Các quy định liên quan đến nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2. Tổng quan về thị trường thủy sản Nhật Bản

2.2.5. Các quy định liên quan đến nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản

Muốn được nhập khẩu thủy sản tươi sống và chế biến vào Nhật Bản thì phải tuân thủ các quy định liên quan đến nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản tại các Luật Ngoại hối và Ngoại thương, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Hải quan.

35

2.2.4.1. Quy định về hạn chế nhập khẩu

Tại Luật Ngoại hối và Ngoại thương thì nhập khẩu thủy sản phải tuân theo các quy định hạn chế nhập khẩu về hạn ngạch nhập khẩu, phê duyệt nhập khẩu, xác nhận nhập khẩu trước hoặc tại thời điểm thông quan.

Về hạn ngạch nhập khẩu: Đối tượng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của Luật này gồm các loại thủy sản sau đây: cá trích, cá tuyết, cá đi vàng, cá thu, cá mịi, cá thu ngựa, sò điệp, mắt sò, mực… dù là còn tươi sống hay đã ướp lạnh, đông lạnh hoặc phi lê, sấy khô. Hệ thống này không chỉ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước với các hàng hóa tương tự mà cịn mang lợi lợi ích cho người tiêu dùng với mức thuế thấp nhất có thể. Bởi việc duy trì hạn ngạch thuế quan thì sẽ tính thuế suất thấp hơn đối với hàng hóa nhập khẩu với số lượng nhất định, thuế suất sẽ cao hơn đối với số lượng vượt quá khối lượng. Bốn chế độ phân bổ hạn ngạch gồm phân bổ theo công ty thương mại (dựa trên hồ sơ trong quá khứ), phân bổ theo nhà khai thác thủy sản, phân bổ theo người tiêu dùng và phân bổ theo cơ sở ai đến trước được phục vụ trước.

Về phê duyệt nhập khẩu: các đơn vị nhập khẩu muốn được nhập các loại thủy sản thì phải nộp đơn xin xác nhận nhập khẩu cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp và phải nhận được phê duyệt mới có thể bắt đầu làm các thủ tục khác. Các loại thủy sản áp dụng quy định gồm: Cá ngừ vây xanh được nuôi ở Đại Tây Dương/ biển Địa Trung Hải được bảo quản tươi hoặc ướp lạnh; cá ngừ vây xanh miền Nam đã được bảo quản tươi hoặc ướp lạnh, trừ từ Úc, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan; cá ngừ mắt to tươi sống và chế biến, cá, động vật giáp xác và động vật có xương sống khác, các sản phẩm từ động vật sử dụng cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm.

Về xác nhận nhập khẩu: Các nhà nhập khẩu cũng cần phải nhận được một văn bản xác nhận nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp trước khi tiến hành nhập khẩu các loại thủy sản: sản phẩm đông lạnh của cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh miền Nam, các ngừ mắt to, các kiếm; cá ngừ (không bao gồm các ngừ albacore, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh phương Nam, cá ngừ mắt to) và cá marlin (không bao gồm cá kiếm) được nhập khẩu bằng tàu biển (được bảo quản tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh). Đối với việc xác nhận nhập khẩu tại thời điểm thông quan, nhà

36

nhập khẩu cần nộp hồ sơ bắt buộc bao gồm dữ liệu thống kê, giấy phép khai thác thủy sản, chứng nhận về tái xuất để có thể nhận được xác nhận nhập khẩu từ Cơ quan Hải quan đối với các loại thủy sản tươi hoặc ướp lạnh: cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh phương Nam, cá kiếm.

2.2.4.2. Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm

Các sản phẩm nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản luôn được quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Luật Vệ sinh an tồn thực phẩm thì thủy sản tươi sống và chế biến là đối tượng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra theo loại và tính chất của ngun liệu thơ, kiểm tra theo loại và hàm lượng chất phụ gia, dư lượng kháng sinh,…

Cơ quan chuyên ngành của Nhật Bản sẽ lấy mẫu kiểm tra đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm của các nước nhập khẩu vào quốc gia này. Nếu lô hàng đầu tiên kiểm tra bị phát hiện có dư lượng hóa chất kháng sinh cấm thì tất cả các lơ hàng của mặt hàng này sẽ bị kiểm tra với tỷ lệ 50%. Khi phát hiện vi phạm tương tự thêm 1 lần nữa thì sẽ bị áp dụng lệnh kiểm tra 100% các lơ hàng. Nếu các sản phẩm có sử dụng các chất phụ gia bị cấm, dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép thì có thể sẽ bị ban hành lệnh cấm nhập khẩu. Thủy sản tươi sống và chế biến nên được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi tiến hành nhập khẩu. Nếu việc sử dụng chất phụ gia hay dư lượng chất kháng sinh vượt quá giới hạn theo tiêu chuẩn Nhật Bản, cần đưa ra các hướng dẫn xử lý phù hợp tiếp theo cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Việc sử dụng kháng sinh, chất phụ gia được giới hạn tối đa áp dụng là 0.002 ppm đối với fenitrothio; 0.01 ppm đối với axit oxolinic, acetochlor và triazophos; và cấm sử dụng nitrofurans và chloramphenicol trong sản phẩm thủy sản.

