Địa điểm áp dụng thử nghiệp bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 60)

Chương II .CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu

2.1.2. Địa điểm áp dụng thử nghiệp bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá

tăng trưởng xanh

Nghiên cứu đã lựa chọn Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Kim Bài (HKBECO) là doanh nghiệp áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá TTX. Mặc dù, Cơng ty thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa, có trình độ cơng nghệ trung bình khá nhưng lãnh đạo Cơng ty ln xác định xanh hóa sản xuất là chiến lược ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển. Mặt khác đây cũng là một trong những doanh nghiệp ở Hà Nội rất hợp tác, sẵn sàng cung cấp số liệu và áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị cũng như có vị trí khá thuận lợi cho nghiên cứu trong việc điều tra, khảo sát.

Công ty Cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài có tiền thân là Xí nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm huyện Thanh Oai, trực thuộc Công ty Lương thực tỉnh Hà Đông từ những năm 1960. Năm 2008, HKBECO chính thức là đơn vị liên kết của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội với vốn đầu tư là 28%. Hiện nay, năng lực sản xuất của HKBECO là 30tr lít/năm với tổng số cán bộ cơng nhân viên là 220 người với các sản phẩm bia chai, bia hơi mang thương hiệu: bia chai Hà Nội; bia chai Hanover; bia hơi Hà Nội; bia hơi Kim Bài, phù hợp với thị trường vùng ven đô, nông thôn, miền núi. Bảng 2.1. dưới đây mô tả năng lực và sản lượng sản xuất của HKBECO qua các năm như sau:

Bảng 2.1. Năng lực sản xuất và sản lượng qua các năm

Năm 2009 2013 2014 2015

Năng lực sản xuất, triệu lít 30 30 30 30

Sản lượng, triệu lít 9.6 16.7 18.2 23

Bia chai, triệu lít 4.3 7.4 6.3 7.5

Bia hơi, triệu lít 5.3 9.3 11.9 15.5

Công suất 32.00% 55.67% 60.67% 76.67%

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài, 2015 Về quy trình sản xuất, cũng như các cơ sở sản xuất bia truyền thống, quy trình

sản xuất của Cơng ty Cổ phần Bia Hà Nội-Kim Bài (HKBECO) gồm 5 cơng đoạn chính: Chuẩn bị ngun liệu; nấu; lên men; lọc trong và chiết bia theo Hình 2.1. Chi tiết cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và trang thiết bị của HKBECO được mô tả tại Phụ lục 5.

Theo đó, các vấn đề sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng và phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất của HKBECO được xác định như sau:

- Nguyên vật liệu: Nguyên liệu chính cho sản xuất bia của HKBECO là malt, hoa houblon, gạo, nấm men giống. Ngoài ra, một số hóa chất cần thiết như chất trợ lọc, xút, muối ăn, hóa chất khử trùng...Trong đó, malt và hoa houblon, xút và chất trợ lọc hoàn toàn nhập ngoại từ Đức, Úc…Gạo chiếm 30-40%, được mua trong nước (để thay thế một phần malt với mục đích giảm giá thành sản phẩm).

- Nước: Hiện tại, nước cấp cho hoạt động sản xuất được HKBECO khai thác từ nguồn nước ngầm và xử lý với công suất 60m3/h. Sử dụng nước gồm nước nấu bia; nước mềm (nước công nghệ) cho cấp nồi hơi, làm mát, rửa chai…; và cho vệ sinh sàn, thiết bị và sinh hoạt. Trong quá trình sản xuất, HKBECO đã thu hồi, quay vòng, tái sử dụng ở một số công đoạn như nước ngưng nồi hơi, nước làm mát… - Năng lượng

+ HKBECO được cấp điện bởi Công ty Điện lực Thanh Oai với 2 trạm biến áp 630 + 560 kVA. Trạm biến áp 630 kVA cấp điện cho các khu vực nấu, thanh trùng,

nồi hơi, khu vực xử lý nước thải, bơm nước, khu vực văn phòng. Trạm biến áp 560 kVA sử dụng cấp điện riêng cho hệ thống máy nén lạnh và hệ thống máy nén khí.

+ Các q trình tiêu hao năng lượng nhiệt của HKBECO gồm: Nấu, đường hóa, nấu hoa, hệ thống vệ sinh (CIP) và tiệt trùng, hệ thống rửa chai, keg, hệ thống thanh trùng bia. Trong đó, tiêu thụ nhiệt nhiều nhất là nồi nấu hoa, chiếm 30-40% tổng lượng hơi dùng trong sản xuất.

