Chu kỳ sống của sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH A & M Việt Nam (Trang 25 - 30)

(Nguồn: M Singh, 2012). Giai đoạn mở đầu (Market Development):

+Sản phẩm mới tiếp cận thị trường.

+Chưa mang lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất ít +Ít hoặc chưa có đối thủ cạnh tranh

Giai đoạn tăng trưởng (Market Growth):

+Sản lượng tiêu thụ cao +Mức độ cạnh tranh cao +Đạt lợi nhuận cao

Giai đoạn bão hòa (Market Maturity)

+Sản lượng tiêu thụ ổn định +Mức độ cạnh tranh cao +Xuất hiện sản phẩm thay thế +Lợi nhuận thấp

Giai đoạn suy thoái (Market Decline)

+Sản lượng tiêu thụ giảm

+Xuất hiện khách hàng trung thành +Lợi nhuận thấp

c. Các chiến lược sản phẩm

Tùy vào từng giai đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp phải thay đổi các hoạt động Marketing cho phù hợp. Các chiến lược sản phẩm trong Marketing thường được sử dụng: chiến lược tập hợp sản phẩm, chiến lược dòng sản phẩm và chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể. (Quách Thị Bửu Châu, 2010).

Chiến lược tập hợp sản phẩm (Product Mix):

+Chiến lược mở rộng: tăng thêm các dịng sản phẩm mới thích hợp, có thể bao gồm một chuỗi các sản phẩm liên quan đến nhau về một vài tiêu chí như chức năng, cấu trúc, đặc điểm, …

+Chiến lược kéo dài dòng sản phẩm: tăng thêm số lượng mặt hàng cho mỗi dòng sản phẩm

+Chiến lược tăng chiều sâu cho sản phẩm: tăng số mẫu biến thể của mỗi sản phẩm như màu sắc, kích thước, …

+Chiến lược tăng tính đồng nhất của sản phẩm: mức độ liên quan của các sản phẩm như cơng nghệ sản xuất, uy tín trong một lĩnh vực, …

Chiến lược dịng sản phẩm (Product Line):

+Tập trung phát triển theo dịng sản phẩm gồm có dãn xuống là chiến lược sau khi phát triển sản phẩm nhắm vào thị trường phân khúc cao, sẽ cho ra mắt cùng dòng sản phẩm với phân khúc thị trường thấp hơn.

+Ngược với chiến lược dòng sản phẩm dãn xuống là chiến lược dòng sản phẩm dãn lên với xu hướng đi ngược lại, cho ra dòng sản phẩm đáp ứng cho thị trường phân khúc cao hơn.

+Có thể áp dụng cùng lúc phát triển dòng sản phẩm dãn lên hoặc dãn xuống để bao phủ toàn thị trường.

Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item):

+Chiến lược thích ứng sản phẩm: nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán nhằm tăng mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

+Chiến lược đổi mới sản phẩm: tạo ra sản phẩm mới chưa có mặt trên thị trường (sản phẩm tiên phong).

1.1.3.2. Giá (Price)

Giá là giá trị tiền tệ mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để có được hoặc sở hữu sản phẩm. Có thể nói đơn giản giá cả được cấu thành từ việc tính tốn mà tổ chức, doanh nghiệp chi ra để tạo nên sản phẩm và kèm theo một khoản tiền lợi nhuận. Việc định giá cho sản phẩm là một việc rất quan trọng bởi vì ngồi việc tạo thu nhập cho tổ chức, cơng ty, mà cịn ảnh hưởng đến quyết định chọn mua của khách hàng nói cách khác chính là doanh số bán ra của cơng ty, tổ chức. Ngoài giá cả cũng thể hiện sự cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ có cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. (Kotler & Keller, 2012)

Việc định giá có vai trị quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp sau đây có ba phương pháp thường được hay sử dụng trong việc định giá sản phẩm:

+Định giá dựa vào chi phí: Phương pháp này chủ yếu dựa trên dữ liệu hệ thống kế tốn chi phí để đưa ra mức giá cho sản phẩm: Ví dụ như Định giá theo chi phí cộng thêm, mark-up. (Kotler & Keller, 2016)

+Định giá định hướng cạnh tranh: Phương pháp này dựa trên các mức giá dự kiến trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh hay giá quan sát được từ đối thủ cạnh tranh: Định giá hớt váng, định giá thơn tính, định giá tương đồng. (Kotler & Keller,

2016)

+Định giá định hướng khách hàng: Dựa trên giá trị dịch vụ, sản phẩm cung cấp cho một phân khúc khách hàng đã xác định: Định giá dựa vào giá trị cảm nhận.

