5. Kết cấu của khóa luận
2.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản
2.5.1. Kết quả đạt được
Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2017 – 2021 gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được lượng nhập khẩu lớn vào thị trường này.
Về sản lượng và kim ngạch, có thể thấy kim ngạch và sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giữ ở mức ổn định trong giai đoạn 2017 – 2020, và có dấu hiệu giảm mạnh vào năm 2021 do chịu ảnh hưởng nặng
48
nề của dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp. Mặc dù nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid 19 trong năm 2020 và 2021 nhưng Việt Nam vẫn có thể duy trì xuất khẩu lượng thủy sản nhất định sang thị trường Nhật Bản đã là một dấu hiệu tích cực, trong khi đây là một thị trường khá khó tính đối với các loại thực phẩm nhập từ các quốc gia với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, nguồn gốc, nhãn mác.
Về cơ cấu sản phẩm, mặt hàng tơm vẫn là sản phẩm chủ lực và có giá trị xuất khẩu cao sang thị trường này. Nhật Bản là thị trường đứng thứ hai của Việt Nam về xuất khẩu tôm, các sản phẩm tôm xuất khẩu cũng khá đa dạng như: tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm sú, tôm thẻ…. Xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này vẫn chiếm thị phần cao so với các nước khác, chiếm đến 24 % thị phần nhưng hiện nay cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh với tôm từ các quốc gia như Ấn Độ và Indonesia trên thị trường Nhật Bản.
Về sự tuân thủ của Việt Nam đối với các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản, hiện nay các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam đã tăng cường kiểm tra các khâu tiếp nhận nguyên liệu, quản lý chất lượng theo HACCP có sự nhận diện và phân tích các mối nguy về dư lượng hóa chất, kháng sinh …, đồng thời có các biện pháp để kiểm sốt an tồn thực phẩm với các đại lý cung cấp nguyên liệu, kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi chế biến,… Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm hơn việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của mình. Một số doanh nghiệp cũng kết hợp thực hiện thực hành nuôi trồng thủy sản/ hội đồng cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc vùng nuôi trồng. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nắm bắt được các nguyên tắc về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa do đó các lơ hàng bị trả về do ghi sai nhãn sản phẩm đã ít hơn.
2.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. Với những tiềm năng trong sản xuất và xuất khẩu của mình thì tỷ lệ này chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam.
49
Nguồn nhân lực trong sản xuất thủy sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực hiện nay chưa có trình độ cao, chậm theo kịp với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Ngư dân đánh bắt thủy sản còn theo kinh nghiệm, chưa đủ sức và chưa chịu đầu tư vào ứng dụng công nghệ. Người dân ni trồng thủy sản cịn theo phương thức cũ, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm trong áp dụng khoa học cơng nghệ, đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cịn chậm trong nắm bắt thị trường, tìm kiếm khách hàng,….
