Giá điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 68 - 80)

- Dịch vụ khởi động đen: khả năng khởi động tổ máy/nhà máy không sử

1.3.3.Giá điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Trong SXKD điện thơng thường có giá phát điện (bằng với giá thành sản

xuất ra một kWh tại đầu ra của TBA NMĐ cộng với lợi nhuận hợp lý của nhà sản

xuất điện), giá bán buôn điện tại thanh cái TBA NMĐ (bằng giá phát điện), giá bán buôn điện tại đầu ra của TBA truyền tải (bằng giá phát điện cộng với giá truyền tải

điện trên lưới điện truyền tải cộng với lợi nhuận hợp lý của nhà bán buôn điện tại

lưới điện truyền tải), giá bán buôn điện tại đầu ra TBA phân phối (bằng giá bán

buôn điện tại TBA truyền tải cộng với giá phân phối điện cộng với lợi nhuận hợp lý của nhà bán buôn điện tại lưới điện phân phối) và giá bán lẻ điện (bằng giá bán

buôn điện tại đầu ra TBA phân phối cộng với lợi nhuận hợp lý của nhà bán lẻ điện). Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong biểu giá điện gồm có mức giá cụ thể hoặc khung giá, trong đó khung giá được tính từ mức giá thấp nhất (giá

sàn) đến mức giá cao nhất (giá trần). Khung giá phát điện, bán buôn điện do Cơ quan

điều tiết điện lực quyết định, đơn vị phát điện quyết định giá bán tại đầu ra trạm biến

áp NMĐ, đơn vị bán buôn điện quyết định giá bán trong khung giá bán buôn điện. Về khung giá hoặc mức giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện cuối cùng, nhiều

nước do Chính phủ quyết định; tuy nhiên, một số nước do Cơ quan điều tiết điện lực

độc lập quyết định. Đối với những nước đã chuyển sang thị trường bán lẻ điện như

sở giá bán điện cạnh tranh trên thị trường và do Cơ quan điều tiết điện lực độc lập

kiểm soát, quy định với mục tiêu chủ yếu là bảo đảm cho các đơn vị điện lực có mức lợi nhuận hợp lý đồng thời bảo vệ quyền lợi của người sử dụng điện.

Trong quá trình tái cơ cấu ngành điện sẽ từng bước cải cách các khâu sản

xuất điện, truyền tải điện, phân phối và kinh doanh điện thành các khâu độc lập về

hạch toán và sở hữu. Việc tách các khâu sẽ hình thành giá bán điện tại điểm giao

nhận điện giữa NMĐ và lưới điện truyền tải, giữa lưới điện truyền tải và lưới điện

phân phối. Các đơn vị mua buôn sẽ mua điện từ các NMĐ và bán buôn điện cho các

đơn vị phân phối, Đơn vị truyền tải điện sẽ thu hồi chi phí cho hoạt động truyền tải

qua giá truyền tải được cộng tới vào giá bán buôn điện. Như vậy, trong thị trường

bán buôn điện cạnh tranh sẽ có giá bán điện cho các khâu, bao gồm: Giá phát điện; Giá truyền tải điện; Giá phân phối bán lẻ điện và các chi phí phụ trợ khác.

1.3.3.1. Giá phát điện

Giá phát điện thông thường được xác định thông qua TTĐ tập trung, hợp đồng sai khác, hợp đồng mua bán điện song phương giữa các NMĐ và đơn vị mua điện thị trường.

1.3.3.2. Giá truyền tải điện [28]

Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, hệ thống phải được vận hành

nhằm đáp ứng các hợp đồng mua bán điện của tất cả các đơn vị mua, bán điện đồng thời giảm thiểu các chi phí cung ứng điện thông qua thị trường bán buôn điện. Điều này đạt được bởi tất cả các đơn vị mua và bán điện đều phải tham gia vào một thỏa

thuận nhiều bên về vận hành hệ thống, tất cả đều phải sử dụng dịch vụ truyền tải điện. Do vậy, Đơn vị truyền tải điện phải xây dựng mức giá truyền tải điện liên quan đến

tất cả dịch vụ truyền tải điện được cung cấp mà không được phân biệt đối xử. Việc xác định và áp dụng giá truyền tải có những ý nghĩa quan trọng như sau: - Đưa ra tín hiệu quan trọng đối với các nhà máy tham gia thị trường về việc

giá mua của thị trường khác nhau tùy theo vị trí do ràng buộc lưới và khuyến khích

