Nội dung hiệp định FTA giữa Singapore với Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 53 - 58)

2.3. Tình hình thực hiện hiệp định FTA giữa Singapore với Hoa Kỳ

2.3.1.Nội dung hiệp định FTA giữa Singapore với Hoa Kỳ

2.3.1.1. Bố cục của USSFTA

Hiệp định thương mại tự do giữa Singapore với Hoa Kỳ ký ngày 06 tháng 05 năm 2003 gồm 21 chương trong khoảng 240 trang (chưa kể 28 phụ lục kèm theo). USSFTA có bố cục rõ ràng bao gồm 4 phần:

- Phần thứ nhất (chương 1 và chương 2): Tổng quan về quyền và

- Phần thứ hai (từ chương 3 đến chương 15): Quy định các nhiệm vụ

và nghĩa vụ của Hoa Kỳ và Singapore đối với các lĩnh vực trong thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại điện tử, đầu tư, thủ tục hải quan, các loại hình kinh doanh, Chính Phủ điều phối.

- Phần thứ ba (từ chương 16 đến chương 18): Quy định nhiệm vụ và

nghĩa vụ của Hoa Kỳ và Singapore trong vấn đề sở hữu trí tuệ và bảo vệ mơi trường, hợp tác lao động.

- Phần thứ tư (từ chương 19 đến chương 21): Là phần cuối cùng bao

gồm những quy định chung, những hướng dẫn về thủ tục, cơ chế giải quyết tranh chấp và một số điều khoản khác liên quan đến sửa đổi, bổ sung, cũng như một số ngoại lệ… của Hiệp định.

2.3.1.2. Mục tiêu của USSFTA

Trải qua một quá trình đàm phán kéo dài gần hai năm rưỡi với sự nỗ lực tích cực của cả hai quốc gia, USSFTA đã được Singapore và Hoa Kỳ ký kết vào ngày 6 tháng 5 năm 2003 với nhiều mục tiêu quan trọng được mong đợi từ cả hai bên đã được đề cập ngay tại đầu hiệp định :

Thứ nhất, USSFTA được thiết lập để khẳng định sự cam kết của cả Hoa

Kỳ và Singapore vì mục tiêu chung của khối hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Co-operation; viết tắt: APEC) về tự do, mở rộng thương mại và đầu tư.

Thứ hai, Hiệp định thể hiện mong muốn của cả hai bên về xúc tiến thương

mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp vốn có thơng qua các mục tiêu chiến lược như làm thơng thống, rõ ràng và minh bạch hóa các chính sách, dần loại bỏ hối lộ và hạn chế sự phá sản ở các doanh nghiệp; thực thi các cam kết về nâng cao chất lượng và tăng tính ổn định của môi trường kinh doanh trong các hiệp định mà cả hai quốc gia đều là thành viên.

Thứ ba, khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập các biện pháp thích hợp

cho hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai bên. Qua đó, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao mức sống của người dân.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia.

2.3.1.3. Nội dung chính của USSFTA

Đây là một hiệp định khá toàn diện, bao quát các lĩnh vực thương mại, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh... và đặc biệt có cả những quy định về quan hệ giữa thương mại, lao động và mơi trường. USSFTA có các nội dung chính sau được thỏa thuận và ký kết:

- Quy định việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trên các lĩnh vực; cụ thể:

+ Trên lĩnh vực thương mại hàng hóa, hiệp định này cung cấp toàn bộ các vấn đề liên quan đến hàng hoá xuất khẩu trong nước của Singapore vào Hoa Kỳ. Theo USSFTA, Hoa Kỳ và Singapore sẽ dần dần loại bỏ thuế hải quan của mình đối với các hàng hố có nguồn gốc xuất xứ theo quy định tại phụ lục 2B (Biểu thuế quan của Mỹ) và phụ lục 2C (Biểu thuế quan của Singapore). Theo cam kết, hai bên sẽ dành ưu đãi cho nhau ngay lập tức đối với một số nhóm hàng và đối với một số nhóm hàng đặc biệt thì có thời hạn lâu nhất là sau 10 năm (năm 2014). Mỗi bên sẽ khơng áp dụng hoặc duy trì bất kỳ khoản phí xử lý hàng hố nào cho các hàng hố có nguồn gốc trên.

+ Trên lĩnh vực thương mại dịch vụ, thông qua Hiệp định USSFTA, các nhà cung cấp dịch vụ (trừ các dịch vụ được liệt kê trong “danh sách tiêu cực”) được đảm bảo tiếp cận các thị trường một cách công bằng và không bị phân biệt đối xử. Các loại hình hạn chế số lượng ảnh hưởng đến việc xâm nhập thị

trường và khái niệm về đối xử quốc gia được giải thích và trình bày cụ thể trong chương 8- Chương Dịch vụ trong Hiệp định tự do thương mại USSFTA. - Lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan: Lộ trình cắt

giảm thuế của hai bên có thời hạn ngay lập tức một số mặt hàng loại A và đối với loại hàng D và H quy định tại phụ lục của Hiệp định thì có lộ trình kéo dài 10 năm, tức là đến năm 2014 (Phụ lục 4)

- Trên lĩnh vực đầu tư, hai bên dành cho nhau nhiều ưu đãi rất thơng thống trong đó có cả chế độ đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc, cam kết loại bỏ những ràng buộc còn lại đối với đầu tư giữa hai nước, đồng thời thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa các nhà đầu tư với Chính phủ. USSFTA quy định các vấn đề liên quan tới đầu tư như:

+ Định nghĩa về vấn đề tiếp nhận và đối xử với đầu tư nước ngoài. + Bồi thường khi tịch thu tài sản.

