất với các điều kiện tiên quyết và ràng buộc pháp lý để tái cơ cấu, sắp xếp và hình thành các thành viên cũng như mối quan hệ, tính chất sở hữu của các thành viên sẽ tham gia vào VWEM trong thời gian đến.

3.2.1.3.1. Đối với khâu phát điện

Các đối thủ cạnh tranh trong khâu phát điện

a) Các Tập đoàn kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong vận hành và đầu tư các NMĐ, để thu gọn đầu mối và thống nhất quản lý đối với các NMĐ,

các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã thành lập các Tổng công ty phát điện như sau:

Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thành lập Tổng CTĐL Dầu khí (PV Power); Tập đồn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thành lập Tổng CTĐL TKV

(Vinacomin-Power).

b) Với mơ hình tổ chức các đơn vị phát điện của EVN và ngoài EVN đến nay

đều đáp ứng được các tiêu chí, điều kiện để tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Hình 3.3. Sơ đồ nguyên tắc tái cấu trúc các khâu của ngành điện

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM (Trang 143 -147 )

×