5. Kết cấu của khóa luận
3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật
3.3.4. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ
Thị trường Nhật Bản nói chung và các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới nói riêng đều có những quy định chặt chẽ về việc kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc của thủy sản.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà công nghệ ngày càng phát triển, các quốc gia có nhiều phương pháp để truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Xu hướng hiện nay thường sử dụng giải pháp kết hợp giữa công nghệ RFID và blockchain để xây dựng mơ hình hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thủy sản để có thể chứng minh nguồn gốc rõ ràng cũng như sự hợp pháp của sản phẩm. Mơ hình hệ thống truy xuất nguồn
62
gốc xuất xứ sản phẩm này sẽ là việc kết hợp giữa lưu trữ dữ liệu theo kiểu truyền thống qua máy chủ thông qua thẻ đọc RFID và kiểu lưu trữ chia sẻ thông tin của blockchain. Việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng sự kết hợp của công nghệ RFID và blockchain sẽ giúp cho việc quản lý, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của thủy sản dễ dàng hơn, đồng thời cũng có thể kiểm sốt và quản lý chặt chẽ được việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để tăng năng suất, giảm giá thành thủy sản. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong việc giảm sát, quản lý tàu cá, công nghệ khai thác, nuôi trồng thủy sản, công nghệ trong bảo quản thủy sản sau khi thu hoạch. Đồng thời xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu của quốc gia về thủy sản. Ứng dụng giao dịch thương mại điện tử đối với các sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng vừa đảm bảo tăng năng suất, vừa bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học để khống chế dịch bệnh trên thủy sản; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong chuẩn đốn, phịng trị bệnh cho các loại thủy sản, tránh sử dụng các hóa chất, kháng sinh.