- EVN: 05 Tổng công ty phân phối điện,
4 Tỷ lệ dự phòng 8% 9% 31% 26%
3.1.2. Định hướng xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
tranh Việt Nam
Qui hoạch phát triển điện lực Việt nam V (giai đoạn 2001-2010 có triển vọng đến năm 2020)
Căn cứ vào Quy hoạch điện V, EVN sẽ tiến hành xây dựng TTĐ cạnh tranh, các nhà máy BOT, IPP và các nhà máy cùng tham gia vào TTĐ và giá bán điện được chào theo từng giờ. Đặc điểm chính của thị trường này là:
- Chuyển từ chế độ cung cấp theo kế hoạch sang nhu cầu của thị trường; - Chuyển sang thị trường cạnh tranh;
- Thị trường trao đổi thay cho buôn bán hai bên;
- Chuyển từ giá cả mang tính chính sách sang giá cả có tính thị trường; - Thị trường có chứa nhiều yếu tố rủi ro;
- Trong thị trường, các hợp đồng chỉ ký ngắn hạn, tối đa 3 năm thay cho hợp
đồng dài hạn trước đây.
Quy hoạch điện V cũng đã chỉ rõ: để thực hiện được định hướng này, "cần có những nghiên cứu thích hợp để chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật và thể chế để tiến tới hình thành TTĐ khi điều kiện cho phép".
Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Điện lực Việt Nam
Tại Văn bản số 26-KL/TW ngày 24/10/2003 thông báo "Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Điện lực Việt Nam", trên cơ sở đánh giá những thành tựu mà ngành điện Việt nam đã giành được đồng thời chỉ rõ những hạn chế, thách thức đặt ra đối với ngành điện, Bộ Chính trị đã cơ bản nhất trí với Quy hoạch điện V, song quan điểm, mục tiêu phát triển ngành điện cần bổ
sung một số nội dung “Từng bước hình thành TTĐ cạnh tranh trong nước, đa dạng
hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà
nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy
thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Tham gia hội nhập và mua bán điện với các nước trong khu vực”.
Định hướng xây dựng TTĐ theo Luật Điện lực
Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Điện lực đã được Quốc hội nước Cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 6 thông qua, tại Chương IV. Thị trường điện lực có 5 Điều, quy định rõ các nội dung liên quan gồm:
- Nguyên tắc hoạt động (Điều 17)
- Hình thành và phát triển thị trường điện lực (Điều 18) - Đối tượng tham gia thị trường điện lực (Điều 19)
- Mua bán điện trên thị trường điện lực (Điều 20)
- Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực (Điều 21)
Theo đó, TTĐ Việt Nam quy định hình thành và phát triển TTĐ theo thứ tự các giai đoạn: Thị trường phát điện cạnh tranh; Thị trường bán buôn điện cạnh
tranh; Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Các giai đoạn hình thành và phát triển TTĐ trong tương lai tại Việt Nam được xác định qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được quy định trong Luật điện lực và
sẽ được phát triển qua hai bước: bước thử nghiệm và hoàn chỉnh. Với các giai đoạn phát triển như trên, lộ trình hình thành và phát triển TTĐ tại Việt nam như sau:
2009 2010 2015 2016 2020 2021 2025
Thị trường phát
điện cạnh tranh
Thị trường bán buôn
điện cạnh tranh Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Thử nghiệm Thử nghiệm Thử nghiệm Hoàn chỉnh Hoàn chỉnh Hoàn chỉnh Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Hình 3.2. Dự kiến các giai đoạn phát triển TTĐ tại Việt Nam
Giai đoạn 1: Thị trường phát điện cạnh tranh: Bước 1: Thị trường phát
điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ năm 2009 - 2010; Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ năm 2010 đến năm 2015.
Giai đoạn 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Bước 1: Thị trường
bán buôn điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ 2015-2016; Bước 2: Thị trường
bán bn điện cạnh tranh hồn chỉnh dự kiến từ năm 2016 đến năm 2020.
