Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 39 - 40)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2. Tổng quan về thị trường thủy sản Nhật Bản

2.2.1. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển dẫn đầu thế giới và cũng là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được thiết lập từ năm 1973 và đến nay ngày càng phát triển ở nhiều lĩnh vực với nhiều cam kết song phương và đa phương.

Trong khuôn khổ hợp tác song phương, Việt Nam – Nhật Bản đã ký kết các cam kết trong Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản (thực hiện từ 7/4/2003), Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật (thực hiện từ 14/11/2003), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (thực hiện từ 25/12/2008).

Hiện nay, quan hệ thương mại hai nước ngày càng vững chắc, trao đổi thương mại ngày càng tăng khi cả hai nước đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định đối tác xun Thái Bình Dương tồn diện và tiến bộ (CPTPP) và gần đây nhất là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Tại các hiệp định thương mại tự do này, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã kí những cam kết ưu đãi thuế quan trong trao đổi thương mại, từ đó Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 42,8 tỷ USD năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản chiếm 6% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản chiếm 6.8% tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này như hàng dệt may, máy móc thiết bị, nơng thủy sản, gỗ…Cịn các mặt hàng nhập

31

khẩu chính từ Nhật Bản như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, ô tô nguyên chiếc….

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)