Tải lượng bụi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 119)

TT Nội dung Tải lượng bụi

kg/ngày kg/năm

1 Lượng bụi phát sinh trong quá trình xay nghiền nguyên liệu

41 14.391

2 Lượng bụi cịn lại sau q trình lắng cyclone và lọc túi vải

10,25 3.608

Nguồn:  Công ty Cổ phần bia Hà Nội-Kim Bài, 2014

Về biện pháp xử lý, HKBECO đã lắp đặt thiết bị thu hồi bụi đồng bộ cùng hệ thống xử lý nguyên liệu gồm quạt hút bụi, cyclone lắng và lọc bụi vải…theo sơ đồ sau:

Nguồn:  Cơng ty Cổ phần bia Hà Nội-Kim Bài, 2014

Hình 3.16. Sơ đồ thu hồi và xử lý bụi

Bụi từ quá trình xử lý nguyên liệu

Hệ thống lắng và lọc bụi

Quạt hút

Bao thu hồi bụi, tấm, và cám

Bụi thu gom cùng rác thải sinh hoạt

Cám, tấm bán cho các đơn vị có nhu cầu

+ Khí thải: Trên cơ sở tính tốn mức tiêu thụ năng lượng ở phần trên, nghiên cứu cũng ước tính được tổng lượng phát thải khí nhà kính thải ra mơi trường (theo lượng CO2 tương đương). Ngồi ra, kết quả cũng cho thấy mức độ phát thải CO2 có xu hướng giảm dần qua các năm (Bảng 3.14):

Bảng 3.14. Mức phát thải khí nhà kính qua các năm (2013-2015)

Năm

Mức phát thải CO2 phát sinh từ Tổng mức phát thải CO2 (tấn/1000l) sử dụng điện (tấn/1000l) sử dụng than (tấn/1000l) sử dụng hơi (tấn/1000l) 2013 8.890,72 0,14 8.890,9 2014 8.578,16 0,13 8.578,3 2015 7.882,32 0,12 0,0145 7.882,5

Nguồn: Tính tốn từ điều tra tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Kim Bài, 2015

Về biện pháp xử lý, HKBECO đã trang bị hệ thống thu hồi CO2 công suất 500kg/ giờ. Hệ thống này vẫn hoạt động ổn định, bình thường và hiệu suất thu hồi đạt khoảng 99%. Toàn bộ CO2 thu được được sử dụng để nạp vào bia trong quá trình sản xuất. Đối với khí thải, qua thực tế kiểm tra và so sánh kết quả đo CO, SO2, NOx, H2S, CO2, NH3 tại các khu vực sản xuất khác nhau trong nhà máy như khu vực nấu bia, khu vực lên men, khu vực cấp CO2, khu vực máy nén khí, khu vực lị hơi và đối chiếu với tiêu chuẩn tại Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT cho thấy HKBECO khơng có vấn đề lớn về ơ nhiễm khơng khí (kết quả quan trắc khơng khí được mơ tả tại Phụ lục 9). Đặc biệt, vừa qua, sự quyết định của HKBECO trong việc chuyển đổi từ việc sử dụng than sang mua hơi của nhà thầu phụ sử dụng nhiên liệu sinh khối. Đây là một giải pháp khá hiệu quả trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và góp phần BVMT mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng, cần tiếp tục theo dõi hiệu quả của giải pháp này. Ngoài ra, tại khu vực xay nghiền gạo, hiệu suất lọc bụi hiện nay mới chỉ đạt 70-75%. Đây là một điểm HKBECO cần cân nhắc để cải tiến hiệu suất thiết bị lọc bụi hay thu hồi bụi bổ sung cho nguyên liệu đầu vào.

