Kinh nghiệm của một số quốc gia xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản và

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 28)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản và

bài học cho Việt Nam

1.3.1. Trung Quốc

Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu chủ yếu tăng nhanh dựa trên sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Từ năm 2017 – 2020, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc tăng 64.45 triệu tấn lên 65.49 triệu tấn. theo số liệu của FAO thì Trung Quốc là quốc gia sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới – đóng góp 58% sản lượng thủy sản tồn cầu vào năm 2018. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc đạt 47.56 triệu tấn vào năm 2018 và dự báo có thể tiếp tục tăng 36.5 % vào năm 2030 so với năm 2016. Sản phẩm xuất khẩu cũng khá đa dạng, từ sản phẩm chưa qua chế biến như cá nguyên con đông lạnh, đến các sản phẩm chế biến như phi lê cá…, động vật giáp xác, thân mềm.

Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng đa dạng và ổn định về sản lượng, chất lượng. Trung Quốc cũng mở rộng hệ thống quản lý HACCP nhằm đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn. HACCP là hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Đối với thị trường Nhật Bản thì Trung Quốc là nhà cung cấp cá chế biến (cắt khúc, phi lê..) lớn nhất cho thị trường này, với giá trị xuất khẩu đạt 695,749 đô la Mỹ vào năm 2021 với sản lượng 112,662 tấn.

Tại Trung Quốc thì hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật về ni trồng thủy sản ngày càng được hoàn thiện. Các tiêu chuẩn đưa ra liên quan đến môi trường, thức ăn, thuốc, giống, kỹ thuật nuôi, chất lượng thủy sản nuôi trồng cùng với cơ sở kỹ thuật trong đánh bắt thủy sản như các thiết bị đánh bắt, tàu thuyền, kỹ thuật đánh bắt … ngày càng hiện đại. Việc sử dụng các thuốc thú y, dư lượng thuốc tối đa cũng được kiểm soát một cách an toàn nhằm đảm bảo chất lượng thủy sản xuất khẩu. Hệ thống HACCP cũng được áp dụng để quản lý các sản phẩm thủy sản ni trồng, từ đó kiểm sốt được các mối nguy hại cho thủy sản từ nguồn nước, con giống tới thức ăn, các loại thuốc sử dụng nhằm đảm bảo các sản phẩm thủy sản khi cung cấp cho người tiêu dùng đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng tới sức khỏe.

20

Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ ITC

Theo biểu đồ có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang thị trường Nhật Bản luôn dương. Trước khi đại dịch Covid 19 diễn ra, giá trị xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc khá cao, giá trị cao nhất đạt 2.12 tỷ USD vào năm 2018, sau đó giảm dần qua các năm do đây là nước đại dịch bắt đầu bùng phát nên chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh. Tuy nhiên, dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch nhưng có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Nhật Bản vẫn ở mức cao.

1.3.2. Thái Lan

Thái Lan nằm trong khu vực Đơng Nam Á, phía Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp biển Andaman. Có sơng Mekong và Mena Chao Prai là các sông lớn chảy qua. Điều này tạo thuận lợi cho Thái Lan phát triển ngành thủy sản. Thái Lan là một nhà xuất khẩu thủy sản lâu đời và lớn nhất trên thị trường thế giới, với các sản phẩm chính như tơm, tơm thẻ chân trắng chế biến, cá ngừ… Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan là Hoa Kỳ và Nhật Bản, chiếm 29% sản lượng xuất khẩu và 42% giá trị xuất khẩu trong năm 2019.

2.11 2.12 2.04 1.72 1.61 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50

21

Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tác giá tổng hợp từ ITC.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thái Lan mặc dù vẫn có giá trị dương nhưng lại giảm từ 0.52 tỷ USD năm 2017 xuống 0.36 tỷ USD vào năm 2020. Nguyên nhân là bởi đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp vào thời điểm này, hoạt động thương mại quốc tế giữa các nước đều bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, vào năm 2021 kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu tăng nhẹ lên 0.37 tỷ USD. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu nhuyễn thể từ Thái Lan với tỷ trọng 20.01%. Các sản phẩm như mực ống, mực nang, sò điệp… được sử dụng tiêu thụ tại chỗ và làm nguyên liệu chế biến.

Trước đây, Thái Lan cũng đã phải đối mặt với vấn đề về đánh bắt quá mức, xung đột giữa các ngư dân về nguồn các hạn chế, tình trạng đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Điều này có thể dẫn đến lệnh cấm thương mại đối với Thái Lan nếu khơng có các biện pháp cần thiết. Sau khi Thái Lan cải thiện các quy định và thực thi đánh bắt đã mang lại lợi ích cho tồn ngành và có thể thay đổi động lực thị trường, cải thiện tính bền vững của các lồi bị đe dọa. Hiện nay, ngành cơng nghiệp chế biến cá ở Thái Lan đang được phát triển và một số lượng dân số nước này làm việc trong các nhà máy chế biến. Chi phí lao động ở Thái Lan

0.52 0.50 0.45 0.36 0.37 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60

22

thấp đã góp phần phát triển công nghiệp chế biến và cho phép các sản phẩm có giá trị thấp được chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao để tái xuất.

