Các tiêu chí lựa chọn chỉ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 71 - 111)

TT Tiêu chí lựa chọn Diễn giải

1. Khả năng so sánh/ đo lường

Chỉ thị phải đảm bảo khả năng so sánh/ đo lường được nhằm xác định được những thay đổi của quá trình thực hiện tăng trưởng xanh của doanh nghiệp

2.

Có ý nghĩa

Chỉ thị phải có ý nghĩa để giúp cho việc xác định những thiệt hại, cơ hội cho việc cải tiến và tăng hiệu quả cho q trình ra quyết định

3.

Tính đại diện

Chỉ thị phải có tính đại diện cao cho nhóm tiêu chí và tiêu chí cụ thể về giám sát và đánh giá doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

4. Tính liên tục Chỉ thị phải cho phép việc theo dõi những thay đổi qua thời gian

5. Tính rõ ràng Các chỉ thị nên rõ ràng và cụ thể để tránh hiểu lầm 6.

Tính hiệu quả

Chỉ thị nên đơn giản, hợp lý để có được đảm bảo sự hiệu quả trong giám sát và đánh giá việc thực hiện quá trình tăng trưởng xanh

Nguồn: Tổng hợp từ Staniškis and Arbačiauskas, 2009; Nguyễn Trung Thắng,

2016

Trên cơ sở các tiêu chí xác định kết hợp với tham vấn chuyên gia, từng chỉ thỉ sẽ được lựa chọn thông qua lập bảng ma trận và tính điểm. Điểm số tương ứng được tính theo 3 mức sau: (i) Mức cao: 3 điểm; (ii) Mức trung bình: 2 điểm; (iii) Mức thấp: 1 điểm. Tổng điểm của các tiêu chí sẽ là cơ sở để lựa chọn chỉ thị. Các chỉ thị sẽ được xếp theo điểm số từ cao xuống thấp. Số lượng chỉ thị phù hợp sẽ được xác định qua tham vấn chuyên gia và doanh nghiệp. Về nguyên tắc, số lượng chỉ thị không nên quá nhiều để dễ dàng cho doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng.

2.3.6. Cơng cụ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)

Đây là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và các thách thức, nguy cơ mà tổ chức đó sẽ phải đương đầu. Trong nghiên cứu này, SWOT được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển và những thách thức của các doanh nghiệp sản xuất bia ở Hà Nội theo tiếp cận sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến

mơi trường. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là cơ sở để nghiên cứu xác định được các vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất bia Hà Nội theo quan điểm tăng trưởng xanh trong giai đoạn hiện nay/ Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một số các giải pháp, trong đó có xây dựng bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá...để có thể thúc đẩy và phát triển các doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh.

2.4. Khung phân tích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ các khái niệm quan trọng liên quan, phân tích được tính hệ thống và liên ngành giữa các hợp phần nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu, luận án đã xây dựng được khung phân tích nghiên cứu (Hình 2.6) phù hợp, đảm bảo cơ sở cho quá trình thực hiện luận án một cách hệ thống và logic sau này.

Chương III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Những vấn đề sử dụng tài nguyên và môi trường của sản xuất bia

3.1.1. Vấn đề sử dụng tài nguyên

Sản xuất bia là một trong những ngành sử dụng khá nhiều năng lượng, chủ yếu ở hai dạng chính là năng lượng nhiệt và năng lượng điện, thường chiếm 3-18% chi phí sản xuất bia [Bộ Cơng Thương, 2013]. Ngoài ra, ngành sản xuất bia cũng là ngành tiêu thụ nước rất lớn nên việc tiết kiệm nước luôn là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của các nhà máy bia hiện nay. Ở Việt Nam, các nhà máy bia có

cơng nghệ truyền thống có mức tiêu hao năng lượng điện là khoảng 200 kWh/1000l, tiêu hao nước là khoảng 20-35 m3/1000l trong khi các nhà máy có

