Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 47 - 51)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

2.3.1. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Đối với Nhật Bản thì Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3. Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá đa dạng từ cá tươi sống hay đã qua chế biến. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 cũng tác động lớn đến sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản, do phải thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn khi phải cho người lao động tạm thời nghỉ việc để tránh lây nhiễm dịch bệnh. Do đó, sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm, sản phẩm thủy sản đã qua chế biến phục vụ xuất khẩu cũng hạn chế hơn trước khi đại dịch xảy ra.

39

Bảng 2.1. Sản lượng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản theo mã HS giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị: Triệu tấn

Mã HS Mô tả sản phẩm 2017 2018 2019 2020 2021

0304 Phi lê cá và các loại

thịt cá khác 0.0525 0.0734 0.0625 0.0684 0.0278 0306 Động vật giáp xác 0.0525 0.0404 0.0462 0.0455 0.0282 0307 Động vật thân mềm 0.0193 0.0167 0.0189 0.0171 0.0079 0303 Cá đông lạnh, trừ phi

lê cá 0.0092 0.0079 0.0050 0.0048 0.0049

0305 Cá sấy khơ, ướp

muối; cá hun khói 0.0038 0.0034 0.0042 0.0036 0.0013

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ ITC.

Theo bảng 2.1, nhìn chung sản lượng thủy sản xuất khẩu các mặt hàng trong giai đoạn này đều có dấu hiệu giảm. Có thể thấy mặt hàng thủy sản thuộc nhóm sản phẩm phi lê cá có sản lượng xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản. Sản lượng mặt hàng này cao nhất làm vào năm 2018 với 0.0734 triệu tấn sau đó giảm dần qua các năm, thấp nhất là vào năm 2021, giảm 0.0455 triệu tấn. Mặt hàng thủy sản thuộc nhóm động vật giáp xác cũng có sản lượng xuất khẩu lớn, trong đó các sản phẩm tôm là chủ yếu. Trước đại dịch, sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản đều có dấu hiệu tăng, bởi Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao, đa dạng các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng đã qua chế biến. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng, xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do cước phí vận chuyển cao, các quốc gia giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh.

Hiện nay, Nhật Bản cũng là thị trường nhập khẩu tôm thứ hai của Việt Nam sau Mỹ, các sản phẩm chính như: tơm phủ bột đơng lạnh, tơm sú hấp đông lạnh, tôm sú, tôm thẻ…. Năm 2020, Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất trên thị trường Nhật Bản, chiếm đến 24 % thị phần nhưng vẫn phải cạnh tranh mạnh với tôm Ấn Độ và Indonesia trên thị trường Nhật Bản. Xu hướng tiêu dùng thủy sản của Nhật Bản ưa

40

thích các sản phẩm thủy sản đã chế biến, thuận tiện cho quá trình sử dụng, do đó Việt Nam cần chú trọng hơn vào các sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng cung ứng cho thị trường này.

2.3.2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

Giai đoạn 2017 – 2021 là một giai đoạn nhiều biến động khơng chỉ Việt Nam mà tồn thế giới. Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid 19 gây nhiều ảnh hưởng và thay đổi tới hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Sự lây lan mạnh mẽ của đại dịch Covid 19 khiến nhiều quốc gia phải thực hiện các chính sách giãn cách xa hội nghiêm ngặt trong hầu hết các lĩnh vực. Do đó mà các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Biểu đồ 2.6. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2021.

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo XNK các năm 2017 - 2021.