Thái Lan cũng tập trung và phát triển một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thế mạnh, xác định thị trường trọng điểm, có sự kiểm sốt chi phí, tổ chức, định hướng hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác.

1.3.3. Bài học cho Việt Nam

Thái Lan và Trung Quốc đã có những thay đổi tích cực trong sản xuất thủy sản để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Họ đã có những kế hoạch cũng như áp dụng kỹ thuật hiện đại để kiểm soát chất lượng cũng như cải thiện lại sự bền vững trong khai thác thủy sản. Đây là những bài học quý giá cho Việt Nam để có thể xuất khẩu thủy sản một cách thuận lợi sang Nhật Bản.

Thứ nhất, Việt Nam cần cải thiện giống thủy sản nuôi trồng, tập trung nghiên

cứu, sàng lọc, tạo ra giống mới với chất lượng cao. Nâng cao chất lượng con giống, sạch bệnh trước khi đưa vào nuôi trồng để giảm thiểu rủi ro. Đầu tư nhiều hơn vào việc nghiên cứu từng vùng nuôi trồng thủy sản, khắc phục những khó khăn của khí hậu. Tập trung phát triển mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thế mạnh, nghiên cứu thị trường Nhật Bản để có những giải pháp hợp lý, xúc tiến thương mại với Nhật Bản.

Thứ hai, Việt Nam cũng cần áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ

cao vào quá trình khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như chế biến, bảo quản sản phẩm. Áp dụng hệ thống HACCP một cách hiệu quả trong q trình ni trồng thủy sản để kiểm sốt được chất lượng, những mối nguy hại có thể ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản. Cần nâng cao kỹ thuật đánh bắt theo hướng hiện đại, đảm bảo độ tươi ngon, phù hợp với yêu cầu nhập khẩu của Nhật Bản. Tận dụng nguồn lực lao động cũng như lợi thế về vị trí địa lý để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Thứ ba, cần có chính sách khai thác thủy sản hợp lý, tránh làm cạn kiệt nguồn

tài nguyên. Khai thác nguồn lợi thủy sản từ tự nhiên một cách hợp lý, kết hợp với bảo vệ môi trường nước, tạo sự bền vững để khai thác lâu dài, tránh đánh bắt trái phép, không theo quy định dẫn đến những lệnh cấm thương mại.

23

Thứ tư, tăng cường phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản, đa dạng sản

phẩm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhanh, thuận tiện của người tiêu dùng tại Nhật. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cần có sự đầu tư đúng đắn vào quá trình chế biến các sản phẩm, nắm bắt các quy định đối với thủy sản xuất khẩu ở các thị trường, đảm bảo nguồn cung thủy sản chất lượng từ đầu vào để tạo sự uy tín cho sản phẩm của mình.

Ngồi ra, việc nghiên cứu kỹ thị trường và xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng thị trường xuất khẩu thì cũng cần chú trọng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp để đưa ra định hướng phát triển phù hợp. Tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu để đưa sản phẩm tới gần khách hàng hơn.

24

Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2.1. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam

2.1.1. Tình hình sản xuất thủy sản của Việt Nam

Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trị quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam đang ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình. Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển ngành thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản hằng năm đều tăng.

Biểu đồ 2.1. Sản lượng thủy sản cả nước giai đoạn 2017- 2021

Đơn vị: Triệu Tấn

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo XNK các năm 2017-2021

Qua biểu đồ 2.1 có thể thấy sản lượng thủy sản ni trồng và khai thác đều tăng qua các năm. Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn này tăng từ 7.28 triệu tấn năm 2017 lên 8.72 triệu tấn năm 2021, tăng 1.44 triệu tấn. Sản lượng thủy sản khai thác tăng từ 3.42 triệu tấn năm 2017 lên 3.92 triệu tấn năm 202. Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong giai đoạn này cũng tăng từ 3.86 triệu tấn (2017) lên 4.8 triệu tấn (2021). Ngành thủy sản của Việt Nam giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do thời tiết trên biển có nhiều biến động, biển Đơng có nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới khiến cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản bị ảnh hưởng, cùng với sự ảnh

3 .4 2 3 .6 3.8 3.8 5 3 .9 2 3 .8 6 4.15 4.3 4 .5 6 4 .8 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0 2 0 2 1 Khai thác Nuôi trồng

25

hưởng của dịch bệnh Covid 19 khiến cho chuỗi cung ứng sản xuất và xuất khẩu bị đứt gãy. Tuy nhiên, nhờ có sự điều chỉnh linh hoạt trong vụ mùa ni trồng, cơng tác phịng chống dịch ln được đảm bảo cho đó khơng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất.