công nghệ hiện đại chỉ tiêu hao điện là 80-120 kWh/1000l và tiêu hao nước là 4 m3/1000l [Bộ Công Thương và Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, 2008]. Còn đối với các nguyên vật liệu khác như malt, gạo, hóa chất tẩy rửa...tùy thuộc vào trình độ cơng nghệ, quy mô và cách thức quản lý khác nhau, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu cũng khác nhau. Nhìn chung, các nhà máy bia truyền thống hay nhà máy bia kiểu cũ thường là những nhà máy có hoạt động bảo trì và quản lý nội vi kém. Trong khi, các nhà máy lớn hiện nay thường là những nhà máy có thiết bị tương đối hiện đại và đã cân nhắc đến các vấn đề hiệu quả tài nguyên trong quá trình sản xuất.

3.1.2. Các vấn đề môi trường

Vấn đề môi trường lớn nhất của sản xuất bia là việc sử dụng lượng lớn nước làm nguyên liệu có thể gây ra tác động đáng kể tới nguồn nước và hệ sinh thái nước như q trình khai thác nước ngầm có thể dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất và kéo theo ô nhiễm nguồn nước. Đối với nước thải từ quá trình sản xuất ảnh hưởng tới chất lượng nước nguồn tiếp nhận do nước thải phát sinh từ nhà máy bia thường có hàm lượng chất hữu cơ cao ở trạng thái hòa tan và trạng thái lơ lửng, trong đó chủ yếu là, protein và các axit hữu cơ. Thành phần nước thải của nhà máy bia trước xử lý thường có pH dao động trong khoảng

4,5-11, COD từ 1.200-3.000 mg O2/l, BOD từ 600-1.400 mg O2/l [Bộ Công Thương, 2015]. Trong khi đó, trên thực tế, hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy bia hiện nay của nước ta còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo Bộ Công Thương [2014], trong số 22 cơ sở sản xuất bia có quy mơ lớn được khảo sát có 17 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải (chiếm 77%); còn 5/22 cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải (chiếm 23%). Ngoài ra, một số cơ sở xả nước thải ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép đặc biệt là các thông số COD, BOD5, tổng N.

Ngồi ra, chất thải rắn trong q trình sản xuất bia cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Đối với sản xuất bia, chất thải nguy hại hầu như khơng có, chủ yếu là chất thải thông thường, chất thải tái sử dụng và tái chế. Nhìn chung, chất thải rắn chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như rác sinh hoạt, bã bia, bã men, bia sót trong chai, đường sót trong bao bì, Ngồi ra, các loại bao bì giấy, chất dẻo, kim loại, thủy tinh cũng góp phần vào lượng chất thải rắn thải ra mơi trường. Trong điều kiện khí hậu nước ta dễ bị phân hủy sinh học sinh ra mùi hôi thối, môi trường sản sinh ra các sinh vật truyền bệnh gây ô nhiễm môi trường. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách cơng nghiệp, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất bia dự báo giai đoạn 2011-2020 là 30 triệu tấn/năm và dự báo đạt 46 triệu tấn/năm vào 2030 [Lê Minh Đức, 2012].

Về khí thải, như đã phân tích ở trên, ngành bia là một trong những ngành sử dụng năng lượng nhiều trong q trình làm nóng và vận hành tồn bộ quy trình sản xuất, từ đó tạo ra khí thải nhà kính. Trong đó, khí thải lị hơi là nguồn chính gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, khí thải cịn bao gồm các hạt bụi nhỏ sinh ra trong q trình xay nghiền ngun liệu và một ít chất khí, chất hữu cơ bay hơi sinh ra trong quá trình nấu... và đặc biệt trong quá trình lên men sinh ra một lượng khí CO2. Theo tính tốn của Bộ Cơng Thương [2014], sản xuất bia đã phát thải ra 295,545 tấn CO2 năm 2012 và dự báo đến năm 2020 là 2.506 tấn CO2 vào môi trường.