- Chất thải rắn

+ Chất thải rắn sinh hoạt

Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của HKBECO hiện nay khoảng 66- 110 kg/ngày HKBECO, 2014. Về biện pháp xử lý, rác thải sinh hoạt hiện tại được thu gom về khu chứa rác thải tập trung. HKBECO đã ký Hợp đồng thu dọn vệ sinh với Cơng ty có đủ năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý các loại rác thải sinh hoạt với tần suất thu gom 2 lần/tháng. Về cơ bản việc thu gom và xử lý chất thải sinh họat của HKBECO là đáp ứng yêu cầu quy định.

+ Chất thải rắn sản xuất được ước tính thơng qua tính tốn cân bằng vật chất:  Bã hèm: phát sinh khoảng 140 kg/1000l dịch đường.

 Bã men bia, bã hoa houblon và cặn protein: có giá trị dinh dưỡng cao, làm thức ăn bổ sung cho gia súc (tận dụng 100%).

 Các chất thải rắn khác: vỏ chai vỡ, bao bì phế liệu, nắp chai phế phẩm, chất trợ lọc, nhãn mác hỏng.

Bảng 3.15. Cân bằng nguyên vật liệu đầu vào chính và dịng ra năm 2015

TT

Đầu vào Đầu ra

Nguyên vật liệu Lượng sử dụng

(kg/1000l) Chất thải Mức phát sinh (kg/1000l) 1. Malt 81,04 Bã hèm 150,62 2. Gạo 49,7 Bột trợ lọc 4 3. Đường 15,69 Cặn đường 0,078 4. Men 24 Bã men 48 5. Hoa houblon

3,5% & hoa viên 0,096

6. Hóa chất 1,7 Nhãn, bã hoa 1,25

7. Bột trợ lọc 0,7 Bao bì, chai vỡ 0,1-0,15%

Bảng trên cho thấy bã malt và men bia chiếm tỷ lệ lớn nhất. Năm 2015 đã phát sinh 3360 tấn bã hèm. Toàn bộ bã hèm, men thải, bã bột trợ lọc được thu gom và HKBECO ký hợp đồng với Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi miền Bắc thu gom để sản xuất thức ăn gia súc theo hợp đồng với tần suất 3-5m3/1 lần thu gom.

 Bã malt: HKBECO bố trí 1 silo chứa bã hèm dung tích 3 m3 làm bằng vật liệu thép không rỉ đảm bảo chứa hết tồn bộ bã thải phát sinh trong q trình sản xuất.

 Men thải: HKBECO đã bố trí 1 silo chứa hèm dung tích 2 m3 làm bằng vật liệu thép khơng rỉ đảm bảo chứa hết tồn bộ bã men thải phát sinh trong quá trình sản xuất.

 Thủy tinh, tồn bộ mảnh chai và các dụng cụ thủy tinh khác vỡ được thu gom về khu chứa thủy tinh thải diện tích khoảng 17 m2. Tồn bộ thủy tinh vỡ này được Công ty Cổ phần Rượu-Bia- Nước giải khát Hà Nội mua lại để tái chế.

 Đối với việc thu hồi chai và két bia sau khi sử dụng, HKBECO cũng có các chính sách đối hệ thống các đại lý, nhà phân phối, cửa hàng để thu hồi, tận dụng lại các chai bia, két bia đã qua sử dụng (thường tái sử dụng 2-3 lần/1 chai). Việc thu hồi này cũng giúp cho HKBECO giảm chi phí đầu vào.

+ Chất thải nguy hại

Hiện nay, chất thải nguy hại của HKBECO được thu gom vào thùng chuyên dụng chứa chất thải nguy hại và lưu giữ tại kho chứa chất thải nguy hại của HKBECO. Trong đó, các loại chất thải được phân chia theo chủng loại và dán nhãn mã chất thải nguy hại. Định kỳ 6 tháng/1 lần, HKBECO thuê đơn vị có năng lực thu gom, vận chuyển tới nơi xử lý. Lượng chất thải nguy hại được HKBECO thống kê:

Bảng 3.16. Lượng chất thải nguy hại

TT Tên chất thải Trạng thái

tồn tại

Lượng trung bình (kg/tháng) (kg/năm)

1. Dầu tổng hợp thải Lỏng 03 36

2. Giẻ lau nhiễm thành phần

nguy hại Rắn 03 36

3. Hộp mực in thải Rắn 01 12

4. Bóng đèn tuýp, neon thải Rắn 01 12

5. Bao bì nhiễm các thành phần nguy hại (hóa chất thí nghiệm, tẩy rửa)

Rắn 05 60

6. Bùn thải từ quá trình xử lý

sinh học nước thải Bùn 210 2.520

Tổng 223 2.676

Nguồn: Công ty Cổ phần bia Hà Nội-Kim Bài, 2014

Có thể nói, qua đánh giá thực trạng phát sinh chất thải và một số biện pháp quản lý/xử lý tại HKBECO cho thấy về cơ bản, HKBECO đã thực hiện đúng quy định pháp luật về BVMT cũng như đã tận dụng, thu hồi một số chất thải (bã malt, vỏ chai bia...), góp phần giảm phát sinh chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả sản xuất, việc phát sinh lượng lớn chất thải cũng đồng nghĩa với việc hiệu suất quá trình sản xuất chưa cao, quá trình quản lý nguyên liệu chưa tốt dẫn tới tỷ lệ các sản phẩm không phù hợp phát sinh lớn. Mặt khác, HKBECO chưa bao giờ theo dõi và đo lượng phát sinh chất thải qua các năm để thấy được xu hướng chuyển đổi của q trình xanh hóa, từ đó giúp lãnh đạo HKBECO có những đầu tư, biện pháp xử lý thích hợp.

3.3.4.2. Điểm mạnh và điểm yếu của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Kim Bài theo quan điểm tăng trưởng xanh

Ngoài một số điểm mạnh và điểm yếu như đối với các doanh nghiệp sản xuất bia khác trên địa bàn thành phố, trên cơ sở đánh giá thực trạng, một số điểm mạnh và tồn tại của HKBECO theo hướng TXX được nghiên cứu xác định cụ thể như sau:

a. Điểm mạnh

Lãnh đạo HKBECO ln có những cam kết và đưa ra chính sách ưu tiên về tiết kiệm, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu và giảm thiểu chất thải ra môi trường. Đặc biệt, trong những năm qua, HKBECO đã không ngừng đầu tư công nghệ mới, áp dụng các giải pháp xanh. Và đây là những yếu tố quan trọng giúp HKBECO luôn tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường và không để bất kỳ một vụ vi phạm hay khiếu nại xảy ra. Trong quá trình vận hành, với những biện pháp trên, mức tiêu hao nước, nguyên liệu và năng lượng của HKBECO cũng đã có những chuyến biến tích cực với xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể như sau:

+ Trong sử dụng nước, HKBECO đã thu hồi nước ngưng; thu hồi hơi từ nồi nấu hoa; cải tiến máy lạnh làm giảm nhiệt độ nước lạnh nhanh qua đó giảm lượng nước nóng dư thừa sau khi hạ nhiệt độ dịch nha từ nhà nấu; dùng bơm cao áp vệ sinh để tiết kiệm đáng kể nước dùng; nấu bia cao độ rồi dùng nước để pha qua đó làm giảm năng lượng nâng cao cơng suất nhà nấu…

+ Trong sử dụng năng lượng, HKBECO đã lắp biến tần cho các bơm tuần hoàn tải lạnh để điều chỉnh hoạt động của hệ thống bơm theo nhu cầu của các khu vực sản xuất và đầu tư hệ thống điều khiển tự động cho hệ thống máy lạnh, góp phần giảm điện năng 10-12% so với ban đầu chưa lắp đặt máy biến tần…

