Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 71 - 72)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật

3.3.5. Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường xuất khẩu, tận dụng các ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do đã kí kết. Tăng cường trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường, thương mại thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu. Đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản chế biến đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn nhập khẩu của Nhật Bản.

Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu, ưu tiên phát triển những sản phẩm thủy sản mũi nhọn, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, xuất xứ, mẫu mã,… đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo những quy định của thị trường nhập khẩu. Tổ chức các hoạt động truyền thông, hội chợ quảng bá để cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết về tiến bộ khoa học kỹ thuật; tính hợp pháp, an tồn trong q trình ni trồng, khai thác và chế biến thủy sản trong nước nhằm giảm thiểu các tác động của truyền thông quốc tế về thủy sản Việt Nam. Phát triển các hình thức hợp tác, chủ động trong tìm kiếm khách hàng chứ khơng phục thuộc vào đối tác. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu cụ thể đối với từng sản phẩm thủy sản với

63

thị trường mục tiêu từ đó có sự tiếp cận phù hợp, bổ sung nguồn lực một cách hợp lý để khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Đẩy mạnh quá trình đàm phán để mở cửa thị trường, gỡ bỏ những hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên vẫn phải thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch xuất khẩu thủy sản. Đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP hay ISO tại các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu để có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế, nhận được sự tin dùng của người tiêu dùng.

Nâng cao năng lực chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam. Chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị, cơng nghệ để đối mới sản xuất, tăng cao năng suất nhưng vẫn bảo vệ môi trường. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chất lượng, phát triển các sản phẩm mới có giá trị cao. Chế biến thủy sản phải đảm bảo chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ mơi trường theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Nâng cao tỷ trọng sản phẩm thủy sản chế biến có chất lượng và sức cạnh tranh cao vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa đáp ứng xuất khẩu. Hình thành khu cơng nghiệp chế biến thủy sản liên kết với vùng nguyên liệu để tạo sự ổn định cho nguyên liệu đầu vào sản xuất. Tổ chức xây dựng hệ thống logistics kết nối chặt chẽ từ người sản xuất, người thu gom, người chế biến tới nhà phân phối.

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)