Có thể nói, với mức độ tiêu hao tài nguyên và các vấn đề về môi trường như hiện nay, nếu chúng ta khơng sớm có các biện pháp tiết kiệm ngun, nhiên liệu và xử lý chất thải hiệu quả thì ngành bia cũng là một trong những ngành gây ơ nhiễm

mơi trường đáng kể. Vì vậy, để giải quyết bài tốn bảo vệ mơi trường nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp sản xuất bia, các khía cạnh lớn sau cần được quan tâm là: (1) Sử dụng hiệu quả nguyên liệu; (2) Sử dụng hiệu quả năng lượng; (3) Sử dụng hiệu quả nước; (4) Quản lý chất thải rắn và (5) Quản lý nước thải; (6) Kiểm sốt khí thải bao gồm giảm phát thải khí nhà kính.

3.2. Tình hình sản xuất và cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh

3.2.1. Đánh giá khái quát các doanh nghiệp sản xuất bia Hà Nội theo tiếp cận sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

Dựa trên các yếu tố cơ bản gắn với quá trình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất bia trong thực tế cũng như qua việc phân tích cơ sở lý luận về doanh nghiệp và TTX, hai yếu tố chính được xác định bao gồm sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường (bao gồm giảm phát thải khí nhà kính). Trong đó, hoạt động quản lý đóng vai trị quan trọng định hướng các hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Nội dung dưới đây sẽ đánh giá khái quát các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo cách tiếp cận sử dụng hiệu quả tài nguyên và BVMT.

- Kết quả của hoạt động quản lý được đánh giá qua việc triển khai và thực hiện: + Chính sách và cam kết: Là tiêu chí quan trọng nhất để quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi sang mơ hình TTX gồm các chính sách, sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu phát thải trong q trình sản xuất; các chính sách đầu tư cơng nghệ mới và xanh.

+ Tuân thủ pháp luật về BVMT: Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhưng rất khó đánh giá và so sánh giữa các doanh nghiệp nếu chỉ gửi phiếu điều tra khảo sát. Thực tế cho thấy các phản hồi của doanh nghiệp đều tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT (các kết quả quan trắc môi trường, giấy phép xả thải, thực hiện đúng các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường...) nên nghiên cứu khơng đánh giá khía cạnh này.

- Kết quả quá trình vận hành sản xuất sẽ được đánh giá thơng qua trình độ cơng nghệ; việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu phát sinh ơ nhiễm. Cụ thể:

+ Trình độ cơng nghệ: là yếu tố quan trọng quyết định đến việc sử dụng hiệu quả nguyên nhiên liệu và giảm thiểu phát sinh ô nhiễm của doanh nghiệp.

+ Sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng: là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng trong sản xuất sẽ phản ánh được quá trình hướng đến TTX trong bối cảnh nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt.

+ Giảm thiểu phát sinh ô nhiễm là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất, gồm:  Giảm thiểu chất thải: Chuyển đổi mơ hình sang sản xuất xanh hơn là phương thức sản xuất gắn liền với ngăn chặn suy thối mơi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Do đó, cơng tác xử lý, giảm thiểu chất thải là yếu tố đặc biệt quan trọng phản ánh tính xanh của q trình sản xuất.

 Cung cấp các sản phẩm thân thiện môi trường: Ở đây, sản phẩm bia được coi là thân thiện với mơi trường khi bao bì (chai, lon) được thiết kế dùng ít nguyên vật liệu, thân thiện môi trường và dễ dàng tái chế, tái sử dụng hoặc sản phẩm không chứa chất độc hại đến môi trường và sức khỏe con người...