+ Trong việc giảm phát sinh chất thải ra môi trường, HKBECO cũng luôn cố gắng tận dụng và tái chế chất thải. Điển hình, HKBECO đã trang bị hệ thống thu hồi CO2 với hiệu suất thu hồi đạt khoảng 99%. Toàn bộ bã hèm, men thải, bã bột trợ lọc được thu gom và bán cho một HKBECO sản xuất thức ăn gia súc.

b. Điểm yếu

Ngoài những điểm mạnh trên, hiện tại, HKBECO chưa xây dựng một Kế hoạch hành động xanh dài hạn. Công ty mới tập trung vào một số giải pháp xanh trong nội bộ mà chưa chú ý đến nguồn lực xã hội có thể đem lại giá trị cho doanh nghiệp như sự đóng góp cho xã hội/cộng đồng; tham gia vào chuỗi cung ứng xanh....Ngoài ra, HKBECO cũng chưa thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, năng lượng và giảm thiểu chất thải, chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực

bài bản và một hệ thống giám sát và đánh giá tồn diện để thực hiện xanh hóa sản xuất. Đặc biệt là HKBECO chưa bao giờ phân tích và đánh giá lợi nhuận đầu tư từ các giải pháp xanh.

So với các cơ sở khác trong nước, mức tiêu hao nước, nguyên liệu và năng lượng hiện tại của HKBECO vẫn là rất cao, chỉ đạt ở mức trung bình. Ngồi ra, qua khảo sát tồn bộ q trình sản xuất, nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều khu vực sản xuất cịn rị rỉ nước, ngun liệu; chưa có biện pháp thu hồi nước tại các khu vực sử dụng nước làm mát, khu vực chiết chai, rửa chai… để có thể tái sử dụng cho vệ sinh nhà xưởng; chưa bảo ôn một số khu vực làm mất nhiệt trong quá trình sản xuất; chưa tận thu khí biogas; trong khi ý thức tiết kiệm nước, điện của người lao động chưa cao...

3.3.4.3. Thử nghiệm bộ chỉ thị và quy trình giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh * Bước 1. Lập kế hoạch

a. Xác định các vấn đề ưu tiên trong tiến trình thực hiện tăng trưởng xanh

Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng, xác định điểm mạnh và điểm yếu của Công ty trong tiến trình xanh hóa sản xuất cũng như qua tham vấn HKBECO, nghiên cứu đã xác định được các vấn đề quan tâm của Cơng ty trong tiến trình thực hiện TTX gồm: (i) Tuân thủ pháp luật về an tồn, sức khỏe, mơi trường; (ii) Đào tạo, nâng cao năng lực quản trị xanh; (iii) Nguồn cung ứng xanh; (iv) Đầu tư xanh; (v) Trách nhiệm với xã hội/ cộng đồng; (vi) Sử dụng hiệu quả nước; (vii) Sử dụng hiệu quả năng lượng; (viii) Sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu; (ix) Quản lý chất thải rắn; (x) Kiểm sốt khí thải; (xi) Nước thải; (xii) Kiểm soát các chất độc hại trong sản phẩm/bao bì.

Mặt khác, qua phân tích ma trận mối tương quan giữa tác động đến môi trường và tác động đến kinh doanh của từng vấn đề xác định, nghiên cứu đã đánh giá mức độ quan trọng của các vấn đề của HKBECO trong tiến trình thực hiện TTX (Hình 3.18).