2.2.4.3. Quy định về ghi nhãn dán

Luật Hải quan của nước này cấm việc nhập khẩu các lô hàng được ghi sai nhãn hoặc gây khó hiểu về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Các quy định về nhãn chất lượng cho thủy sản tươi sống và chế biến khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải được ghi bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật của quốc gia này. Khi nhập khẩu và bán thủy sản tươi sống, chế biến các thông tin phải được cung cấp trên nhãn gồm tên sản phẩm, thành phần dinh dưỡng (đối với thủy sản chế biến), hàm lượng dinh dưỡng,

37

hạn sử dụng, phương thức bảo quản (đối với thủy sản chế biến), tên nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu theo quy định của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp với nơng lâm sản và quy định về đóng gói thực phẩm chế biến trong đồ đựng theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về tên của sản phẩm ghi trên nhãn thì phải tuân thủ theo quy định của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho nông lâm sản, và Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các thành phần của sản phẩm thì phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất theo quy định của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho nơng lâm sản, và Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm. Tên của các chất phụ gia được sử dụng trong sản phẩm cũng phải được liệt kê trên nhãn theo thứ tự giảm dần của tỷ trọng hàm lượng chất phụ gia theo quy định của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về khối lượng sản phẩm: Khối lượng sản phẩm phải được ghi rõ trên nhãn, phải được xác định chính xác sao cho khối lượng thực của sản phẩm và con số ghi trên nhãn nằm trong mức dung sai cho phép.

Về hạn sử dụng: Hạn sử dụng được ghi theo hình thức ngày hết hạn hoặc là ngày mà việc sử dụng sản phẩm trước ngày đó là tốt nhất. Việc ghi nhãn theo ngày hết hạn áp dụng cho các thực phẩm có sự suy giảm nhanh chóng về chất lượng trong vịng 5 ngày kể từ ngày sản xuất, các thực phẩm có chất lượng khơng bị suy giảm nhanh chóng thì ghi nhãn là :“sử dụng tốt nhất trước ngày…”.

Phương thức bảo quản: Các thực phẩm ghi hạn sử dụng dưới hình thức ngày hết hạn phải được đánh dấu “bảo quản dưới 10 độ C”, các thực phẩm “sử dụng tốt nhất trước ngày…” phải được đánh dấu “tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp ở nhiệt độ phịng”. Đối với những thực phẩm có thể bảo quản ở nhiệt độ phịng thì có thể khơng cần ghi phương thức bảo quản trên nhãn.

Nhãn xuất xứ: tên nước xuất xứ (hoặc có thể cung cấp thêm tên của vùng biển) phải được ghi rõ trên nhãn của thủy sản nhập khẩu. Các thông tin về xuất xứ về thủy sản và các sản phẩm thủy sản cần được ghi trong ngoặc đơn trong danh mục thành

38

phần dinh dưỡng (để chỉ rõ xuất xứ của mỗi loại thành phần) hoặc ghi tên nước xuất xứ trong một vị trí cụ thể trên nhãn.

Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu: tên và địa chỉ phải được ghi rõ trên nhãn đối với thủy sản nhập khẩu. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người bán cũng phải được ghi trên nhãn khi thủy sản được chế biến tại Nhật Bản nhưng có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước khác.

Hàm lượng dinh dưỡng: hàm lượng dinh dưỡng và lượng calo phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm thủy sản. Những thông tin bắt buộc phải ghi gồm: hàm lượng dinh dưỡng, cấu trúc dinh dưỡng và loại chất dinh dưỡng. Hàm lượng dinh dưỡng phải được ghi theo thứ tự và đơn vị sau đây: Calo (kcal hoặc kilocalo) - Protein (g hoặc gram) - Chất béo (g hoặc gram) - Carbonhydrate (g hoặc gram) - Muối khoáng - Các loại chất dinh dưỡng khác được ghi trên nhãn.

Vì vậy, để doanh nghiệp có thể xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang thị trường Nhật Bản thì cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định trên, đặc biệt là chú trọng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm bởi chất lượng của sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm thủy sản, tuân thủ các quy định của Nhật Bản nếu muốn xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)