Tiến trình thực hiện một số FTA của Việt Nam với các đối tác

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 68 - 77)

3.1 Tổng quan các FTA Việt Nam đã tham gia

3.1.1Tiến trình thực hiện một số FTA của Việt Nam với các đối tác

3.1.1.1 Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

ASEAN là một liên minh kinh tế, chính trị, xã hội giữa các nước khu vực Đông Nam Á, các thành viên đã cùng nhau thiết lập một khu vực Mậu dịch tự do. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ năm 1995. Việt Nam tham gia Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA của ASEAN năm 2006. Nhưng Việt Nam chỉ thực sự cắt giảm thuế quan từ năm 1999 khi nhóm các mặt hàng đầu tiên từ Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) được chuyển vào cắt giảm thuế quan theo

CEPT. Theo quy định của Hiệp định CEPT, các mặt hàng của Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính:

Nhóm các mặt hàng cắt giảm và xoá bỏ thuế quan: chiếm hầu hết

các mặt hàng, có lộ trình giảm thuế từ năm 1996, giảm thuế suất xuống mức 0-5% vào năm 2006 và xoá bỏ thuế quan vào năm 2015, với một số mặt hàng được linh hoạt đến năm 2018. Ngoài ra, các mặt hàng công nghệ thông tin (phù hợp với diện mặt hàng của WTO) sẽ được xoá bỏ thuế quan trong 3 năm: từ năm 2008 đến năm 2010. Đồng thời các mặt hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên hội nhập (11 lĩnh vực, gồm có: các sản phẩm từ gỗ, chế tạo ô tô, các sản phẩm từ cao su, ngành dệt may, hàng nông sản, nghề cá, điện tử, ASEAN điện tử (e-ASEAN), y tế, hàng không và du lịch) sẽ được xoá bỏ sớm hơn (vào năm 2012 thay vì năm 2015).

Nhóm hàng nông sản nhạy cảm: gồm 89 dòng thuế là các mặt

hàng nông sản chưa chế biến, gồm một số loại gạo, hoa quả, thực phẩm, đường. Những mặt hàng này khơng phải xố bỏ thuế quan, có lộ trình giảm thuế từ năm 2004 xuống mức thuế suất cao nhất là 5% vào năm 2013 (trừ mặt hàng đường là năm 2010).

Các thành viên được phép loại trừ (không phải cắt giảm thuế) một số mặt hàng vì mục đích bảo vệ sức khỏe con người, mơi trường, giá trị văn hóa, đạo đức hay an ninh, quốc phịng. Trên cơ sở đó, mỗi nước đã tự xây dựng một Danh mục các mặt hàng để loại trừ khỏi phạm vi thực hiện CEPT (GEL) và đã đưa vào đó những mặt hàng mang tính bảo hộ. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, các nước đã ráo riết rà soát danh mục GEL để đưa vào cắt giảm thuế những mặt hàng không phù hợp. Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã đưa nhiều mặt hàng GEL vào thực hiện CEPT, trong đó quan trọng nhất là các thiết bị truyền phát (rađa, điện thoại di động…), đồ uống có cồn

(rượu, bia) và ô tô, xe máy. Danh mục GEL hiện nay của Việt Nam vẫn còn các mặt hàng mà các nước ASEAN cho là không phù hợp, gồm: thuốc lá (thuốc lá điếu và nguyên liệu), xăng dầu.

Nhằm tiến tới tự do hóa hồn tồn (ít nhất là về mặt thuế quan), ASEAN đã quyết định không chỉ dừng lại ở việc giảm thuế xuống 0%-5% mà sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN-6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore và Thái Lan) và năm 2015 với một số linh hoạt đến năm 2018 (7% tổng số dòng thuế) đối với Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam. Như vậy, với Việt Nam, đến năm 2015, các mặt hàng cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan trong khn khổ này.

3.1.1.2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA)

Ngày 4/11/2002 tại Campuchia, Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc được các nhà lãnh đạo Thượng đỉnh ASEAN- 6 và Trung Quốc ký kết tạo nền tảng pháp lý để các bên tăng cường hợp tác kinh tế. Trong Hiệp định này, quan trọng nhất là việc thiết lập Khu vực mậu dịch Tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA). Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc được ký kết ngày 29/11/2004 tại Lào, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam- Trung Quốc ký ngày 18/7/2005 tại Trung Quốc. Việc cắt giảm và tự do hóa thuế quan của Việt Nam trong ACFTA được chia thành 3 danh mục hàng hố: thu hoạch sớm, thơng thường và nhạy cảm.

