Thách thức trong việc thực hiện tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 92 - 107)

b. Thiếu công cụ giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh ở cấp doanh nghiệp

Thực tế cho đến nay ở Việt Nam, vẫn chưa có một cơng cụ hiệu quả nào cho việc giám sát và đánh giá TTX ở cấp doanh nghiệp, đặc biệt thông qua một bộ chỉ thị toàn diện. Trong khi, đây thật sự là một công cụ hữu hiệu để giúp các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể đánh giá được xu hướng của quá trình sử dụng tài nguyên và tác động tiêu cực lên mơi trường, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả trong việc chuyển đổi mơ hình sản xuất nâu sang mô hình hướng tới tăng trưởng xanh. Vì vậy, 55 % (6/11) doanh nghiệp cho rằng cần thiết phải xây dựng bộ

chỉ thị giám sát và đánh giá q trình xanh hóa sản xuất như là bước đầu tiên để phát triển doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh.

c. Thiếu động lực của việc chuyển đổi từ “nâu” sang “xanh”

Cạnh tranh chính là động lực lớn nhất để các doanh nghiệp chuyển đổi mơ hình “nâu” sang “xanh”. Lý do là trong điều kiện các sản phẩm có chất lượng tương đương, người tiêu dùng thường có xu hướng chọn các sản phẩm xanh và thân thiện môi trường như một cách gián tiếp để bảo vệ mơi trường. Do đó, các nhà sản xuất sẽ phải cải tiến cơng nghệ và quy trình sản xuất để có thể cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu, trong khi các yếu tố khác thường ít được quan tâm hơn nên các nhà sản xuất ít bị áp lực cạnh tranh đến mức phải thay đổi phương thức sản xuất sang xanh hóa [Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014]. Khảo sát cho thấy, 43% doanh nghiệp cho rằng hiện nay khách hàng Việt chưa quan tâm đến sản phẩm xanh. Vì vậy 33% ý kiến cho rằng họ cũng chưa có động lực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng xanh trong thời gian tới.

d. Thách thức về môi trường với các doanh nghiệp trong thương mại quốc tế

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, khi các hàng rào thương mại được loại bỏ dần, các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, trong nhiều trường hợp, đã trở thành rào cản đối với nhiều doanh nghiệp trong thương mại quốc tế. Những rào cản do những quy định và yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn các-bon, tiêu chuẩn môi trường trên phạm vi toàn cầu, nhất là đối với các loại sản phẩm, dịch vụ sử dụng nhiều tài nguyên, phát thải các-bon lớn. Trong điều kiện như vậy, việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong thương mại quốc tế hiện nay đang là thách thức to lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi đang thiếu nhiều điều kiện để thực hiện và áp dụng các hiệp định/công ước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Mặt khác, trong bối cảnh, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính 8% bằng nguồn lực trong nước theo Thỏa thuận Paris cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bia phải thay đổi mơ hình phát triển truyền thống vốn dựa vào lợi thế về tài nguyên, lao động giá rẻ, tiêu thụ nhiều năng lượng hóa thạch để chuyển sang phát triển theo chiều sâu, dựa vào

năng lượng sạch, chi phí và giá thành cao hơn trong khi nguồn nhân lực, khoa học, cơng nghệ, tài chính của các doanh nghiệp cịn khó khăn, thiếu hụt.

3.3. Giải pháp phát triển theo hướng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.3.1. Bối cảnh phát triển mới và tất yếu tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp

Như phân tích trên, TTX là một xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam mà chúng ta đang hướng tới. Đặc biệt, năm 2015, tại Hội nghị thượng đỉnh về PTBV của Liên hợp quốc, Chương trình nghị sự 2030 về PTBV đã được thơng qua gồm 17 Mục tiêu PTBV (SDGs) với 169 chỉ tiêu nhằm chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và bất cơng, và chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh vai trị của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, Chương trình nghị sự cũng nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện thành công SDGs. Và gần đây, tháng 4/2016, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam cùng hơn 170 quốc gia đã ký cam kết triển khai Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây được xem là văn kiện có tính chất bước ngoặt cho cuộc chiến ứng phó với BĐKH tồn cầu. Theo đó, vai trị của khối doanh nghiệp trong việc thực hiện Thỏa thuận này sẽ không thể bỏ qua bởi mỗi hoạt động của doanh nghiệp đều tạo ra các tác động đến môi trường. Trong khi đó, (i) vấn đề mơi trường hiện nay là vấn đề mang tính tồn cầu, do đó tất cả đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BVMT; (ii) xanh hoá sản xuất khơng cịn là hành động mang tính trách nhiệm xã hội nữa mà có thể mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp;(iii) khách hàng đang ngày càng trở nên ưa thích hàng hố xanh và xu hướng mua sắm xanh đang ngày càng trở nên phổ biến. Có thể nói, xanh hố sản xuất hiện nay khơng chỉ là xu hướng đơn thuần mà đang trở thành tất yếu trong tương lai nhằm hướng đến mục tiêu PTBV. Các quốc gia dù muốn hay không cũng sẽ phải dần tiếp thu và thay đổi mơ hình sản xuất cho phù hợp với xu thế nếu không muốn bị thải loại. Các doanh nghiệp về lâu về dài không thể tiếp tục sử dụng phương thức sản xuất cũ ảnh hưởng tới môi trường. Họ buộc phải thay đổi để tồn tại trong dài hạn khi các khách hàng chỉ lựa chọn những sản phẩm dịch vụ xanh, thân thiện môi trường [Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014]. Điều này có nghĩa các doanh

