Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.2.3. Đánh giá chung

PTBV là xu thế thời đại trên thế giới và Việt Nam mà chúng ta đang hướng tới. Trong đó, TTX là một khái niệm hẹp hơn nhưng có nội hàm của PTBV. Hay nói khác TTX là PTBV trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xanh hóa sản xuất là một trong những nội dung cốt lõi của TTX.

Doanh nghiệp được xem là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện xanh hóa sản xuất, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững. Theo đó, xanh hóa q trình sản xuất của một doanh nghiệp là một quá trình cải tiến liên tục, một chiến lược lâu dài nhằm hướng tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu dần các tác động tiêu cực đến môi trường trường, trong khi vẫn duy trì được lợi nhuận. Tiêu chí và chỉ thị là một trong những cơng cụ hữu hiệu nhằm theo dõi, đánh giá và cải tiến q trình TTX, từ đó giúp các lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà quản lý đưa ra những chính sách phù hợp và hiệu quả.

Việc hệ thống hóa các cơng trình, bài viết trong nước và quốc tế liên quan đã

cho thấy các nghiên cứu có tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Qua đó cũng khẳng định TTX là một xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Trong đó, các chính sách TTX trên thế giới và trong nước hiện nay là cơ sở để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thúc đẩy quá trình này. Hơn nữa, việc nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất theo hướng tăng trưởng xanh hiện vẫn là vấn đề mới. Cho đến nay, cũng đã có một số cơng trình và những bài phân tích trong nước liên quan đến việc thúc đẩy doanh nghiệp theo hướng TTX nhưng còn hạn chế về số lượng. Các tài liệu nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn tổng quát về TTX; về mối quan hệ giữa phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất bia nói riêng theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, việc tổng quan các vấn đề liên quan cho thấy còn những khoảng trống chính cần được nghiên cứu tiếp sau:

Các nghiên cứu phần lớn tập trung nhiều vào các nội dung về sản xuất thân thiện với môi trường như sản xuất sạch hơn, hiệu quả sử dụng năng lượng,... Do vậy chưa phản ánh đúng và đầy đủ bản chất đích thực của TTX đối với doanh nghiệp là tăng trưởng sản xuất, doanh thu, lợi nhuận đi liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái như nhiều nghiên cứu đã đề cập như OECD [2010, 2011b]; Phạm Văn Đức [2011]; UNIDO [2012]; Dornfeld et al. [2013]; Lê Anh Tuấn [2014]; Vũ

Anh Dũng [2015]. Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan đến giám sát và đánh giá (M&E) thực hiện tăng trưởng xanh ở cấp độ doanh nghiệp mới tập trung vào cải

thiện hình ảnh doanh nghiệp thân thiện mơi trường mà chưa thật sự mang lại nhiều giá trị PTBV cho doanh nghiệp.

Có thể nói, các nghiên cứu cho đến nay cả thế giới và Việt Nam mới tập trung vào hướng bền vững, đậm nét hơn với những nghiên cứu hướng đến TTX. Hệ thống M&E, các tiêu chí, chỉ thị cịn rất hạn chế, mới có các doanh nghiệp bền vững mà chưa có doanh nghiệp xanh. Số cơng trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp hướng tới TTX ở trong nước là thực sự khiêm tốn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất bia. Hầu như chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về xanh hóa sản xuất đối với các doanh nghiệp, giải pháp tồn diện và lộ trình để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bia nói riêng hướng đến TTX. Hơn nữa, các cơng trình này hầu hết mới chỉ phân tích TTX ở cấp độ vĩ mơ. Ở cấp độ vi mô, các nghiên cứu chỉ mới tập trung ở một số khía cạnh mơi trường trong sản xuất doanh nghiệp và chưa thực sự gắn kết tổng thể giữa chính sách của chính phủ và hành vi xanh hóa sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị giám sát và đánh giá TTX ở cấp độ doanh nghiệp. Một số bộ chỉ thị đã được đưa ra nhưng mang nhiều tính chất định tính hoặc phản ánh chưa tồn diện và sát đúng với bản chất của TTX ở cấp độ doanh nghiệp và hầu như chưa có thử nghiệm trong thực tế.Vì vậy, sự mới mẻ của vấn đề nghiên cứu cũng như sự hạn chế về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX đồng thời cũng là thách thức đối với nghiên cứu này. Với nhận thức như vậy, luận án tập trung nghiên cứu và qua đó góp phần lấp đầy các khoảng trống của các nghiên cứu nói trên. Theo đó cần thiết phải nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, xây dựng bộ tiêu chí, chỉ thị giám sát và đánh giá doanh nghiệp theo hướng TTX và thử nghiệm. Trong đó, tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất vì đây là nguồn sử dụng các loại tài nguyên khác nhau để phục vụ quá trình sản xuất và cũng là nguồn phát thải chính ra mơi trường với nghiên cứu điển hình cho các doanh nghiệp sản xuất bia. Điều này cũng góp phần hướng tới TTX, PTBV tích hợp cả góc nhìn vĩ mơ và vi mơ ở cấp độ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 49 - 52)