FTA trên thế giới có q trình hình thành và phát triển với nhiều mốc lịch sử quan trọng. Với phạm vi nghiên cứu của bài viết này, tác giả xin được tóm lược khái quát giai đoạn trước năm 1995 và chủ yếu phân tích q trình hình thành và phát triển các FTA từ năm 1995 đến nay sau khi WTO ra đời.
1.5.1 Giai đoạn trước năm 1995
Ở giai đoạn này, phạm vi điều chỉnh và mức độ tự do hóa của các FTA vẫn cịn hạn chế. Nội dung chủ yếu là cắt giảm hàng rào thuế quan trên lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng các nội dung về tự do hóa trong thương mại dịch vụ, đầu tư, lao động và sở hữu trí tuệ hầu như chưa xuất hiện.
Chiến tranh thế giới II kết thúc cũng là cơ hội để các nước phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là những nước Tây Âu. Bên cạnh đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo nên cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần II, góp phần làm xuất hiện những nhu cầu mở rộng thị trường, từ đó thúc đẩy các nước hợp tác xây dựng lại hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế dựa trên những nguyên tắc về tự do hóa thương mại.
Từ khi GATT ra đời năm 1948, tự do hóa thương mại được thúc đẩy liên tục thơng qua các vịng đàm phán nhằm dẫn tới những cam kết cắt giảm hàng loại các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Nhưng từ giữa những năm 1970, xu hướng tự do hóa thương mại lại có phần chững lại do phải gánh chịu
những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng dầu lửa và khùng hoảnh kinh tế. Nhiều nước đã quay trở lại áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như các hàng rào kỹ thuật nhằm bảo nền sản xuất trong nước. Đặc biệt, một số nước còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
Do Chủ nghĩa khu vực tiến triển chậm, số lượng FTA được ký kết trong giai đoạn này có số lượng rất khiêm tốn. Tính đến năm 1995, mới chỉ có 41 FTA được ký kết, trong đó có 23 FTA cịn hiệu lực đến ngày nay. Có hai lý do chính giải thích cho tình trạng này. Một là, do chiến tranh lạnh kéo dài, do sự khác biệt về thể chế kinh tế do những vấn đề lịch sử để lại. Hai là, do chính sách ngoại giao kinh tế các nước có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc... khơng tích cực tìm kiếm một định chế hợp tác, chỉ nhấn mạnh quan hệ đa phương trên quy mơ tồn cầu thơng qua các định chế quốc tế như GATT trước đây. Tuy nhiên từ cuối thập niên 1990, các cường quốc về kinh tế đã tích cực trong việc xây dựng một định chế hợp tác khu vực (Phụ lục 1)
Tuy trong giai đoạn này hiện nay chỉ có 23 FTA cịn hiệu lực nhưng các FTA này lại là các FTA quan trọng, có giá trị rất to lớn và tạo tiền đề cho các FTA ngày nay; tiểu biểu như: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA, 1994); Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA, 1992). Một điều dễ nhận thấy các FTA trong giai đoạn này đa phần có nội dung chỉ về hàng hóa chỉ có 3 FTA đã có thêm các điều khoản quy định về dịch vụ là FTA giữa Australia và NewZeland (ANZCERTA), FTA trong khối Thị trường chung Châu Âu (EEA), FTA trong khối Kinh tế Bắc Đại Tây Dương (NAFTA). Trong tổng số 23 FTA kể trên có 9 FTA song phương, 7 FTA đa phương và 7 FTA hỗn hợp.
