Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 41)

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Trên thế giới

1.2.1.1. Xu hướng, chính sách tăng trưởng xanh

Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về phát triển bền vững 2002 đã khẳng định lại các nguyên tắc phát triển bền vững, sự cần thiết cấp bách thay đổi các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, Kế hoạch thực hiện Johannesburg đã đề xuất chuyển đổi hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái. Cho đến nay, nhiều quốc gia đã có những chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Hơn nữa, kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về PTBV (Rio+20) năm 2012 với chủ đề trọng tâm được thảo luận và đồng thuận cao là xây dựng nền kinh tế xanh [Nguyễn Danh Sơn, 2015], tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam trong nỗ lực đạt được sự PTBV. Điển hình các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ... đã đi đầu trong việc thúc đẩy TTX, trong đó nhấn mạnh vai trị của các doanh nghiệp trong tiến trình thực hiện TTX như nhận định của các nghiên cứu của OECD-WPSMEE [2010]; OECD [2011b]; Phạm Văn Đức [2011]; UNIDO [2012]; Dornfeld et al. [2013]; Lê Anh Tuấn [2014]; Vũ Tuấn Anh và cs., 2015; Vũ Anh Dũng [2015].

Tại châu Á, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên có tầm nhìn chiến lược về TTX và coi đó như là mơ hình trọng tâm để phát triển đất nước. Một trong những nội dung chính của Chiến lược TTX của Hàn Quốc là phát triển công nghệ xanh và xanh hố các ngành cơng nghiệp hiện có. Chính phủ Hàn Quốc đã xác định các doanh nghiệp

góp phần khơng nhỏ để hướng tới TTX. Với sự hỗ trợ mở rộng của Chính phủ, số lượng dự án của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trong ngành công nghiệp xanh đã tăng hơn 40% kể từ năm 2009. Hệ thống chứng chỉ xanh của Chính phủ đưa ra tháng 4/2010 đã chứng nhận hơn 400 trường hợp doanh nghiệp, dự án và công nghệ xanh. Hơn nữa, để thúc đẩy năng lượng tái tạo và các công nghệ xanh, Hàn Quốc đã tăng chi tiêu cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Ngân sách dành cho R&D trong các lĩnh vực năng lượng đã tăng từ 0,02% GDP năm 2002 lên 0,07% năm 2008, lớn thứ hai trong các nước OECD. Trong kế hoạch 5 năm, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng đầu tư R&D cho các công nghệ xanh từ 2000 tỷ won năm 2009 lên 3500 tỷ won năm 2013...Kim, 2011; Văn phòng Quản lý Kinh tế Trung Ương, 2012; Nguyễn Trung Thắng, 2013; Vũ Tuấn Anh và cs., 2015”.

Ở Trung Quốc, việc xây dựng một xã hội tuần hoàn được xem là nội dung quan trọng trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11&12, trong đó có tập trung vào một loạt các chính sách thúc đẩy xanh hóa sản xuất, mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường, tái cấu trúc một số ngành công nghiệp trọng điểm, nhấn mạnh vai trò của R&D. Đối với các doanh nghiệp SMEs, Kế hoạch cũng đã đề ra những giải pháp thúc đẩy phát triển. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã đưa ra một loạt các chính sách, cơ chế tài chính bao gồm các chính sách ưu đãi, thuế. Đặc biệt, Chính phủ cũng đã cam kết mở rộng tái sản xuất cơng nghiệp quốc gia trong vịng 5 năm tới. Ước tính tái sản xuất ở Trung Quốc có thể tăng từ 2 tỷ Tệ (khoảng 320 triệu US$) năm 2011 lên đến 40 tỷ Tệ (khoảng 6.5 US$) vào năm 2015 UNEP, 2013. Ngoài ra, Trung Quốc đang cơ cấu lại 10 ngành, nghề chủ chốt (thép, ôtô, xi măng, v.v…) nhằm tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời bước đầu hiện đại hóa các ngành này để tiếp cận cơng nghệ xanh, nhất là các ngành gây nhiều ô nhiễm Vũ Tuấn Anh và cs., 2015.