Giai đoạn 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Bước 1: Thị trường bán
lẻ điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ năm 2020 đến năm 2021; Bước 2: Thị
trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến sau năm 2021.
3.1.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Việt Nam
Ở Việt Nam, từ ngày thành lập ngành điện lực cho đến nay, tuy thị trường
phát điện cạnh tranh đang trong quá trình vận hành nhưng chỉ một số NMĐ tham
gia và với tỷ lệ điện năng tham gia bán trên thị trường giao ngay chỉ ở mức 10%,
các đơn vị phát điện thuộc sở hữu EVN chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó đơn vị điều hành giao dịch TTĐ và HTĐ, đơn vị truyền tải điện,… vẫn là các đơn vị thuộc sở
hữu nhà nước 100% và trực thuộc EVN, do vậy TTĐ hiện nay của chúng ta cơ bản vẫn dưới dạng độc quyền, do đó khơng nằm ngồi quy luật phát triển của thị trường TTĐ Việt Nam đã bộc lộ những nhược điểm cơ bản là hiệu quả kinh tế trong SXKD không đáp ứng yêu cầu phát triển, giá điện chưa thoả mãn mong muốn của người sử dụng điện, tình trạng độc quyền phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người sử dụng điện. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, để hội nhập kinh
tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta phải từng bước xây dựng và phát triển TTĐ cạnh tranh lần lượt theo các mức độ cạnh tranh của thị trường. Việc xây dựng và phát triển VWEM là bước tất yếu của quá trình phát triển TTĐ Việt Nam với những mục tiêu cụ thể sau:
3.1.3.1. Đảm bảo cân bằng giữa khả năng cung cầu điện
Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy việc tạo lập và phát triển TTĐ
cầu phát triển nguồn, lưới điện để đáp ứng có dự phịng nhu cầu tiêu thụ điện của
sản xuất và đời sống xã hội.
Đây là vấn đề cốt lõi, có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của
TTĐ cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm giữa cung và
cầu về điện. Nếu giá điện cạnh tranh mà thoả mãn được lợi ích của khách hàng sử dụng điện, thì lại khó đáp ứng được yêu cầu thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư, dẫn đến không thu hút được đầu tư. Như vậy sẽ nảy sinh mâu thuẫn: giá
điện rẻ, nhu cầu điện sẽ tăng nhanh, đầu tư phát triển nguồn, lưới điện không kịp;
ngược lại, giá điện tăng để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư phát triển nguồn, lưới điện, thì lại không thoả mãn được lợi ích của người sử dụng điện, nhu cầu điện
giảm, dẫn đến ngừng trệ sản xuất, không cần phải đầu tư phát triển. Để giải quyết
vấn đề này, giá điện cạnh tranh phải đảm bảo cân bằng được lợi ích của khách hàng sử dụng điện và của nhà đầu tư.
Việc mua điện từ các NMĐ để bán lại cho các công ty phân phối phải được đảm bảo liên tục không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện. Cơ chế
vận hành TTĐ phải đảm bảo kế thừa được những hợp đồng mua bán điện đã ký
giữa EVN với các đơn vị phát điện, đặc biệt là các hợp đồng mua bán điện có bảo
lãnh nhà nước để tránh khả năng đàm phán lại gây tăng giá mua điện dẫn đến đột
biến tăng giá điện bán lẻ.
Có cơ chế giá điện phù hợp nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong từng khâu phát điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện có doanh thu đủ bù đắp chi phí thực tế và có lợi nhuận hợp lý cho đầu tư phát triển dài hạn. Giá
truyền tải và giá phân phối cần được điều tiết chặt chẽ, đảm bảo cho các doanh
nghiệp hoạt động có mức lợi nhuận hợp lý nhưng không tăng áp lực tăng giá điện. Chỉ với cơ chế này mới có thể thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào phát
triển nguồn lưới đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải đang tăng cao và hệ thống có dự phịng cần thiết.
