0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tác động tích cực

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA SINGAPORE VƠI HOA KỲ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM (Trang 28 -32 )

1.4 Tác động của FTA

1.4.1 Tác động tích cực

- Tăng cường các cơ hội tiếp cận , mở rộng thị trường xuất khẩu: Một

điều dễ dàng nhận thấy khi tham gia bất kỳ một FTA nào chính là việc thị trường xuất khẩu của quốc gia được mở rộng . Thông qua việc dỡ bỏ các rào cản về thuế , phi thuế quan… các quốc gia có thể tiếp cận thị trường rộng lớn của các bên còn lại một cách dễ dàng hơn , nhờ đó mà tăng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng chính là lợi ích rõ rệt nhất và cũng là một trong những mục

tiêu hàng đầu của các cuộc đàm phán FTA . Mặc dù vậy, hiệu quả tăng trưởng kinh tế đối với mỗi quốc gia là khác nhau tùy thuộc năng lực tận dụng các thời cơ FTA đem lại .

- Tạo nên môi trường cạnh tranh bình đẳng , tạo đợng lực tăng trưởng, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, chú trọng tới người tiêu dùng:

Với việc hàng hóa được tự do lưu thông trong thị trường rộng lớn gồm các quốc gia tham gia FTA, khi đó, những người dân trong khu vực thương mại tự do sẽ là những người hưởng lợi. Họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn với mức giá rẻ hơn. Như vậy các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh dành thị phần cho mình bằng cách nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, quan tâm hơn tới thị hiếu người tiêu dùng. Do đó, những hàng hóa kém chất lượng sẽ bị tẩy chay, dẫn tới các doanh nghiệp yếu kém, khơng cịn đủ sức chống chịu sẽ bị đào thải. Như vậy các FTA đã tạo ra sức ép buộc những doanh nghiệp trong nước cần phải có những biện pháp cải cách phù hợp với xu thế phát triển tồn cầu để có thể trụ vững và phát triển chính trên mảnh đất nội địa và hướng tới xuất khẩu sang các thị trường thành viên khác.

- Thúc đẩy tiến trình hội nhập của quốc gia, giúp củng cố quan hệ hợp tác toàn diện với các đối tác chiến lược và củng cố độc lập tự chủ về kinh tế : Có thể nói tất cả các nước trước khi tham gia ký kết FTA đều đã có những mối quan hệ ở một mức độ nhất định nào đó. Chính vì thế , FTA không chỉ mang ý nghĩa kinh tế thuần túy mà còn trở thành công cụ chính trị được các nước sử dụng nhằm củng cố , tăng cường và khẳng định các mối quan hệ chiến lược truyền thống giữa các bên tham gia . Đồng t hời, FTA cũng góp phần tăng cường độc lập, tự chủ về kinh tế cho các quốc gia. Trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế, độc lập tự chủ về kinh tế của một nước được hiểu là vị thế của nó trong chuỗi giá trị tồn cầu, là sức mạnh thu hút của quốc gia đó đối với phần còn lại của thế giới. Do đó, muốn phát huy được ưu điểm này

của FTA, các quốc gia cần mở cửa với thế giới, tranh thủ sức mạnh của thời đại, tham gia đầy đủ vào q trình tồn cầu hoá và khu vực hoá, sẵn sàng hợp tác song phương và đa phương trên cơ sở cùng có lợi . Mợt chiến lược đàm phán các FTA phù hợp sẽ góp phần tăng cường độc lập tự chủ , khả năng tự vệ và thích ứng trước những biến động của kinh tế quốc tế và ổn định, vững vàng trước những thủ đoạn bất bình đẳng, dùng sức mạnh, gây áp lực về kinh tế của một số thế lực kinh tế trên thế giới . Sự ràng buộc các mối quan hệ thương mại trong các FTA giúp tăng thêm cơ hội để giữ vững độc lập , an ninh quốc phịng. Lợi ích kinh tế sẽ buộc các bên cân nhắc trong giải quyết các vấn đề bất đồng, chủ yếu thông qua đàm phán, tránh những xung đột vũ trang.

- Cải thiện và nâng cao vị thế , năng lực đàm phán thương mại của quốc gia trên các diễn đàn quốc tế : Trong thời đại của thế giới đa cực , đa số

các quốc gia đều lựa chọn nguyên tắc bình đẳng làm nền tảng trong quan hệ với đới tác nhằm mục đích các bên cùng có lợi . Do đó, sự gắn kết về quyền lợi của quốc gia vào các FTA đã tạo tiền đề cho sự hài hòa , thống nhất quan điểm của nhóm nước tron g các cuộc đàm phán thương mại quốc tế , nhân thêm sức mạnh của mỗi quốc gia . Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các quốc gia Vùng Vịnh (GULF)… là những minh chứng cho vai trò của các liên kết kinh tế khu vực đối với tăng cường vị thế quốc gia trong thương mại quốc tế . Các nền kinh tế nhỏ , trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế không thể tránh khỏi sự hạn chế về năng lực của nền kinh tế và gặp nhiều bất lợi do hạn chế về năng lực kỹ thuật , hiểu biết về các vấn đề thương mại quốc tế . Điều này hạn chế khả năng của các quốc gia này trong đàm phán , bảo vệ các quyền lợi thương mại . Do vậy, giải pháp liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất là chỗ vững chắc giúp các nước tự tin hơn trong các mối quan hệ quốc tế . Có thể lấy việc Việt Nam tham gia ASEAN làm minh chứng cho sự tăng cường đáng kể vai trò của nước ta tại

các diễn đàn APEC , ASEM, WTO… Bên cạnh đó , việc khé o léo vận dụng sức mạnh tập thể của cả nhóm 10 nước ASEAN đã giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề mà ta sẽ rất khó khăn nếu xử lý riêng rẽ qua kênh song phương . Cụ thể , thông qua đàm phán các FTA giữa ASEAN với các đối t ác (ASEAN+) ta đã đạt được các thỏa thuận của Ấn Độ , Australia, Hà Lan công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường , giải quyết được những bất lợi có thể phát sinh trong các vụ kiện chống phá giá .

- Tạo lòng tin của cộng đồng quốc tế vào quyết tâm tạo sự ổn định , minh bạch của môi trường thương mại quốc gia: Hệ thống các hiệp định FTA

ở các cấp độ khác nhau thiết lập nên hệ thống các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường và cải cách thể chế thương mại của quốc gia . Các cam kết đó khơng chỉ là bằng chứng khẳng định quyết tâm chính trị của quốc gia mà cịn có giá trị ràng buộc pháp lý . Thơng qua các FTA , các quốc gia thể hiện rõ ý chí quyết tâm theo đuổi con đường tạo ra sự tự do hóa thương mại và hoàn thiện môi trường kinh doanh phù hợp chuẩn mực quốc tế . Đó chính là nền tảng tạo lòng tin của quốc tế vào sự ổn định , minh bạch của môi trường thương mại .

- Giúp tận dụng khả năng bổ trợ lẫn nhau, tối ưu hoá việc sử dụng nguồn lực: Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi các nước kém phát triển hoặc đang phát triển khơng những có cơ hội tiếp cận với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn mà còn nhận được thêm nhiều nguồn lực vô cùng quan trọng để tăng tốc quá trình phát triển. Tự do thương mại giúp các nước nghèo nhận được các nguồn đầu tư, công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến là những nhân tố cơ bản và thiết yếu để xây dựng, vận hành và hiện đại hóa nền kinh tế. Thành công của các nước công nghiệp mới (NICs) là một bằng chứng rất thuyết phục cho thấy hiệu quả của việc khai thác các nguồn lực này đã giúp một số nước thế giới thứ ba phát triển. Có thể nói tham gia ký kết FTA là cơ hội cho các nước nghèo cũng như

các nước đang phát triển tiếp nhận thêm các nguồn lực để phát triển.

- Khuyến khích phát triển và quảng bá văn hố: Các FTA thúc đẩy quá

trình tự do thương mại tuy chỉ trong khuôn khổ các nước tham gia nhưng như thế cũng đã tạo cơ hội cho mọi người gặp gỡ, tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa. Đây là cơ sở để mọi người dân nước này giới thiệu, quảng bá những tinh hoa văn hóa của quốc gia cho bạn bè trong khu vực mậu dịch tự do. Khơng chỉ thế, đây cịn là cơ hội để mọi người dân trong nước biết đến những đặc trưng của văn hóa nước khác được mang đến từ chính những cơng dân của quốc gia đó tới làm việc và sinh sống ở nước sở tại. Trong nền văn hóa mở đó, các giá trị phù hợp sẽ được tiếp nhận và phát triển, đồng thời cũng sẽ được quảng bá rộng rãi. Do đó, con người khơng chỉ ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ bó hẹp trong cộng đồng mình mà cịn trước tồn thể nhân loại.

- Thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách chính trị- xã hội: Việc hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và thậm chí cả con người có thể lưu chuyển dễ dàng,

nhanh chóng và với quy mơ lớn trên một khu vực rộng lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn lao mà cịn thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển chính trị- xã hội của các bên tham gia FTA, đặc biệt là các nước thế giới thứ ba. Thơng qua lợi ích kinh tế, FTA ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống như truyền thống, gia đình và dân chủ xã hội. Cùng với tự do thương mại, dân chủ lan truyền tới các miền đất mới, thúc đẩy cải cách chính trị, văn hố. Tự do thương mại tạo nguồn động lực kinh tế thúc đẩy khuynh hướng cải cách triệt để hệ thống nhà nước, hệ thống chính trị và thậm chí là cả hệ thống nhận thức.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA SINGAPORE VƠI HOA KỲ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM (Trang 28 -32 )

×