3.2.1.1. Đánh giá hoạt động quản lý

a. Chính sách đổi mới cơng nghệ

Hầu hết các doanh nghiệp Việt hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực kinh tế không lớn nên việc đầu tư đổi mới cơng nghệ để “ xanh hóa” thường là gánh nặng rất lớn [Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014]. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất bia Hà Nội rất quan tâm đến việc đầu tư công nghệ mới. Họ rất nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới công nghệ và sẵn sàng ưu tiên đầu tư các cơng nghệ xanh, sạch khi có cơ hội.

Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhất tới quyết định đầu tư, đổi mới thiết bị/ dây chuyền cơng nghệ của doanh nghiệp là do chi phí xử lý mơi trường cao trong quá trình sản xuất (5/11 doanh nghiệp trả lời, chiếm 45%). Họ cho rằng, hiện họ đang phải chi trả một khoản rất lớn cho việc xử lý môi trường khi

áp dụng các công nghệ cũ và lạc hậu. Việc đầu tư các công nghệ xanh sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí này.. Ngồi ra, chi phí đầu tư ban đầu lớn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp.

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra doanh nghiệp, 2015

Hình 3.1. Các yếu tố chính ảnh hưởng quyết định đầu tư công nghệ của

các doanh nghiệp sản xuất bia Hà Nội

b. Chính sách quản lý, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng

Như đã phân tích, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng là một trong các yếu tố quyết định tính xanh của doanh nghiệp. Để có thể liên tục nâng cao tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng, các doanh nghiệp cần có chính sách và triển khai thực hiện cụ thể. Kết quả khảo sát cho thấy, 100% doanh nghiệp phản hồi (12/12) đều đã xây dựng chính sách quản lý, sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng. Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn sâu hoặc xác nhận các phản hồi qua điện thoại thì hầu hết doanh nghiệp (67%) lại chưa xác định các mục tiêu cụ thể về giảm tiêu thụ nguyên vật liệu và năng lượng. Trong khi đó, chính sách thực hiện quản lý năng lượng tại các đơn vị khảo sát vẫn cịn khá hạn chế. Chỉ có 6/13 doanh nghiệp khảo sát hiện đang thực hiện kiểm toán năng lượng và 1/13 áp dụng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50000 (Hình 3.3)

Vậy câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào đã tác động đến sự quan tâm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên nhiên liệu? Qua

0% 10% 20% 30% 40% 50% Chi phí xử lý mơi trường Chi phí đầu tư Chi phí vận hành, bảo dưỡng Nhân lực/kỹ thuật Nhu cầu thị trường Các yếu tố chính quyết định đầu tư công nghệ sạch

nghiên cứu cho thấy, động lực chính là do nhu cầu cần kiểm sốt và giảm chi phí sản xuất (11/12 doanh nghiệp trả lời, chiếm 92%). Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất với quy mơ lớn. Ngồi ra, việc nâng cao hình ảnh, tuân thủ pháp luật cũng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Điều này được mơ tả cụ thể tại Hình 3.2.

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra doanh nghiệp, 2015

Hình 3.2. Động lực sử dụng hiệu quả nguyên nhiên liệu của

các doanh nghiệp sản xuất bia Hà Nội

c. Chính sách quản lý và giảm thiểu ô nhiễm

Về mặt lý thuyết, những nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp phải dựa trên sự tuân thủ pháp luật về mơi trường. Tuy nhiên, rất khó có thể đánh giá được yếu tố này vì sự phản hồi của doanh nghiệp về các kết quả quan trắc môi trường... đều đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật về BVMT. Vì vậy, trong nội dung này, nghiên cứu đã đánh giá gián tiếp qua việc áp dụng các hệ thống quản lý môi trường tiên tiến như ISO 14001, sản xuất sạch hơn hay kiểm tốn chất thải (Hình 3.3). Đây cũng có thể được coi là những cam kết của doanh nghiệp trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược bảo vệ mơi trường đến năm 2010, tỷ lệ cơ sở được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) hiện nay còn rất hạn chế, mới chỉ đạt trung bình 1,4% [ISPONRE, 2010]. Trong đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 71 - 111)