Nuôi trồng thủy sản thủy sản của Việt Nam từ một nghề sản xuất phụ đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, ni trồng ở cả ba môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn với diện tích ni trồng tăng đều qua các năm. Đối với mơi trường nước lợ thì tơm nước lợ được nuôi trồng chủ yếu với sản lượng tăng từ 0.6834 triệu tấn năm 2017 lên 0.931 triệu tấn năm 2021. Hiện nay ni trồng trên biển có diện tích khoảng 8,400 nghìn m³ lồng trong đó có 3,800 m³ lồng nuôi cá biển và 4,600 m³ lồng nuôi tôm hùm. Tổng sản lượng thu được từ nuôi trồng trên biển năm 2021 đạt 0.648 triệu tấn trong đó sản lượng cá biển đạt 0.038 triệu tấn; tôm hùm đạt 0.0021 triệu tấn; nhuyễn thể đạt 0.38 triệu tấn; còn lại các loại khác đạt 0.228 triệu tấn. Cịn ở mơi trường nước ngọt thì diện tích cá tra thả ni đạt 5,700 ha, sản lượng hiện nay đạt 1.484 triệu tấn. Diện tích ni cá rơ phi là 30 nghìn ha, sản lượng 0.25 triệu tấn.

Thủy sản khai thác hiện nay thu được qua hoạt động khai thác trên biển và khai thác nội địa. Trong năm 2021, sản lượng khai thác đạt 3.92 triệu tấn thì khai thác biển đóng góp 3.727 triệu tấn cịn khai thác nội địa đóng góp 0.195 triệu tấn.

2.1.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cùng với các mặt hàng nông sản khác như cà phê, gạo,…với quy mô và giá trị xuất khẩu hằng năm lớn. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có lượng xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới, các sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Hiện nay, sau khi ký kết các FTA, thủy sản của Việt Nam càng có thêm nhiều cơ hội để xuất khẩu và khẳng định thương hiệu ở nhiều thị trường khác nhau. Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn bởi các quy định đối với nhập khẩu thủy sản của nước nhập khẩu.

26

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021.

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo XNK các năm 2017 – 2021

Thơng qua biểu đồ trên, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn giữ được mức ổn định. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất vào năm 2021 đạt 8.88 tỷ USD và tăng 0.56 tỷ USD so với năm 2017; và thấp nhất với 8.32 tỷ USD vào năm 2017. Xuất khẩu thủy sản năm 2017 mặc dù vẫn tăng trưởng tốt nhưng vẫn thấp nhất trong giai đoạn này là bởi năm 2017 thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,… cùng với đó là các rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU….; giá nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất cao khiến thủy sản Việt Nam cạnh tranh kém hơn so với các đối thủ, các sản phẩm thế mạnh chưa được xây dựng thương hiệu tại các thị trường nhập khẩu. Năm 2021, dù chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 nhưng trị giá xuất khẩu thủy sản vẫn tăng mạnh, tăng 5.59 % so với năm 2020. 8.32 8.8 8.54 8.41 8.88 0 1.5 3 4.5 6 7.5 9 10.5 2017 2018 2019 2020 2021

27

Về chủng loại xuất khẩu

Mặt hàng thủy sản của Việt Nam tương đối đa dạng bởi Việt Nam có bờ biển dài cùng với đó là nhiều sơng, ngịi, thuận lợi cho phát triển ni trồng cũng như đánh bắt thủy sản. Các sản phẩm thủy sản đa dạng cả ở môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ.

Biểu đồ 2.3. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang dần phục hồi và ổn định sau đại dịch, các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: tơm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể, giáp xác. Qua biểu đồ 2.3 có thể thấy, sản phẩm tơm vẫn vẫn là sản phẩm thủy sản xuất khẩu đứng đầu với 44.5% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là cá tra với 17.7%, cá ngừ chiếm 7.7%, các loại cá khác chiếm 19.9%, nhuyễn thể là 8% và giáp xác khác chiếm 2.1%. Tôm và cá tra vẫn là hai sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính, chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu. Tôm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng và chủ lực của thủy sản Việt Nam trong những năm tới dù có thời điểm xuất khẩu sản phẩm này giảm và phải cạnh tranh với tôm của Ấn Độ, Indonesia, Ecuador,…

Tôm, 44.5% Cá tra, 17.7% Cá ngừ, 7.7% Cá khác, 19.9% Nhuyễn thể, 8.0% Giáp xác khác, 2.1%

28

Biểu đồ 2.4. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021.

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo XNK các năm 2017 – 2021

Tôm vẫn là sản phẩm thủy sản xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 đạt khoảng 3.88 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tơm có xu hướng giảm vào năm 2018 đến năm 2019 với 3.55 tỷ USD (2018). Xuất khẩu tơm thời điểm này gặp nhiều khó khăn do các rào cản thương mại và các biện pháp bảo hộ ở các thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)