KHỐI BÁN BUÔN, PHÂN PHỐI VÀ

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 147 - 160)

- EVN: 05 Tổng công ty phân phối điện,

Độc quyền NN

KHỐI BÁN BUÔN, PHÂN PHỐI VÀ

PHÂN PHỐI VÀ

BÁN LẺ

(Hiện thuộc sở hữu Nhà nước và sẽ CPH) Cạnh tranh trong Thị trường bán buôn điện Các Công ty phát điện, Các NMĐ độc lập (IPPs) Cơ quan vận hành HTĐ (SO) TNO (NPT) Các SMHP và Điện nguyên tử Các đơn vị mua buôn điện Các đơn vị phân phối điện Cơ quan điều hành TTĐ (MO)

c) Tổng công suất đặt của các NMĐ toàn hệ thống năm 2009 và năm 2015 do EVN, PVN, TKV, SDC và các NMĐ độc lập/BOT đang quản lý vận hành được

trình bày tại bảng và biểu đồ dưới đây:

Bảng 3.4. Tổng công suất đặt toàn hệ thống năm 2009 và năm 2015

Năm 2009 Năm 2015

STT Tên đơn vị Công suất

(MW) Thị phần (%) Công suất (MW) Thị phần (%) 1 EVN 12.518 67,86 26.678 62,4 2 PVN 2.072 11,24 5.222 12,2 3 TKV 745 4,04 1.485 3,5 4 SDC 218 1,18 414 1,0 5 NMĐ độc lập/BOT 2.343 12,70 7.928 18,5

6 Mua Trung Quốc 550 2,98 1021 2,4

TỔNG 18.446 100 42.748 100

Hình 3.4. Biểu đồ tổng cơng suất đặt tồn hệ thống năm 2009 và năm 2015

Kinh nghiệm các nước cho thấy để đảm bảo có một TTĐ cạnh tranh lành

mạnh ở khâu phát thì mỗi đơn vị phát điện chỉ được sở hữu và quản lý không quá

20% tổng nhu cầu công suất điện của HTĐ quốc gia. Đơn vị phát điện tại các nước trên thế giới hầu hết được hạch tốn độc lập hoặc hoạt động theo mơ hình cơng ty

cổ phần, liên doanh hoặc cơng ty tư nhân và trong luật điện lực của các nước quy định cụ thể quyền là nghĩa vụ của đơn vị phát điện.

12518 2072 2072 745 218 2343 550 26678 5222 1485 414 7928 1021 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Năm 2009 Năm 2015 EVN PVN TKV SDC IPP/BOT Mua TQ

Đối với TTĐ Việt Nam hiện nay, các đơn vị tham gia trong khâu phát điện

cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu để tham gia khi chuyển đổi sang mơ hình thị

trường bán bn cạnh tranh gồm: các Tổng công ty phát điện, các NMĐ đã được cổ phần, các nhà đầu tư của nhà nước và tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài,…

Tuy vậy, cần so sánh quy mô về công suất đặt của các đơn vị phát điện, thấy rằng năm 2009 tổng công suất đặt của mỗi NMĐ độc lập chỉ chiếm được một phần nhỏ trong thị trường, do đó các đơn vị phát điện này khơng có sức mạnh để có thể

thao túng thị trường. Ngược lại, tổng công suất đặt của các NMĐ thuộc EVN chiếm tỷ trọng 67,86%, dự kiến đến năm 2015, nếu khơng có sự tái cơ cấu khâu phát điện, EVN tiếp tục chiếm tỷ trọng 62,4%, mặt dù đã tách thành các công ty phát điện độc lập nhưng vẫn tiếp tục do EVN nắm giữ 100% vốn, với tỷ trọng này việc EVN thao túng thị trường và ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, tái cấu trúc khối phát điện cần được tiến hành. Nguyên tắc

cho việc tái cấu trúc khối phát điện là nhóm các NMĐ do EVN sở hữu hoặc chiếm cổ phần chi phối để hình thành các đơn vị phát điện có năng lực cạnh tranh tương đương tham gia TTĐ để tách ra thành các đơn vị phát điện độc lập, trong đó khơng

có đơn vị nào có quy mơ quá lớn, có đủ khả năng lũng đoạn thị trường.

Các nguyên tắc nhóm các NMĐ cần được xác định cụ thể như sau:

- Tạo nên cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị phát điện. Khơng có các đơn vị phát điện với quy mơ q lớn để có thể sử dụng lợi thế riêng của mình thao túng thị trường.