(Kotler & Keller, 2016)

Các chiến lược giá trong Marketing thường được sử dụng:

Chiến lược mức giá cao cấp (Premium): đây là chiến lược giá cơ bản, thường

áp dụng cho những ngày đầu trong vòng đời sản phẩm, những sản phẩm dùng chiến lược này đa phần là những sản phẩm có tính độc đáo, mới lạ trên thị trường, ngồi ra kèm theo để đạt được mức giá cao như mong đợi thì những sản phẩm này phải có bao bì, chất lượng và các chiến lược đi kèm kết hợp hỗ trợ cao. Chiến lược này phù hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp quy mô nhỏ. (Kotler, 1996)

Chiến lược giá thâm nhập thị trường (Pricing for Market Penetration): chiến

lược này mang lại sự chú ý của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt. Thời gian đầu rất có thể chiến lược này khơng mang lại lợi nhuận cao, nhưng lại có khả năng tạo ấn tượng nhất định đối với khách hàng. Khi sử dụng chiến lược này, tổ chức doanh nghiệp cũng tạo nên một sự canh tranh nhất định đối với đối thủ, và là nền tảng thu về những người tiêu dùng tiềm năng cho tổ chức, công ty.(Kotler,

1996)

Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming): tổ chức, doanh nghiệp ngay từ đầu

đã định giá cao cho sản phẩm để giành lấy thị trường trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Sau khi lượng tiêu thụ giảm lại hoặc có các sản phẩm thay thế khác, thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiến hàng giảm giá sản phẩm để thu hút nhóm khách hàng có độ nhạy cảm với giá. Chiến lược này thường được sử dụng cho những công ty trong các lĩnh vực điện tử.(Kotler, 1996)

Chiến lược giá tâm lý (Psychology Pricing): chiến lược giá này dựa trên phương pháp tiếp cận thu thập thơng tin phản ứng của người tiêu dùng, thay vì phản ứng hợp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Mục đích chính của giá tâm lý là tạo ra ảo tưởng về giá trị nâng cao cho khách hàng khi chọn mua sản phẩm. Chiến lược này có thể dễ dàng bắt gặp ở các cửa hàng mua sắm tiêu dùng.(Kotler, 1996)

1.1.3.3. Phân phối (Place)

Trong Marketing, phân phối đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển giao, vận chuyển cung cấp sản phẩm đến với người tiêu dùng, có nhiều cách thức thực hiện và hoạt động khác nhau. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ thông qua các kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình tiếp cận thị trường và khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm đến với người tiêu dùng cuối cùng một cách nhanh chóng nhất. (Raymond Allan G. Vergara và cộng sự, 2012).

Việc chọn lựa hệ thống phân phối là một trong những quyết định trọng yếu của tổ chức, doanh nghiệp. Khi các thành viên trong hệ thống phân phối có mối liên hệ chặt chẽ sẽ góp phần tăng cường khả năng tiếp thị sản phẩm ra thị trường, giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận, trải nghiệm sản phẩm. Các hoạt động Marketing nhờ đó mà cũng được phát huy tốt hơn, nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đến thị trường nhắm đến. Tuy nhiên, khi có nhiều kênh phân phối trung gian thì tổ chức doanh nghiệp sẽ khó kiểm sốt, giám sát hoạt động chiêu thị vì vậy tổ chức doanh nghiệp cần phải tăng cường việc giám sát kênh phân phối sao cho chặt chẽ và hợp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH A & M Việt Nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w