Định hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 62 - 64)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1. Mục tiêu, định hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam

3.1.2. Định hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Để đạt được những mục tiêu đề ra cần có những định hướng cụ thể để phát triển sản xuất thủy sản đạt được hiệu quả cao.

Cần tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tập trung đánh giá, điều tra nguồn lợi thủy sản và mơi trường sống của các lồi thủy sản, nguồn lợi hải sản để có phương thức khai thác bền vững. Tổ chức quản lý và bảo vệ khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống. Thực hiện lưu trữ giống gốc, bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn gen đồng thời nghiên cứu sinh sản giống mới, ưu tiên phát triển các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hình thành các khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm. Bảo vệ mơi trường sống của các lồi thủy sản, thường xun bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển.

Về khai thác thủy sản cần phát triển khai thác hải sản hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần mức độ khai thác nhằm đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản một cách bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Giảm thiểu và tiến tới chấm dứt nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng tới môi trường. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu. Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến, hiện đại hóa tàu cá, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%, đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, đảm bảo điều kiện sống và làm việc của các thuyền viên. Công tác quản lý nghề cá trên biển ngày càng được hiện đại hóa nhằm cảnh báo, ứng phó kịp thời với thiên tai, rủi ro. Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tham gia hoạt động khai thác trên biển.

Về ni trồng thủy sản thì tiếp tục phát triển ni có hiệu quả với các lồi thủy sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao nhưng vẫn gắn với bảo vệ mơi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chủ động phát triển giống thủy sản có chất lượng cao, đặc biệt ưu tiên phát triển giống của các loại thủy sản chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, các lồi mới có tiềm năng. Khuyến khích mở rộng, phát triển ni trồng vi tảo, rong biển phục vụ nhu cầu thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác như mỹ

54

phẩm hay dược phẩm. Phát triển nuôi trồng các loại cá truyền thống, các bản địa, cá nước lạnh… ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp để có thể chủ động nguồn cung cấp thực phẩm, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho các hộ gia đình, giúp xóa đói giảm nghèo. Khuyến khích áp dụng các cơng nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất.

Phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản với quy mô lớn, thúc đẩy chuỗi sản xuất thủy sản, tăng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Tăng cường sản xuất các sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, sản xuất và chế biển thủy sản theo nhu cầu và tín hiệu của thị trường. Áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới các thiết bị, máy móc trong chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ rõ ràng, an toàn với môi trường. Chủ động hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu với các sản phẩm đa dạng và chất lượng cao. Giữ vững và phát triển thị phần xuất khẩu thủy sản tại các thị trường lớn, trong đó có Nhật Bản. Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Chú trọng đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phát triển nghề cá một cách đồng bộ. Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ cho khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển, xây dựng các cơ sở chế biến, kho lạnh ngoại quan tại các cảng biển, cửa khẩu biên giới. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản,ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất tàu thuyền, thiết bị phục vụ nuôi trồng cũng như chế biến thủy sản.

Định hướng phát triển thủy sản theo từng vùng. Theo đó tập trung nguồn lực củng cố, mở rộng, phát triển, thành lập mới các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sản xuất. Có sự chuyển dổi phù hợp cơ cấu nghề khai thác thủy sản với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, giảm các nghề ảnh hưởng nguy hại đến nguồn lợi thủy sản. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản và khuyến khích ngư dân ở địa phương phát triển.

55

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)