Hình 3.17. Ma trận vấn đề ưu tiên của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Kim Bài

trong tiến trình thực hiện tăng trưởng xanh

Bảng 3.17. Bảng thứ tự các vấn đề ưu tiên của Công ty CP bia Hà Nội-Kim Bài

Vấn đề ưu tiên Mức độ ưu

tiên

1 Tuân thủ pháp luật an tồn, sức khỏe, mơi trường 2 Đào tạo, nâng cao năng lực quản trị xanh

3 Nguồn cung ứng xanh 4 Đầu tư xanh

5 Trách nhiệm với cộng đồng/xã hội 6 Sử dụng hiệu quả nước

7 Sử dụng hiệu quả năng lượng 8 Sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu 9 Quản lý chất thải rắn

10 Kiểm sốt khí thải 11 Quản lý nước thải

12 Kiểm sốt các chất độc hại trong sản phẩm/bao bì

Theo mức độ quan trọng có cân nhắc đến các chính sách ưu tiên và nguồn lực của HKBECO hiện có (tài chính, trang thiết bị và con người), 6 vấn đề sau được HKBECO lựa chọn ưu tiên tập trung trong năm 2016 gồm: (i) Tuân thủ pháp luật an tồn, sức khỏe, mơi trường; (ii) Nguồn cung ứng xanh; (iii) Đầu tư xanh; (iv) Sử

dụng hiệu quả nước; (v) Sử dụng hiệu quả năng lượng; (vi) Trách nhiệm với cộng đồng/xã hội (khơng thuộc nhóm vấn đề ưu tiên cao nhưng được coi là quan trọng theo lĩnh vực tập trung của HKBECO)

c. Lựa chọn chỉ thị giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh

Với các vấn đề ưu tiên cao được xác định kết hợp với các số liệu có khả năng thống kê hiện có của HKBECO và bộ khung chỉ thị đã đề xuất, nghiên cứu đã lựa chọn các chỉ thị nhằm giám sát và đánh giá quá trình thực hiện TTX của HKBECO.

Bảng 3.18. Các chỉ thị giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh được lựa chọn Vấn đề ưu tiên Các chỉ thị lựa chọn

Tuân thủ pháp luật về sức khỏe, an tồn và mơi trường

1. Tỷ lệ quan trắc/ kiểm tra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật/ quy định về mơi trường, an tồn và sức khỏe (%) Nguồn cung ứng

xanh

2. Tỷ lệ nhà cung cấp có hệ thống quản lý môi trường được áp dụng (%)

Đầu tư xanh 3. Lợi nhuận của việc đầu tư các dự án tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nước và năng lượng (triệu VN đồng)

Trách nhiệm xã hội/ cộng đồng

4. Số chương trình/ hoạt động tham gia cộng đồng trong bảo vệ môi trường (số chương trình/hoạt động)

Sử dụng hiệu quả nước

5. Cường độ sử dụng nước (m3/1000l) Sử dụng hiệu quả

năng lượng

6. Cường độ sử dụng năng lượng (MJ/1000l)

7. Cường độ phát thải khí nhà kính (tấn CO2 tương đương/1000l)

* Bước 2. Thực hiện

Năm 2016, HKBECO đã xây dựng một kế hoạch xanh kèm theo các giải pháp xanh đối với các vấn đề ưu tiên đã lựa chọn. Cụ thể như sau:

a. Về quản lý

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các quá trình tiêu thụ nước và năng lượng.

- Tăng cường việc sử dụng nước có trách nhiệm và khuyến khích cán bộ nhân viên trong nhà máy luôn lưu ý và báo ngay khi phát hiện rị rỉ.

- Kiểm sốt các nhà cung ứng cung cấp các sản phẩm an toàn và áp dụng hệ thống quản lý ISO 14000;

- Tăng cường tham gia đóng góp/hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động về BVMT.

b. Về công nghệ

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nước:

+ Lắp và yêu cầu sử dụng vòi phun cao áp tại tất cả các khu vực rửa sàn hoặc bổ sung tại các khu vực đang cịn thiếu;

+ Rà sốt, thay hệ thống đường ống nước cấp bằng PE cho hệ thống đường ống kẽm đã cũ và khắc phục các vị trí rị rỉ nước tại một số khu vực sản xuất;

+ Lắp đặt đồng hồ đo nước thải để theo dõi và giám sát.

+ Nghiên cứu nước pha bia; bộ châm pH tự động nhằm ổn định chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)