1.5.2 Giai đoạn từ 1995 tới nay
Xu hướng hình thành các FTA song phương và đa phương trong nền kinh tế thế giới đã trở lại mạnh mẽ từ cuối những năm 1980 và đã thực sự bùng nổ từ năm 1995, khi WTO ra đời. Với mục tiêu thơng qua tự do hóa
thương mại và hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để các thành viên hoạch định và thực hiện các chính sách nhằm mở rộng thị trường sản xuất, thương mại hàng hóa và dịch vụ, nâng cao mức sống, tạo thêm việc làm cho nhân dân các nước thành viên, nguyên tắc chính của GATT/WTO là khơng phân biệt đối xử, theo đó các quốc gia thành viên dành cho nhau quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Tuy nhiên, GATT/WTO cũng không ngăn cấm việc hai hay một số nước thoả thuận với nhau về mức độ tự do hoá sâu hơn và rộng hơn những gì đã cam kết trong GATT/WTO. Do đó, hơn một nửa số hiệp định thương mại khu vực ra đời sau khi thành lập WTO. Theo thống kê của WTO, tính tới tháng 12 năm 2009, đã có 421 hiệp định thương mại khu vực (được thông báo với WTO hoặc GATT. Tuy nhiên, số hiệp định thương mại khu vực đang đàm phán và vẫn cịn hiệu lực đạt 266 hiệp định; trong đó, có 159 hiệp định là FTA. (Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Tổng hợp các hiệp định thƣơng mại khu vực đang đàm phán và còn hiệu lực
Loại hình Hiệp định thƣơng mại khu vực
Đang đàm phán
Đang
hiệu lực Tổng số
Liên minh thuế quan
(Customs Union) 6 14 20
Thỏa thuận hội nhập kinh tế
(Economic Integration Agreement) 3 72 75
Hiệp định thương mại tự do
(Free Trade Agreement) 2 157 159
Hiệp định ưu đãi thương mại
(Preferential Trade Agreement) 1 11 12
Tổng số 12 254 266
Tại khu vực Đông Á, khủng hoảng kinh tế 1997-1998 buộc các quốc gia Đơng Á phải tìm kiếm động lực cải cách và tăng trưởng mới, chuyển hướng chính sách kinh tế đối ngoại sang liên kết khu vực và song phương. Đa số các nền kinh tế Đông Á, mà tiêu biểu là Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Trung Quốc lại dựa chủ yếu vào thương mại quốc tế để tăng trưởng. Thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu, trở thành điều kiện tiên quyết duy trì đà tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Á. Kể từ năm 1999, Đông Á bùng nổ các nỗ lực FTA song phương, mở đầu là Singapore, sau đó là Nhật Bản, Hàn Quốc tuyên bố diễn đàn đa phương WTO khơng cịn là lựa chọn duy nhất. Thực tế, khung khổ GATT/WTO không đủ quy định xử lý các vấn đề mới của quan hệ kinh tế quốc tế như: vấn đề thương mại dịch vụ, thương mại điện tử, mua sắm Chính phủ, sự lưu chuyển của lao động và các vấn đề khác. Trung Quốc và Thái Lan cũng nhanh chóng đưa ra các sáng kiến FTA song phương của mình. ASEAN với tư cách là một khối thống nhất cũng tăng cường thiết lập các cam kết song phương với Australia và NewZealand.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), chúng ta thấy rõ ràng năm 2006 và năm 2008 chính là hai năm có nhiều FTA đi vào hiệu lực nhất: 15 FTA (Hình 1.2). Trong tổng số 142 FTA vẫn cịn hiệu lực, có tới 96 FTA song phương. Điều này chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ cũng như những ưu điểm của loại hình FTA song phương [13].
Nhìn vào hình 1.2, có thể chúng ta chỉ nhận thấy số lượng FTA được ký kết năm 2004 không lớn nhưng đây lại chính là năm bản lề cho hàng loạt các FTA ra đời sau đó. Năm 2004 là năm có nhiều FTA giữa các thành viên kinh tế lớn đàm phán và ký kết FTA với nhau. Bắt đầu là FTA giữa Hàn Quốc và Chile được ký kết và có hiệu lực; Trung Quốc và Ấn Độ cũng khởi động đàm phán để ký FTA. Ngay sau đó, một FTA giữa Thái Lan và Australia đã
Hình 1.2. Sự phát triển của các FTA trên thế giới từ năm 1995-2009 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm S ố lư ợ ng FT A
được ký kết. Cùng thời gian đó, Thái Lan và Australia đều đang nỗ lực đàm phán để ký kết FTA với Hoa Kỳ. Ngoài ra, một FTA giữa Thái Lan và New Zealand cũng đã trở thành hiện thực. Ngay trước đó, Singapore ký FTA với Nhật Bản, với Thái Lan, rồi với Hoa Kỳ.
(Nguồn: Tổng hợp từ web của Tổ chức thương mại thế giới [40]) Năm 2009 có 13 FTA được ký kết. Trong đó, có 10 FTA song phương ký kết và đều có thỏa thuận về lĩnh vực dịch vụ, chỉ có 3 FTA hỗn hợp chỉ thỏa thận về hàng hóa được ký kết. Qua số liệu thống kê về FTA, ta thấy rõ xu hướng FTA ngày nay đang phổ biến loại hình FTA song phương và nội dung của FTA đang ngày càng rộng hơn giai đoạn trước, hầu hết các FTA đều thỏa thuận về cả lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ.
CHƢƠNG II
Q TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO GIỮA SINGAPORE VỚI HOA KỲ
Hiệp định Thương mại tự do Singapore với Hoa Kỳ (tên đầy đủ tiếng Anh: The United State of American- Singapore Free Trade Area; viết tắt: USSFTA) là một hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên thực hiện giữa Hoa Kỳ và một nước Châu Á, được hai bên ký vào ngày 6 tháng 5 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2004. Hiệp định ra đời là một tất yếu trên nhu cầu thiết thực của đôi bên. USSFTA đã góp phần mở rộng thị trường dịch vụ tài chính của Singapore, thúc đẩy mối liên kết giữa các ngành của hai nước như: công nghiệp, dược phẩm, dệt may và kỹ thuật số; hài hòa thủ tục hải quan và tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ…