Địa điểm điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng các doanh nghiệp sản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

Chương II .CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng các doanh nghiệp sản

xuất bia theo tiếp cận tăng trưởng xanh

Ngành sản xuất bia của nước ta vốn là ngành công nghiệp lâu đời, đạt được nhiều thành tựu đáng kể với mức tăng trưởng cao về sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Đây có thể coi là ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước với hiệu quả kinh tế cao. Theo Bộ Công Thương [2015a], sản lượng bia hiện nay tăng bình quân là 12- 13%/năm. Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp vẫn sẽ tiếp tục và đạt 4,5 tỷ lít năm 2020. Cả nước có khoảng 119 nhà máy (khơng tính các cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ) có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước với tổng công suất thiết kế của các nhà máy bia cả nước tính đến 2013 là 4,84 tỷ lít/năm. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các vùng đông dân cư như thành phố Hồ Chí Minh (34,69% sản lượng cả nước), Hà Nội (12,46%), còn lại là các địa phương khác. Trong đó, tổng năng lực sản xuất bia trên địa bàn Hà Nội (mở rộng) hiện nay là khoảng 700 triệu lít/năm, chiếm 20% năng lực cả nước.

Qua số liệu trên cho thấy, Hà Nội là một trong hai địa phương trong cả nước có số doanh nghiệp cũng như năng lực sản xuất bia lớn nhất. Đây là một trong những tiêu chí cơ bản mà nghiên cứu đã lựa chọn Hà Nội là khu vực để điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn theo tiếp cận TTX. Mặt khác, Hà Nội cũng là nơi khá thuận lợi cho nghiên cứu trong việc tham vấn và thu thập số liệu phân tích, đánh giá. Ngồi ra, với các tiêu chí sẵn có về mặt số liệu, sự sẵn sàng hợp tác của các cơ quan quản lý có liên quan và các doanh nghiệp địa phương cũng là những lý do chính để nghiên cứu triển khai tại khu vực này.

Tại Hà Nội, ngành sản xuất đồ uống, trong đó có ngành sản xuất bia cũng được xác định là một trong những nhóm ngành sản xuất quan trọng tại địa phương. Năm 2014, ngành đồ uống đạt giá trị 160.14 tỷ đồng và năm 2015, đạt giá trị 17.499 tỷ đồng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn thành phố. Với tốc độ tăng trưởng bình quân

9.3%/năm giai đoạn 2011-2015, ngành sản xuất đồ uống hàng năm đã giải quyết việc làm cho trên 11.400 lao động, góp phần tích cực vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cơng nghiệp thành phố Hà Nội.

Một số doanh nghiệp lớn điển hình ở Hà Nội như Tổng cơng ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội (HABECO) (có cơng suất 415 triệu lít/năm, trong đó Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh có cơng suất lớn nhất với 200 triệu lít/năm), Cơng ty Cổ phần (CP) bia Hà Nội - Sài gòn (100 triệu lít/năm), Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn nhà máy bia Hà Tây (nay là tập đồn bia châu Á Thái Bình Dương - Nhà máy Hà Nội) 150 triệu lít/năm; Liên doanh nhà máy bia Đơng Nam Á 60 triệu lít/năm và một số nhà máy bia địa phương có quy mơ cơng suất từ 15-30 triệu lít/năm như: Cơng ty CP bia Hà Nội - Kim Bài (30 triệu lít/năm), Cơng ty CP Sài gịn - Đồng Xuân (30 triệu lít/năm)…Ngồi ra, Hà Nội cịn có khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất bia nhà hàng (bia tươi) với quy mơ dưới 1 triệu lít/năm, đây là nhóm sản phẩm được sản xuất và bán tại chỗ, được đánh giá chất lượng cao và giá cả cũng cao [Bộ Công Thương, 2015a; UBND Hà Nội, 2011]. Trong đó, năm 2010, sản lượng bia của Hà Nội đạt 375 triệu lít. Năm 2014 là 393 triệu lít và năm 2015 là 455 triệu lít. Hình 2.1 cho thấy tốc độ tăng sản lượng bia bình quân ở Hà Nội là 8,3% trong giai đoạn 2011-2015 [Cục Thống kê TP. Hà Nội, 2016].