- Nước thải

+ Nước thải sinh hoạt: Phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và nước thải từ nhà ăn, nhà bếp. Nước thải sinh hoạt thường mang theo lượng lớn chất hữu cơ và các loại vi khuẩn (E. Coli, virut các loại, trứng giun sán).

+ Nước thải sản xuất: Phát sinh từ ba nguồn chính:

 Nước thải từ quá trình cơng nghệ và CIP: phát sinh từ cơng đoạn xử lý nguyên liệu đến cơng đoạn lọc trong bia và q trình CIP thiết bị. Thành phần nước thải giàu các chất hidrocacbon, xenlulozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột cùng bã hoa, các chất đắng, chất màu, cặn bã hèm, các vi sinh vật, bột trợ lọc lẫn bã men...

 Nước thải từ quá trình truyền nhiệt: phát sinh từ các thiết bị gia nhiệt của hệ thống CIP; giải nhiệt nước nha, làm lạnh bia, làm lạnh dịch nhân men. Đây là loại nước thải sạch vì bản thân chúng chỉ đóng vai trị trao đổi nhiệt. Thành phần và tính chất của nước thải này hoàn toàn giống với nguồn cấp ban đầu, chỉ khác là nhiệt độ và độ cứng của chúng cao hơn (nhiệt độ thường cao khoảng 45-500 C).

 Nước thải từ các công đoạn khác: phát sinh từ cơng đoạn rửa chai có sử dụng xút, cặn bẩn từ quá trình vệ sinh nhà xưởng, nước từ q trình rửa chai lọ phịng thí nghiệm...

- Khí thải: Các nguồn thải có khả năng gây ơ nhiễm khơng khí từ quá trình sản xuất của HKBECO gồm:

+ Khí thải do đốt than đá cục để vận hành lò hơi gồm: Bụi, SO2, CO, NO2….(Khơng xét đến khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải);

+ Mùi sinh ra trong quá trình nấu và của các chất thải hữu cơ như bã hèm, men... chưa được xử lý kịp thời.

- Chất thải rắn

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ nhà ăn và trong quá trình sinh hoạt của CBCNV với thành phần chủ yếu gồm: Các hợp chất các nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa…; các hợp chất có nguồn gốc giấy như bao gói đựng đồ ăn, thức uống…; các hợp chất khác như nhựa, thủy tinh, kim loại…

+ Chất thải rắn sản xuất: Phát sinh trong quá trình sản xuất gồm: Bã hèm (từ quá trình nấu malt, gạo, lọc dịch đường); bã men (từ quá trình lên men); bã bột trợ lọc (từ lọc bia); thủy tinh (từ rửa chai, chiết chai, xếp két) ; giấy (nhãn hỏng, bao bì carton, giấy văn phòng loại bỏ) (tại khu vực dán nhãn, đóng gói) Kim loại (nhơm, đồng, kẽm, sắt phế liệu) (tại khâu bảo trì máy móc, thiết bị).

+ Chất thải nguy hại của HKBECO chủ yếu gồm: Dầu tổng hợp thải; Giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại; Hộp mực in thải Bóng đèn tuýp, neon thải; Bao bì nhiễm các thành phần nguy hại (hóa chất thí nghiệm, tẩy rửa); Bùn thải từ quá trình xử lý sinh học nước thải.

Nguồn: [Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Kim Bài, 2014] Malt Làm sạch, Cân Nghiền Bột Malt Nấu Malt (Đường hoá) Houblon hố Lắng nóng Làm lạnh nhanh Lên men chính Lên men phụ Lọc bia

Bão hoà CO2

Chiết chai, Đóng nắp (Bia chai)

Thanh trùng

Dán nhãn Nấu gạo (Hồ hoá)

Gạo Làm sạch, Cân Nghiền Bột gạo Lọc dịch đường Lị hơi Cấp nhiệt cho các cơng đoạn cần gia nhiệt (CIP, rửa chai, thanh trùng...)

Thu hồi CO2, xử lý

Dán nhãn Chiết Keg (Bia hơi)

HOÀN THIỆN CTR (sạn) Bụi Tiếng ồn Nước thải Bã hèm Nhiệt Men thải,bột lọc Nước thải CO2 Nước thải Men thải Chai vỡ Mùi Khói thải Hơi CHUẨN BỊ NẤU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 60)