đầu tư nguồn điện tại những địa bàn phù hợp; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo điều kiện thu từ các bên liên quan trong giao dịch giữa các nhà máy với các khách hàng lớn;

- Trong khi chi phí tại khâu phát điện đã được thương mại hóa, việc xác định chi phí tại khâu truyền tải điện một cách công khai, hợp lý sẽ đóng vai trị quan

trọng trong việc xây dựng giá bán buôn, bán lẻ. Đồng thời giá dịch vụ truyền tải đảm bảo để các công ty truyền tải điện thu hồi vốn đầu tư và có tỷ lệ tái đầu tư hợp

lý để mở rộng và phát triển lưới điện trong điều kiện nhu cầu đang có tốc độ tăng

trưởng cao, nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng và phát triển lưới truyền tải rất lớn. Giá truyền tải điện trong thị trường bán bn điện có thể xác định theo nhiều phương pháp như: thống nhất áp dụng một mức giá mà khơng tính đến khu vực địa lý; hoặc giá truyền tải điện phụ thuộc vào khu vực, phản ánh chi phí cung cấp các dịch vụ truyền tải hoặc tại một điểm đấu nối hoặc giữa các điểm đấu nối,…

Để xác định giá truyền tải, người ta tiến hành xác định doanh thu hợp lý hàng

năm cho các công ty truyền tải. Trên cơ sở doanh thu hợp lý trên, người ta phân bổ cho người sử dụng lưới điện theo các cách khác nhau gọi là giá truyền tải. Có hai

phương pháp chính hiện đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước để tính tốn giá

truyền tải: Phương pháp thứ nhất căn cứ vào vị trí đấu nối với HTĐ, phương pháp

thứ hai là phương pháp điểm - điểm, xác định cước phí dựa trên lượng điện năng

truyền tải qua HTĐ.

Phương pháp xác định giá truyền tải dựa trên vị trí đấu nối được thực hiện

bằng một trong ba cách là cước điểm nút, cước vùng và cước "tem thư".

Cước điểm nút: được xác định cho từng điểm nút trong toàn hệ thống theo

nguyên tắc sau: khi tại một điểm nút của hệ thống có hiện tượng quá tải, người ta

tăng mức giá truyền tải tính cho các các đơn vị mua điện và giảm giá mua điện từ

các công ty phát điện. Biên độ điều chỉnh này được gọi là giá "vô hình". Giá tại điểm nút tại thời điểm bị quá tải được tính bằng tổng giá của giá điện (đã bao gồm

cả chi phí truyền tải) cộng với giá "vơ hình". Như vậy, tại các điểm nút có hiện

tượng quá tải, giá điện sẽ cao hơn tại các nút không bị quá tải. Do vậy, các nhà máy sẽ giảm cơng suất phát cịn các hộ tiêu thụ điện hộ tiêu thụ điện sẽ giảm công suất tiêu thụ. Ưu điểm của phương pháp là thơng qua cước phí truyền tải, người ta điều chỉnh công suất vào, ra tại từng điểm nút của hệ thống. Nhược điểm của phương

công ty quản lý lưới điện về mức độ quá tải của đường dây và chưa xác định được

thời gian thu hồi vốn đầu tư cho đường dây.

Cước vùng: HTĐ chia ra thành một số khu vực và mỗi khu vực sẽ xác định

mức cước chung cho vùng được tính tốn dựa trên trung bình cộng cước phí các điểm trong vùng. Với cách tính này, việc tính tốn xác định mức cước cho các đơn

vị sẽ đơn giản và thuận tiện hơn so với cách tính cước điểm nút nói trên. Tuy nhiên về cơ bản cách tính này chưa khắc phục được những tồn tại của phương pháp trên.

Cước "tem thư": được ấn định mức cước phí chung tại mọi điểm của tồn hệ

thống bằng cách lấy tổng doanh thu hợp lý trên chia cho tổng phụ tải tính tốn của tồn hệ thống. Phương pháp này dựa trên giả thuyết cho rằng mọi khách hàng đều sử dụng các dịch vụ truyền tải giống nhau nên không cần thiết phải tính tốn chi tiết riêng cho từng khách hàng. Ưu điểm của phương pháp này là tính đơn giản, dễ áp

dụng. Tuy nhiên nhược điểm là khơng khuyến khích nâng cao hiệu quả khai thác lưới

điện truyền tải. Trên thực tế phương pháp này thường được áp dụng ở các nước phát

triển, nơi lưới điện đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, nguồn điện đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện. Vấn đề quá tải đường dây về cơ bản khơng cịn.

