Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 51 - 56)

5. Kết cấu của khóa luận

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản

2.4.1. Về điều kiện tự nhiên của Việt Nam

Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở bờ tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương với chiều dài bờ biển 3,260 km. Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4,000 hòn đảo tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1,160 km2. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao với khoảng 11,000 lồi sinh vật, cùng với đó là hệ thống sơng ngịi dày đặc với đường bờ biển dài thuận lợi cho phát triển các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Hoạt động sản xuất thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có thể phân ra các vùng xuất khẩu lớn gồm: Khu

43

vực Bắc Trung Bộ, dun hải miền Trung thì chủ yếu ni trồng thủy sản nước mặn, lợ như tơm các loại, sị huyết, bào ngư…; Khu vực Đông Nam Bộ gồm các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu ni các loài thủy sản nước ngọt tại hồ chứa và nước lợ như cá rô phi, các song, tơm…

Về khí hậu thủy văn thì biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, tận cùng của phía đơng nam của lục địa Châu Á do đó khí hậu chịu ảnh hưởng của cả đại dương và lục địa với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sự ảnh hưởng của chế độ gió mùa cùng với sự chi phối của chế độ mưa nhiệt đới tác động lớn đến sự phân bổ, biến động của nguồn lợi sinh vật biển tới trữ lượng và khả năng khai thác cá.

Nguồn lợi thủy sinh của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao. Chỉ tính riêng các loại sinh vật biển, tự nhiên hải sản nước ta đã rất phong phú: với khoảng hơn 2,000 loài cá biển, nhưng số cá kinh tế khơng nhiều chỉ khoảng 100 lồi, trong đó có gần 50 lồi có giá trị cao. Giáp xác có khoảng 1,647 lồi, trong đó tơm có vai trị quan trọng nhất với hơn 70 lồi, chủ yếu khai thác ở vùng biển Đơng và Tây Nam Bộ. Nhuyễn thể có khoảng 2,523 loài, giá trị kinh tế cao nhất là mực ống, mực nang. Ngồi ra cịn có các loại nghêu, ngao, điệp, sị, hải sâm, rong nho… cũng cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số lồi mang tính chất ven biển chiếm trên 65%, sống rải rác và phân tán, có kích thước nhỏ, cá tạp nhiều, biến động theo mùa và mật độ khơng cao. Do đó, để phát triển thủy sản đặc biệt là thủy sản xuất khẩu thì cần phải quy hoạch lại các vùng khai thác để đạt hiệu quả cao nhất, cùng với đó là các biện pháp khai thác hợp lý tránh tận thu gây cạn kiệt nhanh chóng.

2.4.2. Về chất lượng nguồn giống thủy sản

Chất lượng nguồn giống có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, ở Việt Nam còn chưa chủ động về nguồn giống, hệ thống cung cấp con giống cho ni trồng thủy sản cịn nhỏ lẻ, thiếu an tồn, cịn phải nhập khẩu giống thủy sản từ bên ngoài. Các trung tâm cung cấp giống cá, tơm bố mẹ chất lượng cịn thấp khiến con giống có sức sống yếu, chưa sạch bệnh, gây tổn thất trong q trình ni trồng.

Tơm là thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng nước ta vẫn phải nhập khẩu giống tơm bố mẹ, chiếm 90%. Nước ta mới chỉ có giống tơm sạch bệnh phục vụ cho nuôi công nghiệp trong khi phần lớn người ni trồng Việt Nam cịn ni theo

44

hình thức quảng canh thì chưa có con giống kháng bệnh, con giống chưa rõ nguồn gốc. Do đó, muốn đạt được năng suất cao phục vụ cho xuất khẩu thì thủy sản Việt Nam phải đảm bảo được chất lượng con giống, tự chủ nguồn giống phục vụ nuôi trồng.

2.4.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện nay, công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản cũng ngày càng được cải thiện. Kỹ nghệ sản xuất thức ăn tươi sống (artemia, tảo, luân trùng…), thức ăn công nghiệp, các máy móc trang thiết bị phục vụ cho phong trào ni trồng thủy sản cũng được phát triển đồng bộ ở trong nước với giá thành hạ là những thành tựu đáng ghi nhận. Hiện nay nghề nuôi tôm nước ta đã đứng vào hàng ngũ những nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong việc chế biến thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, thức ăn nổi, thức ăn công nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Trong nuôi trồng thủy sản đã ứng dụng công nghệ gen và cơng nghệ vi sinh để phịng trừ dịch bệnh và quản lý môi trường nước. Sản xuất và ứng dụng một số chế phẩm nâng cao sức đề kháng bệnh cho động vật thủy sản. Chế phẩm EM (vi sinh vật hiện hữu) được coi là một trong những chế phẩm xử lý nước có hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên cần phải sử dụng chế phẩm này kết hợp với một số chế phẩm có nguồn gốc từ kháng sinh thực vật. Xây dựng các quy trình xử lý mơi trường nước trong ao nuôi bằng công nghệ vi sinh rất thành công ở nhiều nơi. Ứng dụng nhiều cơng nghệ để chẩn đốn sớm các bệnh thủy sản và tìm cách khắc phục, đặc biệt một số bệnh của tôm như bệnh đốm trắng ở tôm sú, hội chứng Taura, đầu vàng ở tôm thẻ chân trắng và các bệnh lở loét ở các loài cá khác nhau. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến để áp dụng sản xuất giống thủy sản, từng bước chủ động được nguồn giống cho nhu cầu sản xuất và nuôi trồng.