Chất lượng con giống thủy sản phục vụ cho ni trồng cịn chưa cao gây ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản thu hoạch. Nguồn giống phục vụ nuôi trồng hiện nay còn chưa chủ động, phần lớn nhập từ nước ngồi. Con giống tự sản xuất chất lượng cịn kém, chưa sạch bệnh, sức sống kém nên khi đưa vào nuôi trồng gặp nhiều rủi ro. Các trung tâm, cơ sở cung cấp con giống cịn nhỏ lẻ, thiếu an tồn và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Trong khi thị trường Nhật Bản luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, người dân rất chú trọng đến sức khỏe, do đó nếu nguồn giống thủy sản khơng đảm bảo cũng sẽ dẫn đến chất lượng thủy sản không đạt yêu cầu.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thủy sản chưa được đầu tư đúng mức. Hiện nay tàu thuyền đánh bắt thủy sản của Việt Nam cịn lạc hậu, với cơng cụ chủ yếu là thô sơ, tàu cá là tàu gỗ, thiết kế đơn giản, khơng có các cơng nghệ bảo quản thủy sản sau khi đánh bắt, chưa có sự tiếp cận với công nghệ hiện đại. Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu cịn chưa đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Hệ thống giao thông, cảng biển chưa được đầu tư đúng mức để tạo sự liên kết cho các địa phương, việc phát triển chuỗi cung ứng lạnh phục vụ cho bảo quản sản phẩm thủy sản cùng với xây dựng các trung tâm logistics còn thiếu.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến thủy sản cịn chậm. Cơng nghệ trong quản lý tàu cá cũng như trong khai thác thủy sản còn chưa được áp dụng phổ biến. Kỹ thuật nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo phương thức cũ và chưa có nhiều sự cải tiến về công nghệ kỹ thuật hiện đại. Các doanh nghiệp cịn gặp khó khăn trong ứng dụng cơng nghệ trong chế biến thủy sản, cũng như đảm bảo vệ sinh, có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa,…
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chưa cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có sự uy tín trong kinh doanh cịn ít như Cơng ty cổ
50
phần (CTCP) xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung, CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước và CTCP Thủy sản Bình Định. Số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện về đảm bảo an tồn thực phẩm, sản xuất theo quy trình khép kín đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế còn chưa nhiều. Việt Nam cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ với chất lượng thủy sản cũng ngày được nâng cao, đáp ứng được các quy định nhập khẩu vào Nhật Bản như Thái Lan, Ấn Độ…
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
Trình độ ngư dân cịn thấp, chậm thay đổi, gặp nhiều khó khăn trong áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản. Đội ngũ cán bộ còn yếu và hạn chế kinh nghiệm trong nghiên cứu phát triển kỹ thuật, cơng nghệ cịn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ngư dân khai thác thủy sản chủ yếu vào thời gian sinh sản của thủy sản, đánh bắt trái phép, khai thác khơng có sự chọn lọc và quá mức bằng việc sử dụng mắc lưới dày hơn, sử dụng chất nổ… trong q trình đánh bắt, chưa mang tính bền vững. Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản chủ yếu theo phương thức cũ và chưa có nhiều sự cải tiến về công nghệ kỹ thuật hiện đại. Phương thức nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam còn lạc hậu, chủ yếu theo phương thức quảng canh - phương thức sản xuất nhằm tăng sản lượng bằng việc mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào sự ưu đãi của tự nhiên nên dẫn đến nhiều rủi ro.
Chất lượng con giống còn thấp, kém sức sống, chưa sạch bệnh do không được quản lý chặt chẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm khi khai thác. Khi con giống khơng được kiểm sốt chặt chẽ dễ gây một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng ở thủy sản gây mất an toàn cũng gây thiệt hại lớn cho người nuôi trồng. Nguồn giống vẫn còn phải nhập khẩu nguồn giống từ nước ngồi với số lượng lớn gây tốn kém chi phí. Các cơ sở sản xuất giống tại Việt Nam chưa đảm bảo chất lượng, nguồn nước cịn ơ nhiễm, chưa áp dụng các phương pháp ni an toàn sinh học, cũng như thiếu sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước.
Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản còn chưa đồng bộ. Hệ thống cảng cá cịn có cơng suất thấp, thiếu an tồn, nhiều cảng ở trong tình trạng quá tải, ngày càng xuống cấp. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng còn chưa được đầu tư đúng mức. Các cảng chưa có hệ thống kho lạnh, xử lý nước thải,… phục vụ cho bảo quản thủy
51
sản. Số lượng tàu cá là tàu gỗ, thiết kế đơn giảm chiếm phần lớn và chưa có cơng nghệ để bảo quản thủy sản sau khi đánh bắt. Thiếu hệ thống trung tâm logistics để kết nối các địa phương, gây tốn kém chi phí vận chuyển. Các doanh nghiệp chưa có đủ vốn để cải tiến hệ thống trang thiết bị phục vụ cho chế biến thủy sản xuất khẩu.
