Cách tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 61)

Chương II .CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu

2.2.1. Tiếp cận hệ thống và liên ngành

Như đã phân tích, TTX có nội hàm của PTBV và là con đường hướng tới PTBV trong bối cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu. Hướng đến TTX là một quá trình, sự hội tụ, tác động và tương tác qua lại của nhiều yếu tố theo cách tiếp cận tư duy hệ thống ở cấp độ vĩ mơ và vi mơ. Vì vậy, khi xem xét các vấn đề TTX của doanh nghiệp (cụ thể ở đây là các doanh nghiệp sản xuất bia), cách tiếp cận hệ thống là một trong những nguyên tắc quan trọng. Bởi lẽ, bản thân mỗi một quy trình sản xuất, mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống, đầu ra của quá trình này là đầu vào của quá trình tiếp theo. Vì vậy, cách tiếp cận hệ thống sẽ cung cấp bức tranh tồn diện của doanh nghiệp thử nghiệm nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh hướng đến TTX cũng như trong mối liên hệ với các doanh nghiệp sản xuất khác, địa phương khác của cả nền kinh tế để từ đó đưa ra được các giải pháp mang tính hệ thống.

Mặt khác, như đã biết, TTX chính là con đường vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa sử dụng hiệu quả tài ngun, duy trì BVMT, giảm phát thải khí nhà kính. Hay nói khác, TTX là cách tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực của phát triển bền vững và kinh tế học bền vững. Vì vậy, nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX cần sử dụng tiếp cận liên ngành, đảm bảo sự liên kết các tiếp cận của các chuyên ngành khoa học liên quan tới PTBV. Cách tiếp cận này được quán xuyến trong nội dung không chỉ về cơ sở lý luận (là đương nhiên) mà cả trong nội dung thảo luận về kết quả nghiên cứu (chương 3).

2.2.2. Tiếp cận kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên

Đây là tiếp cận của PTBV và TTX, bởi cả 2 lý do: (i) PTBV đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan; và (ii) Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động tăng trưởng và phát triển luôn cần kết hợp 2 bàn tay: bàn tay hữu hình của Nhà nước (quản lý nhà nước) và bàn tay vô hình của thị trường để điều chỉnh và hướng các hoạt động này theo và vào các mục tiêu mà cả 2 bên (Nhà nước và doanh nghiệp, người tiêu dùng) đều mong muốn (ở đây là tăng trưởng, phát triển xanh và sản xuất,

tiêu dùng xanh). Trong các nội dung nghiên cứu, đặc biệt là nội dung thảo luận kết quả nghiên cứu tại chương 3, tiếp cận này thể hiện qua yêu cầu quản lý nhà nước về PTBV, TTX như là quan điểm xuyên suốt trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTBV quốc gia, địa phương (tỉnh, thành phố) và hành động đáp ứng của các doanh nghiệp dựa trên lợi ích nhiều mặt của doanh nghiệp. Các giải pháp đề xuất cũng tiếp cận kết hợp mục tiêu quốc gia với lợi ích của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 61)