+ Thanh toán, giao dịch và chuyển tiền. + Lợi nhuận chuyển về nước.

Mỗi bên tham gia sẽ cho phép tất cả các giao dịch chuyển đổi liên quan đến đầu tư sẽ được thực hiện vào và ra khỏi lãnh thổ của mình một cách tự do và khơng chậm trễ. Đồng thời, cả hai bên cam kết không áp đặt bất cứ yêu cầu thực hiện khơng cơng bằng nào, như địi hỏi các nhà đầu tư đưa ra một mức độ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ như một điều kiện để đầu tư.

- Các quy định của USSFTA cũng cung cấp cho các nhà đầu tư các vấn đề liên quan đến kiện tụng, tranh chấp. Bất cứ nhà đầu tư nào khi gặp rắc rối bởi hành động nào đó của Chính phủ đang vi phạm về nghĩa vụ theo Hiệp đinh tự do này có quyền đưa ra kiện tụng trực tiếp đến một toà án quốc tế để giải quyết. Trước hết, tranh chấp được giải quyết thông qua tham vấn thân

thiện và tạo điều kiện đàm phán với các Bộ tương ứng của Chính phủ. Sau đó, nếu chưa giải quyết được tranh chấp, nhà đầu tư đưa thông báo để gửi yêu cầu đến trọng tài. Yêu cầu bồi thường sẽ được gửi đến Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID) để giải quyết tranh chấp theo luật ban hành. ICSID là một trong số 5 tổ chức của tập đoàn ngân hàng thế giới, được thành lập năm 1966 nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng cách cung cấp các điều kiện quốc tế thuận lợi để hòa giải và phân xử các tranh chấp về đầu tư, nhờ đó ni dưỡng bầu khơng khí tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia và các nhà đầu tư nước ngồi. Nhiều hiệp định quốc tế về đầu tư có liên quan tới các điều kiện phân xử của ICSID. ICSID cũng có các hoạt động nghiên cứu và xuất bản về luật phân xử và luật đầu tư nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thủ tục giải quyết tranh chấp thể hiện sự minh bạch cao, thông qua điều trần công khai và công bố các yêu cầu pháp lý‎ của các bên liên quan đến tranh chấp. Ngồi ra cịn có một cơ chế thực thi các phán quyết hiệu quả bao gồm nhiền biện pháp, trong đó có việc phạt tiền đối với các vi phạm.

- Các nội dung thỏa thuận quy định khác: Ngoài những nội dung chủ

yếu đã nêu ở trên, các điều khoản trong USSFTA còn quy định về một số vấn đề khác như: hợp tác bảo vệ sở hữu trí tuệ, hợp tác lao động, sự di chuyển của doanh nhân hai nước, hay bảo vệ mơi trường. Bên cạnh đó, nội dung và mức độ cam kết trong USFTA đã vượt ra khỏi một FTA thông thường qua việc đưa những nội dung rất mới như: chương trình hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hành chính hải quan, hàng rào kỹ thuật, khu vực dịch vụ, vận tải và tài chính, xuất nhập cảnh tạm thời, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại đầu tư, hợp tác hải quan, tính minh bạch...

2.3.1.4. Các biện pháp hợp tác kinh tế của USSFTA

lợi cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, thương mại giữa Singapore và Hoa Kỳ, cũng giống như nhiều FTA khác, USSFTA đã đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước; cụ thể:

Thứ nhất, tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế đối với hầu hết thương mại hàng hoá.

Thứ hai, tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản tất cả các lĩnh

vực.

Thứ ba, thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở để tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong khuôn khổ FTA.

Thứ tư, áp dụng các ứng xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho mỗi bên, đặc biệt là với Singapore.

Thứ năm, áp dụng linh hoạt cho các bên trong đàm phán FTA đối với khu vực nhạy cảm của lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi.

Thứ sáu, thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có

hiệu quả, bao gồm nhưng khơng hạn chế việc đơn giản hố thủ tục hải quan và các thoả thuận công nhận lẫn nhau.

Thứ bảy, mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác có thể đồng thuận được của cả hai bên Singapore và Hoa Kỳ, mà sẽ bổ sung thêm vào việc làm sâu sắc thêm liên kết đầu tư và thương mại giữa Singapore và Mỹ, hình thành nên các chương trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác.

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 53 - 58)