Còn ở Mỹ, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chính phủ Mỹ đã xem xét lại việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Tháng 11 năm 2009, tổng thống Obama đã đưa mơ hình tăng trưởng bền vững. Trong đó, chiến lược “Tái cơng nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm nhằm phát triển công nghệ mới dự kiến đầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh

nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là doanh nghiệp SMEs. Ngoài ra, cuối tháng 6/2009, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm khí thải nhà kính khoảng 17% vào năm 2020 so với năm 2005. Trong đó, áp dụng hạn ngạch khí thải và cho phép các cơng ty xả khí thải thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức khí thải khơng dùng hết cho các công ty khác. Việc thơng qua dự luật về chống biến đổi khí hậu tại Hạ viện, bước đầu khẳng định nỗ lực của chính quyền Mỹ trong việc điều chỉnh mơ hình tăng trưởng kinh tế Mỹ theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng hơn…Nguyễn Thế Chinh, 2011; Võ Văn Lợi, 2016. Ngoài những quy định quốc gia, chính phủ liên bang và các tổ chức quốc tế cũng nỗ lực trong việc thiết lập các sáng kiến sản xuất xanh, tổ chức các hội nghị và hội thảo về sản xuất xanh nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp thực hiện chiến lược bền vững. Điển hình, từ năm 2007, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tổ chức thường niên "ngày sản xuất xanh” nhằm tăng cường hợp tác công tư trong lĩnh vực sản xuất xanh" Dornfeld et al., 2013.

Trong khi đó, ở châu Âu, Ủy ban liên minh châu Âu (EU) đã và đang có nhiều nỗ lực và hoạt động nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp hướng đến TTX gồm việc triển khai các nghiên cứu/dự án, ban hành các chính sách và thiết lập các tiêu chuẩn. EU đã đưa ra nhiều chính sách lớn về kinh tế xanh, cac bon thấp như Lộ trình hướng đến nền kinh tế cac bon thấp 2050; Chiến lược EU 2020 về hiệu quả tài nguyên; Kế hoạch EU về hiệu quả năng lượng đến năm 2020... Bên cạnh đó, EU cịn áp dụng chế độ cấp hạn ngạch khí thải cho các ngành cơng nghiệp, theo đó từ năm 2013 trở đi EU bán đấu giá 60% giấy phép hạn ngạch khí thải trong lĩnh vực năng lượng và đến năm 2020 tất cả các công ty công nghiệp đều phải mua giấy phép hạn ngạch khí thải (trừ một số ngành như luyện kim, xi măng, hóa chất...). Nguyễn Trung Thắng, 2013; Vũ Tuấn Anh và cs., 2015; Võ Văn Lợi, 2016”. Ở cấp doanh nghiệp, Ủy ban liên minh châu Âu (EU) 2014 cũng đã thông qua một Kế hoạch hành động xanh cho các doanh nghiệp SMEs. Có thể nói đây là bản Kế hoạch hành động toàn diện, trong đó đưa ra một chuỗi các hành động giúp các doanh nghiệp khai thác được những cơ hội sản xuất, kinh doanh hướng đến nền kinh tế xanh.

Trong lĩnh vực xanh hóa sản xuất, nhiều quốc gia cũng đã có những nghiên cứu và triển khai áp dụng. Điển hình, năm 2009, Cục bảo vệ mơi trường Mỹ đã đưa ra „Các bước hướng đến phát triển bền vững- Hướng dẫn xanh hóa cho các doanh nghiệp nhỏ“ [US EPA, 2009]. Trong đó, hướng dẫn đã chỉ ra những lợi ích và cơ hội của các doanh nghiệp khi phát triển theo hướng xanh. Hướng dẫn cũng đưa ra 5 bước cơ bản để giúp doanh nghiệp xanh hóa bao gồm: bước sẵn sàng, khởi đầu, xây dựng mục tiêu, hướng tới xanh, đảm bảo cải tiến liên tục.

1.2.1.2. Sản xuất xanh ở cấp độ doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của OECD [2009], tiến trình chuyển đổi mơ hình xanh trong cơng nghiệp trải qua các giai đoạn được mơ tả tại Hình 1.8 như sau:

Kiểm sốt ơ nhiễm Xử lý Triển khai các giải pháp cuối đường ống

Sản xuất sạch hơn

Phòng ngừa

Thay đổi sản phẩm và phương thức sản xuất

Tối ưu hóa q trình; giảm ngun liệu đầu vào và ra; Thay thế vật liệu không độc hại và tái chế

Hiệu quả sinh thái

Quản lý

Quản lý môi trường

Các chiến lược và giám sát môi trường; các hệ thống quản lý môi trường

Tư duy vòng đời

Mở rộng

Mở rộng trách nhiệm môi trường

Quản lý chuỗi cung ứng xanh Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Sản xuất khép kín