- Chương trình thu hoạch sớm (EHP): Lộ trình cắt giảm thuế quan đến

năm 2008 gồm hầu hết các mặt hàng nông sản và thuỷ sản từ Chương 1- 8 của Biểu thuế nhập khẩu (trừ 15 dòng thuế đối với các nhóm mặt hàng thịt gia cầm các loại, trứng gà, viẹt và một số loại quả có múi).

- Danh mục thông thường (các mặt hàng phải cắt giảm và xoá bỏ thuế quan) của Việt Nam: gồm 90% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu sẽ

hoàn toàn được dỡ bỏ muộn nhất là năm 2015 và theo lộ trình hai bên đã cam kết cụ thể như sau:

+ Phải giảm thuế suất của ít nhất 50% các dịng thuế trong Danh mục Thơng thường xuống 0%- 5% không muộn hơn ngày 1- 1- 2009.

+ Phải xóa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong Danh mục Thông thường không muộn hơn ngày 1- 1- 2013.

+ Phải xoá bỏ thuế quan của ít nhất 85% số dịng thuế vào năm 2015, số còn lại 5% số dịng thuế nhưng khơng được vượt q 250 dịng thuế ở cấp độ HS 6 số sẽ được xoá bỏ thuế quan vào năm 2018.

- Danh mục nhạy cảm (ST): Theo cam kết, thuế nhập khẩu những mặt hàng thuộc Danh mục nhạy cảm sẽ được cắt giảm chậm hơn và có thể khơng bị loại bỏ hồn tồn vào cuối lộ trình. Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng, chủ yếu là các sản phẩm như: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, ô tô, xe máy, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử điện lạnh, giấy, dệt may... Danh mục nhạy cảm chia thành hai loại, gồm:

+ Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): có thuế suất 20% vào năm 2015 và giảm xuống 0%- 5% vào năm 2020.

+ Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): bao gồm khơng q 140 nhóm mặt hàng HS 6 số và có thuế suất 50% vào năm 2018 [6].

3.1.1.3 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Hàn Quốc

Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc được các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký kết vào ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Đây là hiệp định quan trọng điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN và Hàn Quốc, đặc biệt là việc thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc vào năm 2010

(AKFTA). Lịch trình cắt giảm và loại bỏ thuế quan được thực hiện theo lộ trình thơng thường và lộ trình nhạy cảm.

- Lộ trình thơng thường: Thuế xuất của ít nhất 90% tổng số dòng thuế nhập khẩu được đưa vào cắt giảm thuế quan. Việc cắt giảm thuế quan được thực hiện dần và loại bỏ hồn tồn vào năm 2010 với một số dịng thuế khác thì được linh hoạt đến năm 2012 đối với ASEAN-6 (Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan) và Hàn Quốc. Việt Nam được ưu tiên cắt giảm thuế quan chậm hơn 6 năm nên thời hạn cắt giảm cuối cùng vào năm 2016 và năm 2018.

- Lộ trình nhạy cảm : gồm toàn bộ các mặt hàng trong Danh mục nhạy cảm thường và Danh mục Nhạy cảm cao . Đối với Danh mục Nhạy cảm thường, các nước ASEAN -6 và Hàn Quốc cắt giảm thuế suất của các dịng th́ x́ng 20% vào năm 2012 vào 0- 5% vào năm 2016. Việt Nam có lợ trình cắt giảm chậm hơn 5 năm nên các thời hạn cắt giảm sẽ vào năm 2017 và năm 2021 [5], [19].

3.1.1.4 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam- Nhật Bản (EPA)

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (EPA) bắt đầu đàm phán từ năm 2007. Sau 9 phiên đàm phán chính thức, hai bên đã ký kết Hiệp định EPA vào ngày 25/12/2008, hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/10/2009. Đây cũng là một Hiệp định kinh tế toàn diện về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. EPA là hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên Việt Nam đã ký kết [5].

Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định EPA đã bắt đầu ngay khi hiệp định có hiệu lực (năm 2009) và kéo dài 18 năm (kết thúc năm 2026). Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung vào các năm 2019 và năm

2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về mức cam kết chung, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại.

Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên ASEAN Harmonised Tariff Nomenclature 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dịng thuế. Số dịng thuế còn lại là các dịng thuế ơ tơ chưa lắp ráp (CKD ô tô) và các dịng thuế khơng cam kết cắt giảm, cụ thể: (Xem bảng 3.1)

- Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 75,2% số dịng thuế trong vịng 10 năm, trong đó xố bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% dịng thuế và xố bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) đối với 40,3% dòng thuế. Sau 12 năm, 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định (vào năm 2021, 2024 và năm 2025), Việt Nam cam kết xố bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dịng thuế tương ứng.