Theo biểu đồ 2.6 có thể thấy, trước đại dịch, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có dấu hiệu tăng và giữ mức ổn định với giá trị cao nhất đạt 1.46 tỷ USD vào năm 2019, tăng 5.04% so với năm 2018. Thời điểm này, khả năng sản xuất của

1.3 1.39 1.46 1.43 1.33 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 2017 2018 2019 2020 2021

41

Việt Nam cũng như nhu cầu về thủy sản của Nhật Bản đều ở mức cao, hoạt động thương mại của hai nước cũng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, cuối năm 2019, Covid 19 bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, lây lan mạnh sang các quốc gia khác vào năm 2020 nên xuất khẩu của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đều có dấu hiệu giảm. Mặc dù năm 2020, hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng từ đại dịch, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản có sự giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao với 1.43 tỷ USD, giảm 2.05% so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 1.33 tỷ USD vào năm 2021, giảm 6.9% so với năm 2020.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2017 - 2021 có xu hướng giảm như vậy là bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam, tập trung nhiều ở phía nam, khu vực miền Tây, mức độ lây nhiễm Covid 19 ở mức cao buộc các doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất để đảm bảo an toàn cho người lao động. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid 19, cùng với rào cản kỹ thuật đối với thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ nhưng vẫn giữ được một lượng xuất khẩu sự ổn định sang thị trường này.

2.3.3. Hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ký hợp đồng với các cơng ty thương mại của Nhật Bản, có văn phịng đại diện đặt tại Việt Nam. Các công ty kinh doanh thủy sản của Nhật Bản có văn phịng tại Việt Nam như: Marubeni, Misubisi, Mishui, Intochu, Shumitomo, Tomen, Nishoiwai. Nichimen,... Đây là các công ty mẹ tại Nhật Bản, khi có nhu cầu mua các sản phẩm thủy sản, các cơng ty sẽ thơng báo cho văn phịng đại diện ở Việt Nam. Bởi vì đặt tại Việt Nam, nên các văn phòng này nắm bắt được khả năng và trình độ, có đầy đủ thơng tin của một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, họ sẽ đặt hàng các doanh nghiệp theo yêu cầu của công ty về chủng loại hàng, số lượng, chất lượng. Các công ty Việt Nam sẽ chào hàng hoặc báo giá. Các công ty ở Nhật Bản sẽ căn cứ vào sự uy tín, mức giá, trình độ chế biến để lựa chọn đối tác Việt Nam, sau đó họ ủy quyền cho các văn phòng đại diện đàm phán ký kết hợp đồng.

42

Xuất khẩu gián tiếp: Đối với xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản, một thị trường khó tính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn về việc tìm kiếm khách hàng cũng như các rào cản thương mại từ Nhật Bản. Do đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thường xuất khẩu bằng hình thức gián tiếp thơng qua các bên trung gian. Việc lựa chọn hình thức này giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn với thị trường Nhật Bản. Nếu làm việc với trung gian xuất khẩu có uy tín thì các doanh nghiệp có thể tiết kiệm các chi phí, cũng như tạo được mối quan hệ lâu dài với đối tác. Tại Nhật Bản có quy định các kênh chuyên biệt cho các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào nước này. Các mặt hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này đều phải thông qua các nhà thầu nhập khẩu để đến các nhà buôn, nhà phân phối, các nhà máy chế biến lại, sau đó mới đến các nhà hàng, siêu thị,… Khi sử dụng hình thức này để xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ thu lại được lợi nhuận ít hơn, phụ thuộc nhiều vào đối tác, khơng có mối quan hệ với khách hàng, không thể nắm được nhu cầu thị trường cũng như người tiêu dùng.

Tuy nhiên, dù xuất khẩu bằng hình thức nào thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu phải đạt được các những tiêu chuẩn về chất lượng phù hợp với các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác của Nhật Bản, đã được cấp các giấy chứng nhận HACCP, ISO 9001… Các sản phẩm cũng phải đảm bảo các yêu cầu quy định xuất khẩu của Nhật Bản trong các Luật thì mới có thể được nhập khẩu. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sau khi đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ được cung cấp đến các nhà chế biến hoặc được phân phối cho các cửa hàng bán đồ Việt, tại các siêu thị lớn như AEON, Donkihote, Itoyokado….

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)