Quản lý Nhà nước đối với thị trường điện Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 99 - 103)

- EVN: 05 Tổng công ty phân phối điện,

1 Giá điện bán lẻ điện bình quân đồng/kwh 058,00 242,00 304,00 437,00 Nguồn: Bộ Công Thương

2.1.5. Quản lý Nhà nước đối với thị trường điện Việt Nam

Để đảm bảo cho hoạt động điện lực phát triển bền vững trên cơ sở khai thác

tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và

phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an tồn và kinh tế, dịch vụ văn

minh, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng và an ninh năng lượng quốc gia, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động điện lực tập trung vào

việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách năng lượng quốc gia về điện lực,

chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực, ban hành chính sách giá điện và biểu giá bán lẻ điện; tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực điện lực; quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên phục vụ cho phát triển điện, bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra, tưyên truyền, phổ biến giáo dục pháp

luật về điện lực và sử dụng điện… Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong

việc quản lý về hoạt động điện lực được quy định cụ thể:

Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện quyền chủ sở hữu vốn, tài sản của nhà

nước tại các doanh nghiệp điện lực của nhà nước, do các doanh nghiệp nhà nước trong và ngoài ngành điện lực nắm giữ cổ phần chi phối; Ban hành các Nghị định, Quy định, Quy chế để quản lý các hoạt động điện lực, phê duyệt Quy hoạch phát

triển ngành điện lực, biểu giá điện bán lẻ và quyết định các chính sách về giá điện.

Bộ Công Thương: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm: Tổ

chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm

quyền của Bộ trong hoạt động điện lực và sử dụng điện; Tổ chức lập biểu giá điện

bán lẻ và nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách về giá điện trình Thủ tướng;

Quyết định khung giá phát điện, bán buôn điện, giá truyền tải - phân phối điện và

Ban hành các quy định, hướng dẫn để quản lý hoạt động của TTĐ cạnh tranh; Tổ

chức thanh kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, các chế độ, chính sách và các quy định của pháp luật tại các đơn vị điện lực; Giải quyết các khiếu nại trong hoạt động điện lực và sử dụng điện…

Tổng Cục năng lượng: Là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện

chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp năng lượng (gồm điện, điện hạt nhân, dầu khí, than, năng

lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng);...

Cục Điều tiết điện lực: Do điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt với đặc

thù là việc sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời; các hoạt động điện lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một HTĐ thống nhất nên mang tính độc quyền tự nhiên cao dù có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào hoạt động điện lực. Vì vậy, Nhà nước cần phải điều tiết hoạt động này để hạn chế độc quyền tự nhiên, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, tác động vào các

hoạt động điện lực và TTĐ nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất

lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính cơng bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Cục Điều tiết điện lực là đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương trực tiếp giúp

Bộ trưởng thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Cục

Điều tiết điện lực có các nhiệm vụ: Xây dựng quy hoạch phát triển điện lực quốc

gia; xây dựng chương trình tái cơ cấu ngành điện phù hợp với lộ trình hình thành và phát triển TTĐ Việt Nam. Xây dựng biểu giá bán lẻ điện. Trình Bộ trưởng ban hành các quy định liên quan đến hoạt động điện lực. Thẩm định phương thức hỗ trợ tài

chính các dự án thực hiện quả lý nhu cầu điện và tiết kiệm năng lượng; kết quả lựa chọn nhà đầu tư các nguồn điện mới theo chi phí tối thiểu. thẩm định việc cấp mới, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về TTĐ; các nội dung quy định trong giấy phép hoạt động điện lực của các đơn vị điện lực; các hợp đồng mua bán điện dài hạn đã được ký; các chương tình, dự án thực hiện quản lý nhu cầu

gia hoạt động điện lực về định biểu giá điện và phí, về quy định và thủ tục vận hành TTĐ và cá quy định khác của pháp luật về hoạt động của TTĐ. Thực hiện các

nhiệm vụ liên quan tới biểu giá điện bán lẻ, khung giá, phí các loại. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quản lý quan hệ cung cầu điện. Điều tiết hoạt động cạnh

tranh giữa các đối tượng tham gia TTĐ trong thực hiện quy định về cạnh tranh; giải quyết các khiếu nại và tranh chấp trên TTĐ; đề xuất cấp có thẩm quyền các phương án về sáp nhập hoặc chia tách các đơn vị hoạt động điện lực nhằm đảm bảo hoạt động cạnh tranh minh bạch của TTĐ. Thiết kế đề án xây dựng và phát triển các cấp độ TTĐ. Tham gia phát triển TTĐ và mua bán điện với nước ngoài...

Các bộ, cơ quan ngang bộ: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Uỷ ban nhân dân các cấp: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng

điện tại địa phương.