Nguồn vốn đầu tư cho cơng nghệ cịn hạn chế nên việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cịn khó khăn. Ứng dụng cơng nghệ, kỹ thuật vào công tác bảo quản sản phẩm nhằm giảm tổn thất sau khi thu hoạch dù đang được cải thiện nhưng vẫn chậm đáp ứng với nhu cầu phát triển. Q trình ứng dụng cơng nghệ trong quản lý, giám sát tàu cá, cơng nghệ trong khai thác thủy sản cịn chậm.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn chưa cao. Hoạt động quảng bá thương hiệu còn chưa được đẩy mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp của Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan,…Bên cạnh đó, Nhật Bản có những rào cản kỹ thuật, những yêu cầu khắt khe về thủy sản nhập khẩu, phải tuân theo quy định của các luật liên quan, phải thơng qua quy trình cấp phép nhập khẩu thủy sản như xin hạn ngạch nhập khẩu, xin phê duyệt nhập khẩu, phải nộp các tài liệu cần thiết để nộp đăng ký xác nhận nhập khẩu, kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về dán nhãn. Các quy định khá phức tạp do đó khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nếu khơng đáp ứng các u cầu thì khó có thể nhập khẩu vào Nhật Bản. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cần tìm hiểu kỹ các luật, các tiêu chuẩn để có thể được nhập khẩu, đảm bảo vệ sinh cũng như cách bảo quản sản phẩm đạt yêu cầu, có hướng phát triển đáp ứng những yêu cần khắt khe khơng chỉ ở thị trường Nhật Bản mà cịn ở các thị trường xuất khẩu khác. Đây là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
52
Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3.1. Mục tiêu, định hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung của thủy sản Việt Nam đến năm 2030 là phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phịng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3.0 – 4.0%/năm.
- Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng ni trồng thủy sản 7 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2.8 triệu tấn.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.
- Giải quyết việc làm cho trên 3.5 triệu lao động, có thu nhập bình qn đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nơng thơn mới.
Tầm nhìn phát triển đến năm 2045: Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học cơng nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình qn chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phịng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
53
3.1.2. Định hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Để đạt được những mục tiêu đề ra cần có những định hướng cụ thể để phát triển sản xuất thủy sản đạt được hiệu quả cao.
Cần tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tập trung đánh giá, điều tra nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản, nguồn lợi hải sản để có phương thức khai thác bền vững. Tổ chức quản lý và bảo vệ khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống. Thực hiện lưu trữ giống gốc, bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn gen đồng thời nghiên cứu sinh sản giống mới, ưu tiên phát triển các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hình thành các khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm. Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, thường xuyên bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển.
Về khai thác thủy sản cần phát triển khai thác hải sản hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần mức độ khai thác nhằm đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản một cách bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Giảm thiểu và tiến tới chấm dứt nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng tới môi trường. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu. Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến, hiện đại hóa tàu cá, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%, đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, đảm bảo điều kiện sống và làm việc của các thuyền viên. Công tác quản lý nghề cá trên biển ngày càng được hiện đại hóa nhằm cảnh báo, ứng phó kịp thời với thiên tai, rủi ro. Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tham gia hoạt động khai thác trên biển.
Về ni trồng thủy sản thì tiếp tục phát triển ni có hiệu quả với các lồi thủy sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao nhưng vẫn gắn với bảo vệ mơi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chủ động phát triển giống thủy sản có chất lượng cao, đặc biệt ưu tiên phát triển giống của các loại thủy sản chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, các lồi mới có tiềm năng. Khuyến khích mở rộng, phát triển ni trồng vi tảo, rong biển phục vụ nhu cầu thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác như mỹ
54
phẩm hay dược phẩm. Phát triển nuôi trồng các loại cá truyền thống, các bản địa, cá nước lạnh… ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp để có thể chủ động nguồn cung cấp thực phẩm, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho các hộ gia đình, giúp