Phương pháp xác định cước phí truyền tải dựa trên khối lượng điện giao dịch có hai cách tính đều dựa trên vị trí điểm kết nối với hệ thống của người bán và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người mua.

Cách thứ nhất xác định cước truyền tải cho từng đường dây. Khi có giao dịch bn bán điện năng, người ta xác định cước phí truyền tải của giao dịch bằng tổng cước phí của toàn bộ các tuyến đường dây chuyền tải nối từ nơi bán đến nơi mua.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính tốn. Nhược điểm của phương

pháp là trong nhiều trường hợp nó khơng phản ánh chính xác hướng truyền tải thực tế. Vì vậy phương pháp này khơng góp phần giải quyết việc q tải trên đường dây.

Cách thứ hai có cách tính giống phương pháp thứ nhất nhưng người ta lắp đặt các thiết bị đo dòng thực tế chạy qua hệ thống truyền tải để xác định hướng truyền tải chính xác của giao dịch và tính tốn cước phí truyền tải. Phương pháp này cho phép tính tốn tương đối chính xác cước truyền tải cho từng giao dịch. Tuy nhiên

Mỗi cách xác định cước phí truyền tải nêu trên đều có ưu nhược điểm. Việc

lựa chọn phương pháp cụ thể phải tuỳ thuộc vào kết cấu lưới và các vấn đề liên

quan khác của mỗi nước.

1.3.3.3. Giá phân phối, bán lẻ điện

Các đơn vị phân phối trong mơ hình thị trường bán bn điện cạnh tranh vẫn độc quyền bán điện cho khách hàng cuối cùng vì các khách hàng khơng được quyền

lựa chọn nhà cung cấp. Do vậy giá phân phối, bán lẻ điện vẫn là giá bị điều tiết.

1.3.3.4. Giá dịch vụ phụ trợ

Là giá của các loại dịch vụ phụ trợ được yêu cầu bắt buộc phải cung cấp trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh nhằm đảm bảo an ninh hệ thống bao gồm: dịch vụ điều tần, dự phịng quay, dự phịng khởi động nhanh, cơng suất phản kháng, khởi

động đen.

1.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN

ĐIỆN CẠNH TRANH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1. Xây dựng và phát triển TTĐ của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Úc

Úc theo chế độ liên bang gồm 6 bang là Victoria, New South Wales (NSW), Queensland, Western Australia, South Australia, Tasmania) và hai khu hành chính

đặc biệt là (Australia Capital Territoty, Nothern Territory). Trong đó các khu tập

trung đông dân cư và các phụ tải sử dụng điện là các bang Victoria, NSW và

Queensland. Nguồn nhiên liệu chính cung cấp cho các NMĐ ở Úc là than (chiếm

80%), khí (khoảng 10%) và phần cịn lại là thủy điện.

Trước khi cải tổ, mỗi bang có một CTĐL thuộc sở hữu của chính quyền Bang độc quyền quản lý các khâu phát, truyền tải và phân phối. Do đặc điểm phân chia này, các cải cách ở đây được chia thành cải cách ở cấp Liên bang và ở cấp

bang.

Năm 1993 ở bang Victoria, các CTĐL ở Úc bắt đầu cải cách, phân tách

CTĐL độc quyền theo chiều dọc và chiều ngang. Các NMĐ và các công ty phân phối trước đây được tổ chức lại thành các công ty phát điện và công ty phân phối điện hoạt động theo Luật công ty. Thành lập mới công ty truyền tải điện quốc gia

thuộc sở hữu nhà nước, quản lý lưới điện truyền tải Bang. Song song với việc cải

cách cơ cấu, bang Victoria tiến hành tư nhân hoá các NMĐ, các công ty phân phối bán lẻ, công ty truyền tải và công ty quản lý lưới điện phân phối.

Tương tự như ở bang Victoria, các CTĐL ở các Bang khác của Australia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng tiến hành cải cách. Điểm khác biệt duy nhất là ở các Bang này, công ty truyền tải và một số công ty phát điện và phân phối bán lẻ thuộc sở hữu nhà nước nhưng phải hoạt động cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác theo bộ luật kinh

doanh chung của Bang.