nghiệp được xem là một trong những đối tác chủ chốt. Việc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo cũng như nhân rộng các mơ hình kinh doanh mới đóng vai trị quan trọng, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu TTX và PTBV.

Việc các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, dưới áp lực của tăng trưởng, các doanh nghiệp ngày càng thải hoá chất, rác thải....nhiều hơn ra môi trường. Mặt khác, chúng ta đang trong q trình hội nhập và mở cửa. Do đó, Việt Nam khơng thể nằm ngồi xu hướng chung của tồn cầu, đó là hướng đến một nền kinh tế xanh. Trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp tất yếu phải quan tâm đến vấn đề môi trường trong sản xuất kinh doanh để từng bước xanh hoá những sản phẩm của mình. Mặt khác, định hướng của Việt Nam trong việc thu hút doanh nghiệp nước ngoài sẽ dần hướng tới các doanh nghiệp có chất lượng cao, có cơng nghệ hiện đại và thân thiện với mơi trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải thay đổi trong dài hạn để có thể phần nào cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngồi.

Mặt khác, các tiêu chí xanh được dự báo sẽ là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Do đó, nhất thiết các doanh nghiệp Việt Nam phải dần thay đổi theo hướng xanh hố sản xuất của mình bởi cho đến nay, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều coi môi trường chỉ là trách nhiệm xã hội. Thực tế đã chứng minh xanh hố sản xuất có thể tạo ra lợi nhận thông qua sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm mơi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về vấn đề xanh hoá sản xuất. Mặt khác, với những định hướng tăng trưởng xanh hiện nay của Việt Nam cũng đặt ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp từng bước cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng xanh hố. Có như vậy, về dài hạn, các doanh nghiệp có những chuẩn bị trước, khơng bị động để từ đó các sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được trên thị trường. Đây là một xu hướng tất yếu và hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bia nói riêng theo hướng TTX trong bối cảnh hiện nay.

3.3.2. Quan điểm và định hướng phát triển

Theo Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành công nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được phát triển theo các quan điểm và định hướng sau:

- Phát triển ngành theo hướng bền vững, chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm và BVMT sinh thái; phải gắn kết với việc di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư.

- Tập trung đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; liên kết hoặc sát nhập vào các doanh nghiệp lớn; tiếp tục mở rộng quy mơ sản xuất những sản phẩm có thương hiệu.

- Khơng khuyến khích đầu tư mới các nhà máy quy mơ dưới 50 triệu lít/năm, trừ các cơ sở sản xuất bia bán tiêu dùng tại chỗ.

3.3.3. Các giải pháp phát triển theo hướng tăng trưởng xanh

3.3.3.1. Giải pháp chung

a. Hồn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX

Ở cấp Trung ương, mặc dù đã có một hệ thống văn bản pháp lý làm tiền đề cho việc thúc đẩy nền kinh tế hướng đến TTX. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cần tiếp tục hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách hiện hành sao cho đồng bộ nhất quán, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội thực hiện theo hướng TTX và PYBV. Đối với doanh nghiệp, trước hết, Chính phủ cần phải ban hành những văn bản hướng dẫn cũng như đưa ra một kế hoạch hành động xanh và lộ trình cụ thể để phát triển các doanh nghiệp nói chung và cho các doanh nghiệp sản xuất bia nói riêng theo hướng TTX. Trong đó, ưu tiên các chính sách và kế hoạch hành động phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ xanh, cơ chế phát triển sạch… Đồng thời, cần thiết phải ban hành những chính sách khuyến khích/ưu đãi để tạo điều kiện các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương thức sản xuất từ “nâu” sang “xanh”. Bởi lẽ, thực hiện TTX là một giai đoạn chuyển đổi căn bản về cơng nghệ và quy trình sản xuất nên tốn kém và lâu dài

