5. Kết cấu của khóa luận
1.2. Tổng quan về thủy sản và sản phẩm thủy sản
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản
1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên:
Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên: gió, mơi trường nước, khơng khí, chế độ mưa, độ mặn… sẽ tác động đến khả năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng khi đánh bắt. Thêm vào đó, thiên tai như lũ lụt, bão cũng ảnh hưởng lớn đến hệ thống nuôi trồng thủy sản, tạo sự bất lợi trong việc nuôi trồng tôm, cua, cá nước lợ do bị lũ lụt hay bão tàn phá.
17
Thủy sản cũng là mặt hàng khó bảo quản sau khi đánh bắt nên thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống của các mặt hàng giảm đi nhanh hơn làm cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo yêu cầu, ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng tươi.
Do đó, các yếu tố từ tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, ni trồng thủy sản, ảnh hưởng tới chất lượng khi xuất khẩu đặc biệt đối với các thị trường khó tính và các các quy định nghiêm ngặt.
1.2.3.2. Lợi thế so sánh của mặt thủy sản xuất khẩu của quốc gia
Lợi thế so sánh của một quốc gia giúp cho quốc gia đó có được lợi thế trong việc cạnh tranh với các nước khác. Những ưu thế về lao động, vốn, điều kiện tự nhiên… giúp việc sản xuất các sản phẩm có chi phí cạnh trạnh hơn. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của các quốc gia cũng có tính chất tương đối và ln biến động trong q trình phát triển. Nhưng dù có lợi thế trong sản xuất thủy sản nhưng cũng phải chú trọng đảm bảo các yêu cầu chất lượng của thị trường xuất khẩu từ đó mới thu lại hiệu quả từ lợi thế cạnh tranh của mình.
1.2.3.3. Nhu cầu của người tiêu dùng
Đối với các mặt hàng nói chung và thủy sản nói riêng thì việc đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng là rất quan trọng, tùy từng thị trường mà nhu cầu của người tiêu dùng lại khác nhau, địi hỏi các doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kĩ thị trường. Đối với những sản phẩm thủy sản thì người tiêu dùng thường thích những sản phẩm tươi sống, đảm bảo về sinh an tồn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những kế hoạch cụ thể như nghiên cứu thị trường, khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng, đẩy mạnh quảng cáo, nâng cao thương hiệu… để đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
1.2.3.4. Chất lượng nguồn giống thủy sản
Chất lượng nguồn giống trong ni trồng thủy sản góp phần quyết định đến hiệu quả thủy sản khi thu hoạch. Nếu các giống thủy sản bố mẹ có chất lượng thấp sẽ dẫn đến chất lượng con giống thấp, sức sống kém, chưa sạch bệnh. Khi đưa những con giống này vào nuôi trồng sẽ không cho năng suất cao hoặc phải tốn thêm chi phí để mua con giống khác.
18
1.2.3.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật đưa vào khai thác thủy sản có tác động lớn đến hiệu quả nuôi trồng cũng như khai thác thủy sản. Nếu được áp dụng các công nghệ, kỹ thuật thì chất lượng và số lượng thủy sản sẽ được đảm bảo, giúp cho việc xuất khẩu thủy sản có nhiều thuận lợi hơn.
Việc sử dụng các tàu thuyền thiết bị phù hợp, tiến tiến sẽ tạo thuận lợi cho việc đánh bắt. Việc phát triển các dịch vụ, cơ sở phục vụ cho khai thác thủy sản cần được chú trọng phát triển, giảm dần tính thủ cơng trong khai thác sẽ tăng khả năng phát triển của thủy sản.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản. cơ sở vật chất về giao thông thuận tiền sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất sang thị trường khác.
1.2.3.6. Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý
Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý của nhà nước ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu thủy sản thơng qua các luật, quy định mà chính phủ đề ra. Đó là các quy định về ni trồng thủy sản, quy định về đánh bắt, chế biến thủy sản, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, những hỗ trợ từ nhà nước về vốn, công nghệ cao phục vụ cho phát triển ngành thủy sản…
Hệ thống pháp luật minh bạch cùng với định hướng đúng đắn, chính sách đối ngoại cũng rất quan trọng trong việc thu hút, tìm kiếm các đối tác kinh tế, lựa chọn thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm.
1.2.3.7. Hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu
Đối với các sản phẩm xuất khẩu thì hàng rào kỹ thuật là các yêu cầu quan trọng quyết định hàng hóa đó có được nhập khẩu vào nước đó hay khơng. Hàng hóa muốn được nhập khẩu thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, xuất xứ, chất lượng, an toàn đối với người lao động, quy định về điều kiện đánh bắt, ni trồng….Tùy từng quốc gia mà có các u cầu khác nhau về nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật này. Các hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện thì mới được nhập khẩu, điều này là khó khăn đối với các nước xuất khẩu mà điều kiện cơ sở vật chất, hay quy trình cịn chưa đảm bảo, chưa hiện đại, nhưng cũng tạo điều kiện thúc đẩy để các nước chú trọng phát triển vào chất lượng, mẫu mã các hàng xuất khẩu.
19