TTĐ quốc gia của Úc (National Electricity Market-NEM) là thị trường bán buôn điện cho các Bang Victoria, New South Wales, South Australia và khu

Australia Capital Territory. NEM do Công ty quản lý thị trường điện quốc gia điều hành (NEMCO). Úc đã phát triển đến thị trường bán lẻ điện năng có tính chất cạnh tranh cao. Các khách hàng mua điện lớn được phép lựa chọn người bán. NEMCO

cho phép các bên mua và bán điện được phép thương thảo các hợp đồng cạnh tranh.

Để hạn chế các rủi ro cho các bên tham gia thị trường, luật của Úc cho phép các

bên mua và bán được ký các hợp đồng tài chính, bao gồm hợp đồng sai khác và các hợp đồng tài chính khác.

Theo qui định, dựa trên bảng chào thầu của các công ty phát điện và đăng ký sản lượng mua điện của các công ty mua điện, NEMCO sẽ quyết định phương thức huy động. Giá điện được xác định trước 5 phút cho từng nửa tiếng. TTĐ Úc là TTĐ bắt buộc, mọi hoạt động mua bán điện đều thực hiện thông qua thị trường.

Tham gia thị trường có 15 GENCO, các cơng ty này thường sở hữu đa dạng các nhà máy phát điện có cơng nghệ khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, thuỷ điện tích năng, năng lượng gió v.v.... để có thể chào giá đảm bảo tối ưu khả năng phát

tồn cơng ty. NEM có độ dự phịng cơng suất lớn hơn 25% và tốc độ tăng trưởng phụ tải thấp khoảng 3% năm. Cơ sở hạ tầng của HTĐ phát triển ở mức cao, hiện đại

đã giúp dễ dàng xây dựng thị trường thời gian thực (5 phút).

TTĐ Úc hình thành đã giảm giá bán điện trung bình trên thị trường khoảng

24%. Bài học rút ra từ những cải cách của Úc là tư nhân hố khơng phải là điều

hợp, cơ chế quản lý hợp lý các công ty kinh doanh sở hữu nhà nước là chìa khố cho sự thành công của công cuộc cải tổ ngành điện lực Australia.

1.4.1.2. Niu Di-lân

Trước năm 1987, Sở Điện lực Niu Di-lân (NZED), đơn vị trực thuộc Chính

phủ kiểm sốt và điều hành hầu như tất cả các khâu phát điện, truyền tải và phân

phối. Tháng 4 năm 1987 - Chính phủ Niu Di-lân thay đổi cơ cấu chuyển đổi các

NZED trở thành Tổng công ty Điện lực Niu Di-lân (ECNZ) là doanh nghiệp nhà

nước trực thuộc Chính phủ. Q trình tái cơ cấu bắt đầu bằng Luật về các công ty

cung cấp năng lượng và Luật điện lực vào năm 1992. Đầu tiên là các cơng ty sở hữu lưới điện xố bỏ sự phân chia phạm vi hoạt động theo vùng địa lý. Năm 1993 thành lập Công ty thị trường điện (M - co) để chuẩn bị cho thị trường bán bn điện với

vai trị điều hành thị trường, M - co được tư nhân hoá vào năm 1999. Năm 1994,

thành lập Công ty truyền tải điện quốc gia Transpower, được tách từ ECNZ.

Transpower là Công ty sở hữu nhà nước và hoạt động độc lập với vai trò quản lý

lưới truyền tải, điều hành HTĐ quốc gia. Năm 1996, thành lập Công ty Contact

Energy, tiếp nhận 28% nguồn điện và toàn bộ các hợp đồng khí đốt từ ECNZ.

Tháng 11/1996, thị trường bán buôn bắt đầu hoạt động, Contact Energy và ECNZ

bắt đầu cạnh tranh. Năm 1998, Chính phủ Niu Di-lân cơng bố đạo luật Tái cơ cấu

ngành điện bao gồm các nội dung chính: tư nhân hố Contact Energy; tách ECNZ

thành 3 cơng ty sở hữu nhà nước; yêu cầu các công ty kinh doanh năng lượng tách bộ phận quản lý lưới điện và bộ phận bán lẻ hoàn toàn độc lập. Năm 1999, giải thể ECNZ, thành lập 3 Công ty Mighty River Power Limited, Genesis Power Limited và Meridian Energy Limited thuộc sở hữu nhà nước. Năm 2003, thành lập Cơ quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều tiết thị trường và chịu trách nhiệm điều tiết, quản lý ngành điện.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Trang 68 - 80)