- Các đơn vị phát điện được hình thành cần có tính kinh tế về quy mơ cao,

thuận lợi cho việc cổ phần hố sau này.

- Các đơn vị phát điện được hình thành cần có quy mơ nhất định đảm bảo

khả năng huy động vốn đầu tư cho phát triển các nguồn điện mới.

Để đạt được các mục tiêu trên, việc nhóm các NMĐ để hình thành các đơn vị

phát điện cần tuân thủ các tiêu chí sau:

- Tổng công suất đặt của một đơn vị phát điện không được vượt quá 20%

- Các Đơn vị phát điện cần có tổng cơng suất các NMĐ tương đương nhau;

có cơng suất đặt cho các công nghệ phát điện cho các vùng khác nhau của biểu đồ

phụ tải (đáy, lưng và đỉnh) tương đương nhau.

- Địa bàn quản lý của mỗi đơn vị phát điện không phân biệt vùng, miền. Mỗi

đơn vị phát điện cần có các nhà máy thuỷ điện phân bổ ở cả 3 miền Bắc, Trung và

Nam.

- Có tỷ trọng cơng suất của các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện than và tuabin khí tương đối cân bằng giữa các đơn vị phát điện.

- Các nhà máy thuỷ điện trên cùng một dịng sơng và các nhà máy nhiệt điện tuabin khí cùng một nguồn cấp khí cần được nhóm lại vào một Đơn vị phát điện.

- Mỗi đơn vị phát điện gồm cả các nhà máy đã phát điện thương mại và các NMĐ sẽ xây dựng đưa vào vận hành tới năm 2015.

Tuy vậy, hiện nay việc chỉ quyết định thành lập 03 Tổng công ty phát điện với công suất còn thấp, 100% vốn do EVN quản lý vẫn chưa xử lý triệt để các vấn đề về tính cạnh tranh trong TTĐ Việt Nam. Vì vậy, trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, căn cứ số lượng thực tế các NMĐ hiện có, các NMĐ đã sắp xếp vào 3 Tổng công ty nguồn điện và các dự án đang xây dựng, vị trí địa lý của các nhà máy, công nghệ phát điện của các nhà máy, quy mô HTĐ tới năm 2015, Luận án đưa ra phương án sau:

Cần thiết phải thành lập Tổng Công ty nguồn điện chiến lược, gồm các NMĐ lớn hiện đang phụ thuộc EVN gồm: Thuỷ điện Hồ Bình, Sơn La, Ialy, Pleikrong,

SêSan 3, SêSan 4, Trị An. Đây là các nguồn thuỷ điện lớn do nhà nước đầu tư có giá

điện thấp, ngồi chức năng phát điện cịn có nhiệm vụ chống lũ chống hạn và có vai

trò quan trong trong đảm bảo cung cấp điện. Vì vậy, các nhà máy này sẽ được nhóm lại để hình thành Cơng ty nguồn điện chiến lược, do Nhà nước sở hữu lâu dài và cần tách ra khỏi EVN để trở thành đơn vị độc lập.

Tăng cường thêm các NMĐ cịn lại vào nhóm 03 Tổng công ty phát điện sao cho tổng công suất đặt của mỗi Tổng công ty phát điện là tương đương nhau, khơng gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của TTĐ, với công suất khoảng từ 6.000MW đến 7.000MW vào năm 2015.

Bên cạnh đó, các Tổng cơng ty phát điện này cần được tách ra hoạt động độc lập, không thuộc sở hữu chung của Công ty mẹ là EVN. Như vậy, bằng việc sở hữu các NMĐ với tổng công suất từ 6.000 - 7.000MW vào năm 2015, với quy mô này các Công ty phát điện cũng có đủ năng lực huy động vốn để phát triển hàng năm

khoảng 1.000 - 2.000MW công suất các NMĐ mới. Mặt khác, với quy mô như vậy sẽ khơng có sự chênh lệch q lớn năng lực cạnh tranh so với các Công ty phát điện khác nên sẽ đảm bảo tốt hơn yêu cầu cạnh tranh lành mạnh của TTĐ.