2.2. CẤU TRÚC, CƠ CHẾ VÀ THỰC TẾ VẬN HÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG

PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM

2.2.1. Cấu trúc của thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam

2.2.1.1. Mơ hình của thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam

Hiện nay, VCGM chính thức vận hành từ ngày 01/7/2012, mơ hình của thị trường như sau:

Tên gọi của thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam

- Tiếng Việt : Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam; - Tiếng Anh : Vietnam Competitive Generation Market; - Viết tắt : VCGM.

Cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của thị trường

a) Cơ cấu của thị trường: VCGM gồm 2 thị trường thành phần chính sau: - Thị trường hợp đồng: Các đơn vị phát điện ký hợp đồng với Đơn vị mua

- TTĐ giao ngay: áp dụng mơ hình thị trường điều độ tập trung chào giá theo chi phí (CBP).

b) Nguyên tắc hoạt động của thị trường Cấu trúc của VCGM như sau:

- Trong VCGM, toàn bộ điện năng phát của các NMĐ được bán cho đơn vị

mua buôn duy nhất, lịch huy động các tổ máy được lập căn cứ trên bản chào giá

theo chi phí biến đổi. Điện năng mua bán được thanh toán theo giá hợp đồng và giá thị trường giao ngay của từng chu kỳ giao dịch thông qua hợp đồng sai khác;

- Tỷ lệ điện năng thanh toán theo giá hợp đồng của thị trường được quy định ở mức bằng 90 tổng sản lượng điện phát của nhà máy, phần cịn lại được thanh tốn

theo giá thị trường giao ngay. Tỷ lệ này sẽ được giảm dần qua các năm tiếp theo để tăng tính cạnh tranh trong hoạt động phát điện, nhưng khơng thấp hơn 60%.

2.2.1.2. Thành viên của thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các bên trong sự phát triển của

MDMSP

Dịch vụ quản lý cung cấp số liệu đo đếm

Nguồn: [4]

Các hợp đồng dịch vụ phụ trợ

Các đơn vị phát điện

Người mua duy nhất (EPTC)

SMO (A0)

TNO (NPT)

Các đơn vị phân phối/Bán lẻ

Khách hàng VCGM Các hợp đồng dịch vụ phụ trợ Hợp đồng đấu nối Hợp đồng đấu nối Hợp đồng dịch vụ truyền tải Hợp đồng vận hành hệ thống Điều khiển

Truyền tải/Phân phối điện Mua bán điện qua PPA

Mua bán điện qua TTĐ giao ngay Hình 2.11. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam

thị trường, VCGM đưa ra các mối quan hệ thành viên cho các đơn vị tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào mua bán điện thông qua thị trường cũng như các tổ chức, cá nhân khác quan tâm đến việc truy cập những thông tin nhất định của VCGM mà

khơng sẵn có trong những thơng tin cơng bố chung.

Phân loại theo tiêu chí tham gia vào TTĐ, VCGM có bốn dạng thành viên:

- Thành viên giao dịch trực tiếp bao gồm người mua (Công ty Mua bán điện thuộc EVN, là người mua duy nhất của thị trường và tất cả các người bán bắt buộc phải bán điện cho Công ty Mua bán điện hoặc thông qua thị trường và thông qua

hợp đồng) và người bán là các đơn vị tham gia cạnh tranh phát điện gồm các NMĐ có cơng suất đặt từ 30 MW trở lên đấu nối vào lưới điện quốc gia (trừ các NMĐ

BOT, gió, địa nhiệt, các NMĐ thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên HTĐ quốc gia và không xác định được kế hoạch bán điện dài hạn). Các thành

viên giao dịch trực tiếp chịu chi phối của các quy định, thủ tục của VCGM.

Các đơn vị phát điện trong TTĐ có nghĩa vụ chào giá trên thị trường để được xếp lịch vận hành nhằm bán điện cho các Đơn vị mua buôn theo sản lượng đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện có thời hạn và thông qua TTĐ giao ngay, tham gia TTĐ và tuân thủ các quy định về vận hành TTĐ.

- Thành viên giao dịch gián tiếp bao gồm các Tổng công ty/Công ty CTĐL, NMĐ BOT, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, các đơn vị nhập khẩu và

Hình 2.12. Bốn dạng thành viên tham gia thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam VCGM Thành viên khơng chính thức (Vd: các NĐT tiềm năng) Thành viên giao dịch gián tiếp Thành viên giao dịch trực tiếp Nhà cung cấp dịch vụ PCs, BOT, SMHPs Nhập khẩu, Xuất khẩu Người bán: Genco,

Công ty mua bán điện

Người mua:

Công ty mua bán điện

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)