3.1.3.2. Giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh điện năng
Trong thị trường hiện nay, người sản xuất, cung ứng điện chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư kinh tế và nâng cao hiệu quả trong quản lý vận hành. Công tác
quản lý đầu tư cải tạo, nâng cấp và sửa chữa trang thiết bị đã từng bước được cải
thiện, nhưng vẫn cịn nhiều lãng phí. Tổn thất điện năng trong những năm gần đây
có giảm nhiều so với những năm trước, nhưng vẫn cao hơn các nước trong khu vực khoảng 4-5%. Phát triển mơ hình thị trường bán buôn điện nhằm thúc đẩy cạnh
tranh giữa các nhà máy điện nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí sản xuất điện và tạo
động lực thúc đẩy các thành phần ngoài EVN tham gia đầu tư xây dựng mới nguồn điện, cạnh tranh giữa các đơn vị bán buôn điện cho khách hàng.
Đối với khâu phân phối điện, việc thực hiện bán buôn điện từ EVN cho các
Tổng CTĐL dựa trên giá hạch toán nội bộ, có tính chất bù chéo lớn, để đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận hợp lý cho các Tổng CTĐL. Vấn đề này làm cho các Tổng CTĐL
chưa đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chi phí trong khâu phân phối, bán lẻ điện đến khách hàng sử dụng điện.
3.1.3.3. Nâng cao trách nhiệm của người sản xuất và cung ứng điện
Hiện tại, tài sản nguồn và lưới điện hầu hết thuộc sở hữu Nhà nước, cơ chế
quản lý tuy có cải thiện, nhưng vẫn còn tập trung ở mức cao, nên trách nhiệm của
người sản xuất và cung ứng điện còn nhiều hạn chế, nhất là khâu chăm lo bảo quản, giữ gìn trang thiết bị điện và sử dụng có hiệu quả đồng vốn bỏ ra.
Khi chuyển sang TTĐ bán buôn cạnh tranh, nghĩa là phải tách bạch các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, bán điện và giao quyền tự chủ toàn diện cho từng đơn vị, thì trách nhiệm bảo quản tài sản, vốn, quan hệ và dịch vụ khách hàng chắc
chắn sẽ được cải thiện đáng kể để giảm thiểu các chi phí vì kết quả của SXKD gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đơn vị SXKD điện.
3.1.3.4. Tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng điện
Khi chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh, khách hàng mua điện ở cấp điện áp 110 kV trở lên có điều kiện thuận lợi hơn bằng việc có thể mua trực
tiếp từ các NMĐ, có thể mua điện của đơn vị phân phối điện thông qua hợp đồng
mua bán điện hoặc mua điện trực tiếp trên thị trường giao dịch mua bán điện từ các
đơn vị bán buôn điện.
phân phối, bán lẻ trên địa bàn, sau khi hình thành thị trường bán lẻ điện mới có thể mua điện của bất kỳ đơn vị phân phối, bán lẻ điện nào, không phụ thuộc vào vị trí địa lý và các đơn vị quản lý lưới điện truyền tải, phân phối phải truyền tải thuê cho họ.
3.1.3.5. Loại trừ sự độc quyền trong sử dụng lưới truyền tải, phân phối
Lưới điện truyền tải, phân phối có thể thuộc quyền sở hữu quản lý vận hành của một tổ chức nhà nước, liên doanh hay tư nhân, nhưng bắt buộc phải thực hiện một cách cơng bằng, bình đẳng trong việc ký hợp đồng truyền tải điện thuê cho các
đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện và được hưởng phí truyền tải điện. Đơn vị truyền tải, phân phối điện xác định chi phí truyền tải điện trên cơ sở tính đủ chi phí vận hành, sửa chữa, thu hồi đầu tư, có lợi nhuận hợp lý. Cơ quan điều tiết điện lực thẩm định và ban hành chi phí truyền tải điện, đồng thời thực hiện chức năng điều tiết hoạt động của hệ thống truyền tải, phân phối theo quy định của pháp luật.