Tái cấu trúc

Tái cấu trúc phương pháp sản xuất

Giảm thiểu hoặc loại bỏ vật liệu thơ

Sinh thái cơng nghiệp

Tích hợp

Tích hợp các hệ thống sản xuất

Hợp tác về môi trường Các khu công nghiệp sinh thái

Nguồn: OECD, 2009; Lê Anh Tuấn, 2014

Hình 1.7. Tiến trình chuyển đổi mơ hình xanh trong cơng nghiệp

Qua tổng hợp cho thấy hiện nay vẫn chưa có một cơng cụ nào kiểm sốt tồn diện. Tuy nhiên, có thể nói q trình phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh bắt

về sinh thái, đánh giá vòng đời sản phẩm, và tiến tới cấp độ cao nhất là sản xuất khép kín và sinh thái cơng nghiệp với các công cụ quản lý phù hợp.

Về sản xuất xanh trong doanh nghiệp, chủ đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bàn luận như Seidel et al. [2007]; Cortellini [2001]; UNEP

[2011b]; Dornfeld et al. [2013]; Tsai et al. [2014]; Singh et al [2014], Helu and

Dornfeld [2013]; OECD [2011]...Trong đó, nghiên cứu cơ sở lý luận về sản xuất xanh trong doanh nghiệp cũng đã được một số cơng trình đề cập như đã phân tích ở phần trên. Phân tích về những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi sang mơ hình sản xuất xanh và bền vững, nhiều cơng trình đã đề cập như các nghiên cứu của Seidel et al. [2007], Deif [2011], Eibel [2011], UNIDO [2011], UNEP [2011b, 2013], Dornfeld el al. [2013], EU [2014]... Điển hình, Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD) [2010] đã chỉ ra: ”Sự chuyển đổi cơ cấu trong thời gian tới sẽ hứa hẹn những cơ hội to lớn cho nhiều ngành kinh doanh khác nhau khi mà các thách thức về tăng trưởng, sự khan hiếm và biến đổi môi trường đang trở thành những động lực chính cho các doanh nghiệp trong thập kỷ tới. Những dự báo cho thấy sự bền vững có liên quan đến các cơ hội kinh doanh toàn cầu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm lĩnh vực sản xuất năng lượng, lâm nghiệp, nông nghiệp, nước và kim loại) có thể tạo dựng ổn định vào khoảng 2-6 tỷ đơ la Mỹ mỗi năm vào năm 2050 tính theo mức giá năm 2008, chiếm khoảng 1-3% GDP của thế giới vào năm 2050. Còn theo Kế hoạch xanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ủy ban châu Âu (EU) [2014], việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn đem lại tiềm năng tiết kiệm 630.000.000.000 € mỗi năm cho ngành cơng nghiệp châu Âu. Trong khi đó, nghiên cứu về „Thúc đẩy sản xuất bền vững và đổi mới sinh thái cho các doanh nghiệp nhỏ“ của OECD-WPSMEE [2010] đã phân tích đồng hành với cơ hội là những thách thức cản trở “xanh” mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình sản xuất. Đó là những khó khăn về tài chính, thiếu sự quyết tâm của lãnh đạo, thiếu sự hiểu biết, khó đáp ứng yêu cầu của các quy định môi trường, đặc biệt là những thách thức về khan hiếm tài nguyên và các vấn đề ơ nhiễm mơi trường. Từ đó, nghiên cứu cũng kiến nghị những giải pháp để

chính phủ các quốc gia cần làm để thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi sang mơ hình sản xuất xanh và bền vững hơn. Trong khi đó, UNIDO [2011] đã khởi xuớng Sáng kiến Công nghiệp Xanh, xem đây là ưu tiên chiến luợc của các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững tại các quốc gia.

Nghiên cứu về các công cụ quản lý môi trường trong doanh nghiệp, cho đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về các cơng cụ quản lý nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp theo hướng xanh. Điển hình là cơng trình của Melnyk et al.