trong khi năng lực của các doanh nghiệp lại có hạn. Vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ ban đầu đáng kể từ nhà nước cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu hay có những sáng kiến chuyển đổi mơ hình sản xuất xanh, chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế nhập khẩu công nghệ thân thiện môi trường hay trợ giá khi tiêu thụ các sản phẩm xanh trên thị trường trong một thời gian nhất định…Có như vậy mới tạo ra được động lực cho các doanh nghiệp chuyển đổi sang mơ hình sản xuất xanh hơn.

Tại Hà Nội, cần sớm rà soát, sửa đổi Quy hoạch công nghiệp Hà Nội theo Quyết định 2261/QĐ-UBND đã được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt ngày 25/5/2012 để phù hợp với những định hướng chung trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định 880/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/6/2014. Theo đó, các định hướng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất bia trên địa bàn cũng cần phải phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành BRNGK Việt Nam đến 2035 vừa mới phê duyệt.

b. Thiết lập bộ chỉ thị và quy trình giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh ở cấp độ doanh nghiệp

Một trong những việc cần phải thực hiện ngay là xây dựng và áp dụng bộ chỉ thị và quy trình giám sát và đánh giá doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh.Trong đó, bộ chỉ thị vừa có mục đích để các nhà quản lý đánh giá, so sánh, phân loại doanh nghiệp trong việc thực hiện TTX, vừa có mục đích như một bộ chỉ thị khung để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể lựa chọn nhằm giám sát và theo dõi xu hướng xanh trong nội bộ q trình sản xuất của mình. Trong khn khổ của luận án, nghiên cứu đi sâu xây dựng bộ chỉ thị và quy trình giám sát và đánh giá doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng TTX. Chi tiết được trình bày tại phần 3.3.3.3 dưới đây.

c. Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin và hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh

Nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao khả năng

ứng dụng cơng nghệ theo hướng xanh hóa, Chính phủ cần phải hỗ trợ đầu tư vào khoa học và công nghệ, nghiên cứu và triển khai (R&D) các công nghệ xanh như các công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng hóa thạch, tái tuần hồn năng lượng trong sản xuất, các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, công nghệ xử lý chất thải ...

Hơn nữa, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận, nâng cao kiến thức, hiểu biết về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, về các công nghệ mới thân thiện môi trường, công tác tuyên truyền cần được tăng cường, đa dạng hóa các phương tiện truyền thông là hết sức cần thiết ... Đặc biệt, cần tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn thông qua các hoạt động (hội thảo, triển lãm, truyền thông...), xúc tiến thương mại, các Hiệp hội như Hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam.

Ngồi ra, Chính phủ cũng cần hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị xanh cho doanh nghiệp thông qua các hệ thống đào tạo và hỗ trợ đào tạo để đảm bảo nâng cao nhận thức, nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp thực hiện chiến lược TTX của quốc gia; phát huy vai trò hợp tác quốc tế trong tiến trình chuyển đổi mơ hình xanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, Việt nam là nước mới gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, nguồn lực thực hiện TTX còn hạn chế. Trong khi, đa phần các doanh nghiệp Việt nói chung và các doanh sản xuất bia ở Hà Nội nói riêng là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên năng lực tài chính, cơng nghệ cịn hạn chế. Vì vậy, rất cần thiết có sự hỗ trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế cũng như đưa những sáng kiến, thực tiễn tốt của thế giới vào Việt Nam.

3.3.3.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất bia

- Đối với các nhà quản lý, cần ưu tiên đầu tư những nhà máy sản xuất bia có quy mơ lớn, cơng nghệ và trang thiết bị hiện đại, có hệ thống xử lý đảm bảo yêu cầu về BVMT…và hạn chế đầu tư những nhà máy có quy mơ nhỏ, đặc biệt là các nhà hàng bia tươi rất khó kiểm sốt chất lượng mơi trường. Đối với các dự án mới, yêu

cầu tất cả đều phải được xây dựng trên cơ sở công nghệ sản xuất sử dụng hiệu quả nguyên liệu, năng lượng và ít chất thải, chất thải có khả năng sử dụng lại. Ngồi ra, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng...Theo đó, tại địa phương như ở Hà Nội, cần triển khai các kế hoạch đã được ban hành trong giai đoạn tới như “Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020” theo Quyết định số 5768/QĐ-UBND đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 92 - 107)