Hệ thống phân phối thị trường thủy sản tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 42 - 43)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2. Tổng quan về thị trường thủy sản Nhật Bản

2.2.4. Hệ thống phân phối thị trường thủy sản tại Nhật Bản

 Các kênh phân phối truyền thống

Hệ thống các kênh phân phối thủy sản truyền thống của Nhật Bản là một mạng lưới phức tạp gồm nhiều cấp, thủy sản được phân phối từ thương lái tại cảng, nhà bán buôn tại chợ thủy sản tập trung, nhà bán lẻ…, rồi mới được tay người tiêu dùng. Các kênh phân phối truyền thống được xây dựng và phát triển để kết nối lượng cung lớn thủy sản đánh bắt của ngư dân và nhu cầu về thủy sản tươi sống của người tiêu dùng. Mơ hình các kênh phân phối truyền thống hiện nay không được đánh giá cao bởi tính phức tạp của nó cũng như hiệu quả kinh tế khơng cao.

Sau khi các sản phẩm thủy sản được đánh bắt từ ngư dân hoặc được nuôi trồng từ các nông dân nuôi trồng thủy sản sẽ được đưa ra chợ thủy sản tại các cảng cá địa phương để phân loại mang đi chế biến, làm thức ăn chăn ni hoặc có thể được bn bán trực tiếp thủy sản tươi sống. Tại các chợ thủy sản này, giá bán các sản phẩm thủy sản được thỏa thuận tại chỗ giữa người bán và các thương lái và được quản lý bởi Hợp tác xã thủy sản địa phương.

Chợ bán buôn thủy sản tập trung: hầu hết các thành phố lớn tại Nhật thì chính quyền địa phương đều xây dựng một chợ bán buôn thủy sản tập trung. Các chợ này có quy mơ khác nhau nhưng đều hoạt động như là điểm đầu của quá trình phân phối các sản phẩm thủy sản nội địa và thủy sản nhập khẩu đến các nơi tiêu thụ tương ứng. Nhưng hiện nay số lượng chợ và khối lượng thủy sản buôn bán tại đây đang có xu hướng giảm.

Tại các kênh bán lẻ: Người tiêu dùng Nhật Bản chủ yếu mua các sản phẩm thủy sản tại siêu thị. Tại Nhật Bản có hai chuỗi siêu thị bán lẻ lớn mang quy mơ tồn quốc đó là AEON và Ito Yokado. Thị phần bán lẻ thủy sản tại các siêu thị này ngày càng tăng, và người tiêu dùng ở Nhật Bản cũng muốn mua sắm đa dạng các sản phẩm thực phẩm cùng lúc tại một cửa hàng để tiết kiệm thời gian, điều này khiến cho doanh thu bán hàng của các cửa hàng chỉ chuyên về thủy sản đang giảm dần. Hiện nay, các cửa hàng tiện lợi là hình thức bán lẻ thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Nhật Bản, trong đó Seven-Eleven, Lawson và Family Mart là các thương hiệu lớn nhất, nhưng các sản phẩm thủy sản được bán tại các cửa hàng này khá hạn chế, bởi chủ yếu là các sản phẩm đã chế biến sẵn để người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian nấu

34

nướng. Chính vì vậy mà ngành thủy sản của Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đã chế biến sẵn, và điều này sẽ ngày càng nâng cao tầm quan trọng của hệ thống các cửa hàng tiện lợi trong chuỗi phân phối hàng thủy sản.

 Các kênh phân phối mới

Ngoài các kênh phân phối truyền thống thì các kênh phối mới cũng đang phát triển và có nhiều tiềm năng phát triển để thay thế các kênh phân phối truyền thống. Hiện nay, việc phân phối các sản phẩm thủy sản đang có xu hướng tập trung hơn là phân phối trực tiếp và bỏ qua việc sử dụng các nhà cung cấp trung gian như thương lái tại cảng hoặc các nhà bán buôn tập trung. Việc thay đổi các kênh phân phối làm suy giảm quyền lực của các nhà bán buôn tập trung và các nhà bán lẻ lớn. Chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất châu Á là AEON,có trụ sở chính tại Nhật Bản đang tận dụng lợi thế kinh tế từ quy mơ của mình bằng cách bỏ qua các kênh phân phối truyền thống. AEON đã tham gia vào tất cả các khâu của chuỗi phân phối, từ khâu trực tiếp quản lý sản xuất cho đến khâu bán hàng cuối cùng. Ngoài ra, AEON cũng ký hợp đồng thu mua khối lượng lớn với các nhà cung cấp nước ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi phát triển các dòng sản phẩm mang thương hiệu AEON.

Sự phát triển của truyền thơng và vận tải cũng làm xuất hiện các hình thức phân phối khác tại Nhật Bản trong những năm trở lại đây, thêm vào đó sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 cũng làm thay đổi các thức mua sắm của người tiêu dùng Nhật Bản. Nhiều ngư dân Nhật Bản tự thành lập công ty riêng và bán các sản phẩm thủy sản trực tuyến, cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà. Thủy sản đánh bắt từ cảng có thể được đặt hàng trực tuyến và giao trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua các cấp trung gian phức tạp như hình thức phân phối truyền thống hay phải đến các siêu thị lớn để mua hàng mà vẫn đảm bảo được nguồn gốc của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)