Như vậy, trong cả lộ trình thực hiện giảm thuế, số dịng thuế được xố bỏ thuế quan chiếm khoảng 91% số dịng thuế trong tồn Biểu cam kết.

- Danh mục nhạy cảm thường: chiếm 0,6% số dịng thuế, được duy trì ở mức thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2024.

- Danh mục nhạy cảm cao: chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2025).

- Danh mục khơng xố bỏ thuế quan: thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong cả lộ trình chiếm 2% số dịng thuế, hoặc duy trì ở mức thuế suất cơ sở và được đàm phán sau 5 năm thực hiện Hiệp định chiếm 0,02%.

- Danh mục loại trừ: chiếm 4,6% số dòng thuế.

Bảng 3.1. Thống kê Danh mục cam kết của Việt Nam trong EPA

Phân loại Tỷ lệ kim ngạch

(%) Danh mục xóa bỏ thuế quan Trong vịng 10 năm 87,6 Trong vòng 12 năm 2,00 Trong vòng 15 năm 2,8 Trong vòng 16năm 0,5 Tổng 92,9 Danh mục nhạy cảm- khơng xóa bỏ thuế quan

Thuế giảm xuống 5% vào năm 2023 0,5 Thuế giảm xuống 5% vào năm 2026 1,8 Thuế giảm xuống 50% vào năm 2024 0,1 T/suất giữ nguyên mức t/suất cơ sở 3,2 T/suất giữ nguyên mức t/suất cơ sở và

được đàm phán lại sau 5 năm

0,0 Tổng 5,6 Danh mục loại trừ Không cam kết 1,5 Danh mục CKD ô tô Không cam kết 0,0 Tổng 100

(Nguồn: Biểu cam kết của Việt Nam dựa trên ASEAN Harmonised Tariff Nomenclature 2007 và theo kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2008)

3.1.1.5 Tổng hợp các cam kết của Việt Nam tron g các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia

Tổng hợp mức độ cam kết và khung thời gian thực hiện của Việt Nam đối với các mặt hàng thông thường như sau: (Xem bảng 3.2)

Bảng 3.2. Tồng hợp cam kết tự do hoá của các FTA

Các thoả thuận Tỷ lệ tự do hoá Bắt đầu Kết thúc

AFTA 99% dòng thuế (8 số) 1996 (thực tế cắt giảm từ 1999) Thuế suất 0- 5%: 2006 Thuế suất 0%: 2015 7% số dòng

thuế được linh hoạt đến 2018 ASEAN- Trung Quốc 90% dòng thuế (6 số) 2006 NT1: 2015 NT2: 2018 ASEAN- Hàn Quốc 90% dòng thuế (6 số) 2007 NT1: 2016 NT2: 2018 ASEAN- Ấn Độ 80% dòng thuế (6 số) 2009/2010 (tuỳ thuộc thời

điểm ký kết) NT1: 2018 NT2: 2021 ASEAN- Australia- New Zealand 90% dòng thuế (8 số) Quý III/2009 NT1: 2018 NT2: 2020 ASEAN- Nhật Bản 88,6% dòng thuế (10 số) 31- 12- 2008 NT1: 2018 NT2: 2023 NT3: 2024 Việt Nam- Nhật Bản 91% dòng thuế (10 số) 2009 NT1: 2019 NT2: 2021 NT3: 2023 NT4: 2025 (Nguồn: Bộ Tài chính)

Như vậy, tổng hợp cam kết của các FTA theo Bảng 3.2 trên cho thấy mức độ tự do hoá cơ bản là 90% hoặc xấp xỉ 90% (tính theo dịng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% là trong vòng 10 năm, với một số ít tỷ lệ dịng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm là từ 2– 6 năm.

Hình 3.1: Lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam và các nƣớc trong khuôn khổ các FTA giữa ASEAN và đối tác

(Nguồn: Bộ Tài chính) Với tư cách là một nước trong khối ASEAN, Việt Nam tham gia FTA với các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ có lộ trình cắt giảm thuế dài hơn từ 5-6 năm so với các đối tác và so với ASEAN-6 (Hình 3.1). ASEAN- Trung Quốc và FTA ASEAN- Hàn Quốc, việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo Lộ trình quy định cho các bước giảm thuế hàng năm. Mơ hình giảm thuế đối với các FTA còn lại sẽ là cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết.

2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019

Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản ANZ Ấn Độ

Đối tác và ASEAN6 Việt Nam

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 68 - 77)