Quy mô công suất các Công ty phát điện dự kiến năm 2015 được trình bày

trong bảng sau:

Bảng 3.5. Công suất các đơn vị phát điện dự kiến năm 2015

TT Tên công ty phát điện Công suất

2015 (MW)

Thị phần (%)

01 Công ty nguồn điện chiến lược 6.160 14,4%

02 Công ty phát điện 1 7.220 16,9%

03 Công ty phát điện 2 6.525 15,3%

04 Công ty phát điện 3 6.773 15,8%

05 Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam 5.222 12,2%

06 Tập đồn than và khống sản Việt Nam 1.485 3,5%

07 Tập đồn Sơng Đà 414 1,0%

08 Các NMĐ độc lập/BOT 7.928 18,5%

09 Nhập khẩu điện 1.021 2,4%

Tổng toàn hệ thống 42.748 100%

Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo.

3.2.1.3.2. Đối với khâu vận hành hệ thống và điều hành giao dịch TTĐ

Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, để đảm bảo vận hành HTĐ và

TTĐ thời gian thực đòi hỏi sự tồn tại của SO và MO. SO và MO hoạt động theo các chức năng khác nhau, tuy nhiên có quan hệ rất mật thiết với nhau, đó là:

- Hệ thống điện vừa phải đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy vừa phải đảm

bảo các nguyên tắc của thị trường tại bất kỳ một thời điểm nào.

- Cả SO và MO đều sử dụng chung hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu

- Các quyết định của SO và MO có liên quan đến nhau.

Bảng 3.6. So sánh chức năng nhiệm vụ của SO và MO

Cơ quan vận hành hệ thống (SO) Cơ quan điều hành thị trường (MO)

- Điều độ các NMĐ trên kế hoạch phát điện giờ tới (do MO cung cấp) và các yêu cầu đảm bảo an ninh HTĐ.

- Chỉ huy thao tác vận hành trên hệ thống truyền tải điện;

- Quản lý, điều độ các dịch vụ phụ trong TTĐ.

- Đảm bảo cân bằng và an ninh hệ thống

trong mọi thời điểm.

- Thực hiện dự báo phụ tải và điều phối công tác lập lịch sửa chữa nguồn điện và lưới điện.

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quy hoạch và phát triển HTĐ theo quy định.

- Tham gia xây dựng các quy trình, thủ tục phục vụ công tác vận hành thị trường như:

Quy định về chào giá, Quy định về truyền

tải, Quy định về giám sát và các hành vi lũng đoạn thị trường,…

- Tiếp nhận các bản chào giá từ các Đơn vị phát điện;

- Cập nhật các thông tin do Đơn vị vận hành HTĐ cung cấp cần thiết cho công tác lập kế hoạch phát điện;

- Lập kế hoạch phát điện (ngày tới, giờ tới) và xác định giá thị trường;

- Xác nhận sản lượng mua bán điện thực tế, quản lý số liệu đo đếm phục vụ cơng tác thanh tốn;

- Thực hiện việc xác nhận khối lượng điện giao dịch theo hợp đồng mua bán điện và trên TTĐ đối với các Đơn vị phát điện và các Đơn vị mua bán buôn điện;

- Giám sát hoạt động của TTĐ, giám sát các thành viên thị trường trong việc tuân thủ các quy định về TTĐ.

Vì các mối liên hệ trên, hiện nay trên thế giới có hai xu hướng thiết lập mơ hình SO và MO như sau:

- Sáp nhập SO vào MO: đây là xu hướng được sử dụng phần lớn các bang

của Mỹ và các nước Bắc Mỹ. Lựa chọn này có ưu điểm là đảm bảo sự vận hành an toàn của hệ thống tránh được những biến động lớn do mặt trái của thị trường mang lại. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc can thiệp vào thị trường của cơ quan điều độ hệ thống ít nhiều ảnh hưởng đến nguyên tắc của thị trường.

- Thành lập SO và MO là hai cơ quan độc lập: Lựa chọn này có ưu điểm là hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của SO vào thị trường tuy nhiên yếu điểm của lựa chọn này là cơ chế phối hợp giữa SO và MO yếu dẫn đến khơng đảm bảo sự vận hành an tồn dài hạn của hệ thống. Kinh nghiệm tổ chức TTĐ của các nước liên quan đến

giao dịch mua bán điện năng trong thị trường bán buôn điện như: TTĐ Australia, Anh, Argentina, Chile,… hầu hết các giao dịch trên TTĐ bắt buộc được điều hành bởi MO. MO chịu toàn bộ trách nhiệm sắp xếp các giao dịch bán buôn điện trong thị trường.

