0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA SINGAPORE VƠI HOA KỲ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM (Trang 32 -36 )

1.4 Tác động của FTA

1.4.2 Tác động tiêu cực

Một vấn đề không thể tránh khỏi là để đạt được sự đồng thuận và đi tới ký kết các FTA, các nước đều phải hy sinh hoặc chấp nhận chịu thiệt trên một

số phương diện nhất định. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi các quốc gia, khi tham gia đàm phán FTA đều muốn đạt được những lợi ích nhất định cho mình và để đạt được những thành cơng đó, họ phải chấp nhận đánh đổi. Hiện nay, những lĩnh vực mà các quốc gia rất khó đi đến thống nhất vẫn là các mặt hàng nông phẩm và dược phẩm. FTA đem lại những cơ hội và lợi ích nhưng rủi ro khơng phải là khơng có. Do hồn cảnh kinh tế xã hội của mình, các nước kém phát triển và các nước đang phát triển thường có nhược điểm chung là kém phát triển về kinh tế và khoa học công nghệ, lạc hậu về thể chế chính trị và văn hố. Chính do những nhược điểm này, các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với khơng chỉ các khó khăn, thách thức chung của q trình tự do hóa thương mại mà cịn phải đổi mặt với khó khăn, thách thức riêng mà FTA đem đến như:

- Tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước: Ngày

nay, cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt hơn trong khi sức cạnh tranh của các quốc gia nghèo vẫn còn rất yếu kém. Trong tiến trình mở rộng giao thương, phát triển FTA, các quốc gia đang phát triển thiếu sức cạnh tranh trên cả quy mô quốc gia lẫn quy mô doanh nghiệp. Quá trình phát triển FTA đã hình thành cơ chế tự do thương mại bao gồm các luật lệ quy định ràng buộc các bên phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động thương mại. Quy tắc của các FTA khơng cho phép các chính phủ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong nước dưới bất kỳ một hình thức trợ cấp, ưu đãi nào. Do đó, các biện pháp bảo hộ của chính phủ buộc phải dỡ bỏ theo tinh thần của FTA, các nước đang phát triển thiếu tiền vốn đầu tư, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới, sản phẩm cơng nghiệp càng khó có thể cạnh tranh về chất lượng và số lượng với sản phẩm từ các nước phát triển có nhiều ưu thế hơn về mọi mặt. Quy tắc này đặt các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh của thế giới thứ ba vào tình thế rất khó khăn khi phải đối mặt với các cơng ty nước

ngoài vốn đã rất phát triển và dày dạn kinh nghiệm.

- Giảm thu ngân sách đối với nước kém phát triển khi tham gia FTA:

Tham gia ký kết FTA có nghĩa là phải cắt giảm thuế quan, do đó các nước nghèo sẽ mất đi một nguồn thu thuế quan trọng, phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt ngân sách, làm trầm trọng hơn các vấn đề xã hội. Kết quả là nhiều tiến trình cải cách bị cản trở, xã hội càng khó thốt khỏi tình trạng trì trệ và kém phát triển. Bên cạnh đó, tham gia vào các FTA với tư cách những quốc gia kém phát triển, sẽ là rất khó khăn nếu bộ máy nhà nước cũng như các tổ chức và dân chúng đều chưa có thói quen làm việc trong một môi trường tự do thương mại. Thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thương mại, bộ máy công quyền thường dễ bị chi phối bởi những lợi ích của nhà nước nên khó nhận thức đúng lợi ích của xã hội, do vậy cần có những giải pháp thiết thực để điều chỉnh lợi ích xã hội với lợi ích nhà nước phát sinh trong quá trình tự do thương mại đồng thời đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình hội nhập.

- Tạo sức ép về chủ quyền quốc gia: Tham gia vào các FTA, nghĩa là

tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh cơ hội phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, cơ hội tiếp cận nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, những kinh nghiệm quản lý xã hội, tinh hoa của nền văn minh công nghiệp, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức. Đó là những thách thức được che dấu dưới lớp áo của những hấp dẫn của lợi ích kinh tế mà kèm theo đó chính là những ràng buộc về mặt chính trị. Bên cạnh đó, một điều dễ nhận thấy là đặc biệt đối với các nước kém và đang phát triển là khi ký kết FTA với các nước phát triển hơn, khi các cơng ty, các tập đồn lớn đã xâm nhập vào thị trường trong nước, họ có nhiều cách để đánh bại các doanh nghiệp non trẻ nước sở tại và dần dần thâu tóm, lũng đoạn thị trường. Đây là vấn đề mang tính hai

mặt, tham gia vào q trình tồn cầu hố, tất yếu phải hội nhập với các thơng lệ quốc tế, nhưng điều đó khơng có nghĩa là tn theo chúng một cách vơ điều kiện và bằng mọi giá. Vì vậy, để đảm bảo chủ quyền quốc gia và xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, các quốc gia cần có chiến lược hội nhập kinh tế một cách chủ động, tích cực với một lộ trình hợp lý, phát huy năng lực nội sinh, cạnh tranh và khả năng “tự miễn dịch” trước các tác động tiêu cực, việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế cần được đặt trong mối tương quan với chính trị, an ninh, quốc phịng để vừa khơng bỏ lỡ các cơ hội phát triển vừa tạo nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Đe dọa nguy cơ làm sói mịn bản sắc dân tộc: Tham gia FTA, mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác quốc tế ln có tác dụng hai mặt đối với việc giữ gìn tinh hoa văn hoá, bảo vệ bản sắc dân tộc bởi FTA không chỉ đơn thuần mang lại những thay đổi về kinh tế của một nước mà còn làm thay đổi nhiều mặt khác của quốc gia. Trong q trình hội nhập, mở cửa, một quốc gia ln được tiếp nhận những luồng văn hoá, những giá trị mới của nhân loại, nhưng không phải tất cả đều là những tinh hoa, những cái hay, cái đẹp, phù hợp và có lợi cho sự phát triển của đất nước, đôi khi phải đối mặt, đụng độ với các giá trị đạo đức đi ngược lại với truyền thống dân tộc. Trong hồn cảnh đó, nếu một dân tộc khơng có tinh thần độc lập tự chủ cao, khơng biết tiếp thu có chọn lọc, lọc bỏ những gì bất lợi, khơng phù hợp thì dễ dàng bị hồ tan, là cái bóng mờ, sao chép của dân tộc khác. Với cơ hội được hồ mình vào thế giới rộng lớn, các quốc gia không những phải bảo tồn những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải đưa chúng lên một tầm cao mới để có thể tự hào giới thiệu với thế giới, sáng tạo thêm những giá trị mới phù hợp với thời đại.

- Tăng rào cản thương mại đối với nước không tham gia FTA: Một hạn

định. Các nước thành viên của các FTA có xu hướng tăng thuế đối với các mặt hàng có xuất xứ ngồi khối đề bù đắp lại phần thất thu thuế và đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước. Có thể lấy Israel làm ví dụ, sau khi ký kết các FTA với Hoa Kỳ và với EU thì thuế của nước này đánh vào các mặt hàng nhập khẩu từ các nước khác mà chủ yếu là từ Châu Á đột nhiên tăng vọt.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA SINGAPORE VƠI HOA KỲ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM (Trang 32 -36 )

×