[2001] đã đề xuất công cụ hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (Material Requirement Planning- MRP) xanh. Đây là một công cụ hoạch định thông thường nhằm thống kê nhu cầu nguyên vật liệu trong một nhà máy sản xuất nhưng được phát triển có cân nhắc đến các vấn đề mơi trường. MRP xanh đã giải quyết được các vấn đề giảm thiểu tác động môi trường khi quản lý chất thải trong sản xuất thông qua việc hoạch định các cấu phần tiềm năng gắn kết với các vấn đề môi trường liên quan. Trong khi đó, nghiên cứu của Fiskel [1996] lại tập hợp các cơng cụ phân tích khác nhau từ các nghiên cứu về thiết kế sản phẩm/quy trình cho sản xuất xanh. Điển hình về các cơng cụ này là phân tích vịng đời sản phẩm (LCA), thiết kế cho môi trường (DfE), phương pháp sàng lọc và phân tích rủi ro. Cịn Hui et al. [2002] lại đề xuất một mơ hình nhằm đánh giá các mối nguy hại môi trường trong sản xuất. Trong đó, phương pháp phân tích mạng được sử dụng để đánh giá tiềm năng của từng loại tác động được tạo ra từ các loại chất thải khác nhau trong quá trình sản xuất…Ngồi ra, với những doanh nghiệp sản xuất phát triển theo hướng xanh nhưng khơng thay đổi mơ hình hiện tại, một trong những mơ hình, cơng cụ tốt nhất được triển khai thực tế thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO như hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Điều này cũng đã được đề cập trong nghiên cứu của Singh el al. [2014] và mơ hình sản xuất sạch hơn, kiểm tốn mơi trường, kiểm tốn chất thải, hạch tốn quản lý mơi trường... cũng được nhiều nghiên cứu đề cập, điển hình là nghiên cứu của [OECD, 2007]. Gần đây, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn cho lĩnh vực năng lượng (hệ thống quản lý năng lượng- ISO 50001. Theo đó, tiêu chuẩn đã cung cấp một bộ

khung các yêu cầu của một hệ thống quản lý năng lượng. Trong một nghiên cứu của mình, ISO đã nhận định việc ra đời tiêu chuẩn này có thể ảnh hưởng tới 60% việc sử dụng năng lượng trên toàn thế giới [ISO, 2011]... Qua tổng hợp cho thấy có rất nhiều cơng cụ quản lý môi trường có thể hỗ trợ các doanh nghiệp hướng tới tăng trưởng xanh. Các doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc áp dụng các cơng cụ riêng lẻ hay tích hợp sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất cả về kinh tế và môi trường.

Đối với ngành sản xuất bia, theo Hiệp hội bia toàn cầu (WBA) [2011], đây là một trong những ngành công nghiệp trên thế giới đã sớm áp dụng các sáng kiến, thực hành bền vững thông qua bảo tồn năng lượng và nước, sử dụng hiệu quả nguyên liệu, sử dụng các phụ phẩm từ quá trình sản xuất bia, giảm khí thải nhà kính, thiết lập các chương trình tái chế tồn diện. Theo đó, WBA đã đưa ra 110 ví dụ, chương trình tự nguyện từ các nhà máy bia lớn và nhỏ khác nhau trên thế giới của 28 quốc gia đã có những thành cơng như sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (biogas, năng lượng mặt trời, gió...); tái chế chất thải (làm phân compost, thu hồi chai...); cải tạo, thay đổi và áp dụng quy trình, thiết bị mới, thân thiện mơi trường; áp dụng các chương trìnhsản xuất tinh gọn, hệ thống quản lý mơi trường ISO 14000....Ngồi ra, WBA cũng chỉ ra những mong muốn của các doanh nghiệp đối với chính phủ khi xây dựng khung pháp lý hướng đến phát triển bền vững cần mềm dẻo để tạo điều kiện cho họ trong việc tối ưu hóa q trình sản xuất mà vẫn cải thiện được môi trường.

1.2.1.3. Giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất bia nói riêng

Cho đến nay, đã có nhiều bộ chỉ thị giám sát và đánh giá mục tiêu PTBV được xây dựng trên thế giới ở nhiều cấp độ khác nhau. Năm 2015 là thời điểm khi Liên Hợp Quốc (UN) đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và đề xuất 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn 2016-2030 thơng qua Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững [UN, 2015]. Tháng 3/2016, tại Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc lần thứ 47,

nhóm Chuyên gia liên cơ quan về các chỉ số SDGs (IAEG-SDGs) đã đưa ra dự thảo khung chỉ số giám sát tồn cầu với 230 chỉ số. Trong đó, mỗi mục tiêu và chỉ tiêu SDG sẽ có ít nhất một chỉ số. Tùy vào tình hình của mỗi quốc gia, các chỉ số phù hợp sẽ được xây dựng. Qua rà sốt, một số chỉ số có thể tham khảo để đề xuất bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 30 - 41)