CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Giới thiệu khái quát ngành nội thất
2.1.1. Các khái niệm về ngành nội thất
Đầu tiên phải nhắc đến khái niệm về từ nội thất, rất nhiều người hiểu nghĩa theo mặt phân tích học thuật đó là: Nội nghĩa là bên trong, thất có nghĩa là vật dụng, dùng để bao hàm khái niệm những vật dụng được trang trí, sử dụng bên trong một căn nhà hoặc những cơng trình đều được gọi chung là nội thất. Những vật dụng này với mục đích chính là hỗ trợ phục vụ con người trong công việc, học tập, nghỉ ngơi, giải trí hoặc để lưu trữ tài sản, sách vở như bàn, ghế, giường, tủ, …
Ngồi ra cịn hai khái niệm mà trong ngành nội thất hay nhắc đến đó là khơng gian nội thất còn gọi là không gian sống và thiết kế nội thất cũng thường xuyên nghe thấy bắt gặp trong đời sống thường nhật của con người. Nói về khơng gian nội thất hay cịn gọi là khơng gian sống, được hiểu là tồn bộ khung cảnh, diện tích, vật dụng bên trong căn nhà hoặc cơng trình. Nhờ sự phối hợp bối cảnh giữa những vật dụng, màu sắc, ánh sáng, …tạo nên một khơng gian tổng thể, có hai loại khơng gian nội thất mà chúng ta thường biết đến là khơng gian khép kín và khơng gian mở. Sự khác biệt của hai không gian nội thất này là đối với không gian nội thất khép kín thì các vật dụng được trang trí trưng bày theo yếu tố thực tế mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc khai thác khơng gian diện tích, thường sử dụng cho các văn phịng cơng ty, những cơng trình nhà ở chung cư. Cịn đối với khơng gian mở, thì hiện tại đây đang là trào lưu được u thích tại Việt Nam, được hiểu là khai thác khơng gian diện tích thân thiện với người dùng, sử dụng các mảng xanh trong cơng trình, tạo khơng gian mà con người có điều kiện gần gũi với thiên nhiên. (Nguyễn Hoàng Liên, 2005).
Khái niệm thiết kế nội thất cũng rất quen thuộc trong đời sống, thông qua việc tổ hợp không gian nội thất, là một mơn khoa học và nghệ thuật có khả năng khái qt, tổng hợp để vừa đảm bảo được tính cơng năng lẫn hài hịa giữa cấu trúc và hình thức, phải đảm bảo đáp ứng được đời sống vật chất và những yêu cầu về tinh thần của con người. (Nguyễn Hồng Liên, 2005).
2.1.2. Những đặc tính cơ bản của sản phẩm nội thất
Tính phổ biến: Những tính năng ứng dụng của sản phẩm gắn liền với đời sống
con người là khơng thể thiếu, có quan hệ mật thiết với nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, ở, mặc, đi lại,..hay gắn liền với các hoạt động hằng ngày của con người như: cơng việc, học tập, giải trí,…. Tại Việt Nam, các sản phẩm nội thất ngày càng phát triển, và tùy vào vùng miền văn hóa mà những sản phẩm nội thất mang hình dáng, thiết kế, đặc tính khác nhau, nhưng vẫn đáp ứng những nhu cầu cơ bản, nó thể hiện rõ được tính phổ biến trong đời sống hàng ngày. (Nguyễn Hồng Liên, 2005).
Tính cơng năng hai mặt: Sản phẩm nội thất không những đáp ứng những nhu
cầu cơ bản của con người mà còn là một loại sản phẩm nghệ thuật. Các sản phẩm nội thất thỏa mãn những nhu cầu thường thức của con người mà còn là một sản phẩm thể hiện tính thẩm mỹ, dùng làm vật trang trí, tạo khơng gian và phong cách sống cho căn nhà, nơi ở. Hiện nay, các sản phẩm nội thất có sự phát triển vượt bậc, phá cách, có sự kết hợp khéo léo với các nguyên vật liệu khác như kim loại, nhựa, kính, ... tạo nên những sản phẩm có tính nghệ thuật cao. Do đó có thể nói các sản phẩm nội thất có tính cơng năng hai mặt. (Nguyễn Hồng Liên, 2005).
Tính văn hóa truyền thống: Con người từ khi sinh ra đã được thừa hưởng những nét đẹp văn hóa, là giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động lịch sử, ...tạo nên nét đẹp riêng biệt, đặc trưng. Văn hóa trở thành một phương thức sống có sự ảnh hưởng khơng hề nhỏ trong lối sống và tạo nên phong cách riêng của mọi người. Theo nghĩa hẹp hơn thì văn hóa cịn thể hiện trong các vật dụng hàng ngày, trong đó các sản phẩm nội thất cũng là một trong những nét đẹp tiêu biểu truyền tải văn hóa. Thơng qua các thiết kế có thể đánh giá mức độ phát triển của văn hóa - xã hội trong một giai đoạn nhất định. Từ những điều trên định dạng cho các sản phẩm nội thất những thiết kế riêng biệt, chỉ cần nhìn vào cấu trúc thiết kế, có thể nhận biết được là sản phẩm nội thất đó thuộc nền văn hóa nào như thiết kế theo phong cách Bắc Âu, phong cách cổ điển Châu Âu, phong cách nội thất Á Đơng, ...Vì vậy các sản phẩm nội thất thể hiện phản ánh tính văn hóa trong từng thiết kế sản phẩm. (Nguyễn Hoàng Liên, 2005).