Nguồn: [Cục Thống kê TP. Hà Nội, 2016]

Hình 2.1. Sản lượng bia Hà nội qua các năm

2010 2011 2013 2014 2015 Sản lượng, triệu lít 375 358 393 426 455 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 tr iệ u t/ n ăm

Về chủng loại, sản phẩm bia của các doanh nghiệp Hà Nội hiện có 3 nhóm chính: bia hơi (bao gồm cả bia tươi), bia chai thủy tinh và bia hộp (bia lon). Có thể chia chất lượng sản phẩm bia sản xuất trên địa bàn Hà Nội thành 2 nhóm:

- Nhóm sản phẩm có chất lượng cao: chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng bia sản xuất tại Hà Nội (khoảng 80%). Trong thời kỳ hội nhập và sau khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, các sản phẩm này phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nổi tiếng của các hãng bia trên thế giới như: Inbev (Bỉ), SAB Miller (Anh)...nhưng do giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo nên các nhóm sản phẩm này có sức cạnh tranh cao và chiếm thị phần ngày càng lớn, đặc biệt là các sản phẩm của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO), Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và các sản phẩm liên doanh khác.

- Nhóm sản phẩm bia tươi với nhiều loại khác nhau như: bia vàng, bia nâu, bia đen, bia đỏ. Đây là sản phẩm có chất lượng cao, được sản xuất từ 100% malt (không sử dụng nguyên liệu thay thế) và sử dụng thêm nhiều loại Malt đặc biệt như: Malt đen, Malt caramen,... Trong những năm gần đây, loại hình này phát triển khá nhanh trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, với thị trường Hà Nội, giá loại bia này cịn q cao (45.000-50.000đ/lít) chỉ phù hợp với một bộ phận nhỏ dân cư có thu nhập cao và khách du lịch.

- Nhóm sản phẩm có chất lượng trung bình và thấp: gồm sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và các cơng ty tư nhân có quy mơ nhỏ và vừa .

Về thị trường, hiện nay, các sản phẩm bia của Hà Nội hầu hết được tiêu thụ tại khu vực phía Bắc với các sản phẩm chủ yếu là bia chai, bia hơi gồm: Halida, Tiger, Heineken, Sài gòn với thị phần chiếm giữ: Bia Hà Nội: 40%; Halida, Carlsberg: 20%; Tiger, Heineken:10% Bia Sài gòn:10%; Bia địa phương: 15%; Loại khác: 5%. Đối với quá trình sản xuất, cũng như các doanh nghiệp sản xuất bia nói chung ở Việt Nam, bia tại các doanh nghiệp sản xuất bia tại Hà Nội được sản xuất từ các nguyên liệu chính là Malt đại mạch, nước, hublon và nấm men. Nhiều loại nguyên liệu thay thế trong quá trình nấu là gạo, đường và các dẫn xuất từ ngũ cốc; các

nguyên liệu phụ khác được sử dụng trong q trình lọc và hồn thiện sản phẩm như bột trợ lọc, các chất ổn định; nhiều loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất như các chất tẩy rửa, các loại dầu nhờn, chất bôi trơn, chất hoạt động bề mặt…Tỷ lệ các thành phần trong nguyên liệu phụ thuộc vào chủng loại bia được sản xuất. Các công nghệ sản xuất bia của các nhà sản xuất khác biệt bởi quy mô và các kỹ thuật sản xuất. Các kỹ thuật sản xuất trong mỗi nhà máy ở mỗi công đoạn sản xuất của các hãng rất khác nhau do các quan điểm về công nghệ, tạo sản phẩm khác biệt và cũng có nhiều giải pháp cơng nghệ được lựa chọn có xuất phát điểm là lý do mơi trường và phát triển bền vững. Nhưng nhìn chung, các cơng đoạn chính trong sản xuất bia của các doanh nghiệp Hà Nội gồm chuẩn bị, nấu, lên men, hồn thiện, đóng gói và thanh trùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 55)