Tuy nhiên, các trang thiết bị, tàu thuyền trong đánh bắt chưa được ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhiều tàu công suất nhỏ và kỹ thuật đánh bắt chưa theo tiêu chuẩn. Cơ sở hậu cần phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản tại các cảng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào công tác bảo quản sản phẩm nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch dù đang được cải thiện nhưng

45

vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Ngư dân còn chậm thay đổi và chưa theo kịp với hoạt động khai thác thủy sản theo hướng hiện đại.

2.4.4. Về lợi thế so sánh của Việt Nam

Những năm gần đây, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được chú trọng, các thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU….. Tuy nhiên, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…

Biểu đồ 2.7. RCA của ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021

Nguồn: Tính tốn của tác giá theo số liệu từ ITC.

Nhìn vào biểu đồ 2.7 có thể thấy RCA của ngành thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2017- 2021 đang có dấu hiệu giảm. Hệ số RCA > 4 vào hai năm 2017 và 2018 cho thấy Việt Nam có lợi thế so sánh cao trong lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021 có lợi thế so sánh của thủy sản Việt Nam xu hướng giảm, hệ số RCA nằm trong mức 2 < RCA ≤ 4 vẫn cho thấy Việt Nam có lợi thế so sánh trong lĩnh vực thủy sản. Về cơ bản, RCA nằm trong khoảng từ 2 - 4 trong giai đoạn 2017 - 2021 cho thấy, lợi thế so sánh của ngành thủy sản Việt Nam đạt mức trung bình. Do đó, khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam với các quốc gia khác là chưa cao. 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 2017 2018 2019 2020 2021

46

2.4.5. Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý

Hiện nay, Chính phủ có nhiều quy định để đảm bảo chất lượng thủy sản xuất khẩu, cũng như nhiều đề án phát triển ngành thủy sản, chế biến thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã tham mưu cho Chính phủ ban hành các quyết định như phê duyệt Đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tơm có tạp chất; Kế hoạch hành động quốc gia quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017 - 2020; Biện pháp kiểm tra tăng cường chất lượng, an tồn thực phẩm lơ hàng thủy sản xuất khẩu vào Canada và Nhật Bản;…

Việc bổ sung, ban hành các quy định liên quan giúp Việt Nam có thể kiểm sốt được chất lượng, kiểm soát vệ sinh an tồn, dư lượng kháng sinh… có trong thủy sản. Từ đó nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, đáp ứng được các quy định nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản và các thị trường khác.

2.4.6. Về rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với thủy sản nhập khẩu

Nhật Bản có nhiều quy định cũng như các rào cản kỹ thuật đối với hàng thủy sản nhập khẩu. Kiểm dịch động vật của Nhật Bản thường được đặt ra rất nghiêm ngặt, cao hơn so với các nước khác trên thế giới, các quy định về các hóa chất và kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng đối với thủy sản thường xuyên được bổ sung. Trong suốt thời gian qua, Nhật Bản đã bổ sung thêm 100 chất cấm và hạn chế sử dụng cho các sản phẩm thủy sản, điều này đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Về tiêu chuẩn tự nguyện: Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) là tập hợp các tiêu chuẩn quốc gia quy định các tiêu chí cho các sản phẩm, dữ liệu và dịch vụ khoáng sản hoặc công nghiệp, bao gồm chất lượng, hiệu suất và phương pháp thử nghiệm. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản đã và đang sửa đổi, thiết lập mới các tiêu chuẩn này để đáp ứng với những thay đổi của xã hội và công nghệ hiện nay. Các hệ thống như: hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000; hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2004; hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP); tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000; tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản; quy định tiêu chuẩn môi trường Ecomark…là những hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất

47

lượng, mơi trường, đạo đức kinh doanh, điểm kiểm sốt tới hạn... đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

2.4.7. Về nhu cầu tiêu dùng thủy sản nhập khẩu của Nhật Bản

Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở Nhật Bản luôn ở mức cao. Nhật Bản cũng là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với thủy sản từ nước ngồi, trong đó Việt Nam cũng được đánh giá là có thế mạnh về phát triển thủy sản và có khả năng cung ứng tốt.

Hiện nay, số lượng người dân đến từ các nước ở khu vực Châu Á hiện đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản lên đến 10 triệu người, trong đó có khoảng gần 500,000 người Việt Nam đang sinh sống tại đây. Do vậy nhu cầu về thủy sản nhập khẩu vào thị trường này là khá lớn. Thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cũng được đón nhận và tiêu thụ tốt từ cả người tiêu dùng Nhật Bản, người Việt và người dân từ các nước Châu Á khác sinh sống và làm việc tại đây. Người tiêu dùng Nhật Bản đang có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến như thủy sản đóng gói tươi sống, ướp lạnh đã qua chế biến, thủy sản đóng hộp, ướp lạnh dưới dạng nguyên con, thủy sản tươi sống…. hơn các sản phẩm thủy sản đông lạnh và sấy khô. Tuy nhiên, những năm gần đây, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang có xu hướng giảm, bởi nhu cầu tiêu dùng đang giảm dần ở giới trẻ. Giới trẻ Nhật Bản hiện nay đang thiếu kỹ năng nấu các món ăn có sử dụng thủy sản, thêm vào đó, sự hội nhập kinh tế quốc tế khiến các quốc gia có sự giao thoa văn hóa với nhau nên các yếu tố quốc tế có sự thâm nhập vào văn hóa ẩm thực của Nhật Bản khiến cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản có sự giảm nhẹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)