Trong quá trình cải cách TTĐ tại Bang California - Mỹ, cũng như các nước Na uy, Tây Ban Nha,… mơ hình thị trường bán bn điện linh hoạt hơn được đề cập đến và triển khai thực hiện. Bên cạnh TTĐ bắt buộc, các giao dịch mua bán song phương giữa các NMĐ và khách hàng bên ngoài cũng được chấp thuận. Chức năng vận hành TTĐ và vận hành HTĐ cũng được phân tách rõ rệt hơn và hình thành hai cơ quan quản lý riêng biệt đó là: Đơn vị vận hành HTĐ và MO, Đơn vị vận hành HTĐ tập trung vào việc điều chỉnh các giao dịch liên quan đến hợp đồng song phương. Đây cũng là khuynh

hướng chung trong kinh nghiệm cải tổ TTĐ tại các nước.

Từ thực tế kinh nghiệm phát triển thành công thị trường bán buôn điện cạnh tranh của các nước cùng với việc phân tích các chức năng của SO và MO cho thấy

để phát triển lên thị trường bán buôn điện cạnh tranh, TTĐ Việt Nam vẫn còn thiếu đơn vị làm vai trò trung gian đầu mối cho hoạt động mua bán điện của các NMĐ,

CTĐL và các hộ tiêu thụ lớn. Thực chất hiện nay trong mơ hình VCGM, A0 đóng vai trị của SO và MO để đảm bảo cho vận hành thị trường.

Từ những phân tích trên, áp dụng vào điều kiện của EVN, với mục tiêu minh bạch hóa các khâu của quá trình mua bán điện, thúc đẩy sự phát triển của thị trường điện. Luận án đề xuất cần thiết phải tách bạch chức năng vận hành TTĐ và HTĐ đối

với thị trường bán buôn điện Việt Nam, do vậy phải bổ sung thành phần mới tham gia thị trường bán bn điện đó là MO. SO và MO là hai cơ quan độc lập cần được hoạt

động theo mơ hình cơng ty TNHH nhà nước MTV, hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Vai trò và trách nhiệm của SO trong thị trường bán buôn điện cạnh

tranh Việt Nam

Vai trị chính của SO trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng giống

như trong thị trường phát điện cạnh tranh, đó là cân bằng cung cầu và đáp ứng các

tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn nhất định. Nhưng trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các luật lệ về vận hành hệ thống được quyết định bởi các thành

của SO trở nên phức tạp hơn do số lượng thành phần tham gia thị trường nhiều hơn. Sẽ có một số lượng hợp đồng song phương lớn hơn nhiều mà SO phải tính đến khi lập kế hoạch và điều độ, và cơ quan này có thể phải cân bằng cung cầu với một

lượng phát điện tương đối nhỏ mà lượng phát điện này được lập kế hoạch và điều độ trên cơ sở các mức giá do các đơn vị phát điện đặt ra.

Ngoài các trách nhiệm của SO đã được xác định trong thị trường phát điện

cạnh tranh, trong thị trường cạnh tranh bán bn điện, SO cịn phải:

- Chịu trách nhiệm dự báo phụ tải và nghiên cứu mở rộng hệ thống nhằm cung cấp thông tin cho các quyết định đầu tư của các thành phần tham gia thị

trường. Trước đây trách nhiệm này là của Người mua duy nhất;

- Thực hiện giám sát thị trường nghiêm khắc hơn nhằm ngăn chặn các hành vi phi cạnh tranh của bất kỳ thành phần tham gia thị trường nào;

- Tham gia xây dựng các quy trình, thủ tục phục vụ cơng tác vận hành, như: Quy định cách thức các bản chào giá của các đơn vị phát điện sao cho dựa vào đó

SO lập kế hoạch và điều độ phát điện nhằm đáp ứng mục tiêu điều độ chi phí thấp nhất; Quy định cách thức công ty truyền tải cung cấp thông tin về mức khả dụng

truyền tải của công suất mạng lưới cho SO;

- Quy định thủ tục giám sát và biện pháp ngăn chặn các hành vi chi phối thị trường và phi cạnh tranh.

Vai trò và trách nhiệm của MO trong thị trường bán buôn điện cạnh

tranh Việt Nam

Là đơn vị mới tham gia khi chuyển đổi mơ hình từ thị trường phát điện cạnh

tranh sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh, MO sẽ trực tiếp quản lý TTĐ giao ngay. MO không mua và bán điện nhưng hoạt động như một cơ quan giao dịch,

giống như sở giao dịch chứng khoán, nơi mà các thành phần tham gia thị trường (các đơn vị phát điện, kinh doanh điện, phân phối điện và các khách hàng lớn) mua và bán điện.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 147 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)