3.1.3.6. Tạo môi trường thu hút đầu tư phát triển KT-XH và phát triển điện lực
Khi tạo ra TTĐ cạnh tranh, giá điện hợp lý, độ an toàn, tin cậy trong cung
cấp điện được nâng cao, thì sẽ là động lực thu hút các nhà đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Khi cơ chế giá điện cạnh tranh và các ưu đãi khác theo quy định của pháp
luật tạo ra tín hiệu về đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư phát triển điện lực cũng sẽ tập trung vốn để xây dựng phát triển các NMĐ. Đồng thời, giữa các khâu phân phối,
bán lẻ điện sẽ xuất hiện những nhà đầu tư, thương mại trung gian, đầu tư vốn để
làm đầu mối trong việc mua buôn, bán buôn; mua lẻ, bán lẻ điện năng phần nào sẽ giảm được áp lực đầu tư cũng như yêu cầu quản lý ở các khâu phân phối, bán lẻ điện năng.
3.1.3.7. Nâng cao tính an tồn, ổn định trong cung cấp điện và dịch vụ điện
Trong điều kiện thị trường độc quyền như hiện nay, tình trạng sự cố cịn
nhiều; chất lượng, tiến độ sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị nguồn, lưới điện; ý thức và kỷ luật trong vận hành thực hiện chưa nghiêm đã dẫn đến việc cấp điện cho
khách hàng chưa ổn định. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cạnh tranh, các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện buộc phải có các biện pháp kinh tế
- kỹ thuật để:
- Thực hiện kế hoạch đại tu, sửa chữa trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện một cách nghiêm ngặt, đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu chất lượng;
- Thực hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng, chăm sóc thiết bị một cách nghiêm túc, có hiệu quả, nhằm nâng cao độ sẵn sàng của thiết bị;
- Thực hiện kết lưới điện có mạch vịng, lắp đặt thiết bị đóng lặp lại, nhằm hỗ trợ khi xảy ra sự cố hoặc khi tiến hành sửa chữa;
- Tính tốn quy mơ các đường dây và TBA có mức dự phịng tối ưu, nhằm
bảo đảm công suất cho phụ tải.
3.1.3.8. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn năng lượng
Giá điện là yếu tố quan trọng nhất đối với TTĐ cạnh tranh. Giá điện liên
quan đến chi phí về sử dụng các dạng năng lượng sơ cấp. Giá điện tối ưu cho người sản xuất và người tiêu thụ có liên quan trực tiếp đến sử dụng tối ưu các dạng năng lượng sơ cấp trong HTĐ. Giá điện cũng có tác động lớn đến chi phí của giá thành các sản phẩm, hàng hoá. Do vậy, hoạt động của TTĐ cạnh tranh có hiệu quả, sẽ
mang lại kết quả không nhỏ trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng.
3.2. MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH
TRANH VIỆT NAM
Như đã phân tích lý thuyết về TTĐ, đặc biệt đối với mơ hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh ở Chương I, cũng như thực trạng TTĐ Việt Nam hiện nay được đề cập ở Chương II, cùng với định hướng xây dựng và phát triển TTĐ của
Việt Nam và các mục tiêu cần đạt được khi xây dựng và phát triển TTĐ, có thể thấy một điểm chung là nên xây dựng và phát triển TTĐ tại Việt Nam với mơ hình cạnh tranh từ thấp đến cao phù hợp với trình độ quản lý, quy mô phát triển thực tế, kết cấu HTĐ và cơ sở hạ tầng của nước ta và quá trình tái cơ cấu. Bản thân TTĐ Việt Nam đã bước đầu vận hành theo mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh, vấn đề là việc xác định cơ chế, nội dung chuyển đổi để đảm bảo tính ổn định, bền vững khi