3.4 Những kiến nghị khi đàm phán FTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (ở tầm vĩ mô)
3.4.1 Kiến nghị về đàm phán một FTA nói chung
Từ những phân tích về xu thế đàm phán FTA và tình hình thực tiễn đàm phán FTA trên thế giới , Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc . Tuy nhiên, để tham gia vào FTA có hiệu quả , Việt Nam cần thiết phải có một chủ trương thống nhất cho tiến trình tự do hóa thương mại thời kỳ “hậu WTO” . Điều này sẽ tạo nên sự thống nhất về mặt bằng cam kết , tăng cường tính bổ trợ giữa các đới tác đàm phán để chủ động phối hợp giữa các diễn đàn kinh tế và ngoại giao , kết hợp cải cách trong nước với đàm phán thương mại . Về vấn đề này, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt Ủy ban quốc gia về
Hợp tác kinh tế phối hợp với các Bộ ngành sớm hoàn thành “Chiến lược tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam tới năm 2020”.
Chủ động xem xét, nhận biết xu thế, diễn biến của kinh tế thế giới, nhìn
nhận những gì là thời cơ, lợi thế có thể và cần tranh thủ, những gì là thách thức cần đối phó, là tiêu cực cần phòng, chống để xác định thái độ, chủ trương phương án giải quyết, sao cho việc tiến hành hội nhập có được những bước đi và lộ trình hợp lý bảo đảm mọi cơng việc tiến triển vững chắc. Chúng ta không hội nhập trái với lợi ích quốc gia, dân tộc, càng khơng bị lôi cuốn trước bất cứ sức ép nào, nhưng cũng không do dự bỏ lỡ những vận hội mới.
Trước khi bước vào đàm phán, ta cần phải xác định mục tiêu và nguyên tắc đàm phán một cách rõ ràng, cần phải đặt ra những ưu tiên chiến lược để
khi cần thiết có thể linh hoạt khi đứng trước những đòi hỏi yêu cầu ta phải nhượng bộ từ phía đối tác, tạo hiệu quả trong đàm phán.
Khi lựa chọn đối tác đàm phán FTA: phải cân đối giữa quan hệ địa vị chính trị và lợi ích thương mại. Các ngành sản xuất và dịch vụ của Việt Nam
có đủ năng lực để tham gia các FTA ở mức độ nào, theo đó, tuỳ theo lợi ích mà Việt Nam hướng tới trong quan hệ với đối tác cụ thể, có thể có hướng tiếp cận khác nhau trong xây dựng cam kết đầu tư trong các FTA. Phạm vi điều chỉnh có thể đi từ hợp tác đơn thuần đến hợp tác, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hoặc cam kết tự do hố trong tương lai, hay bao gồm cả khuyến khích, bảo hộ và tự do hoá đầu tư.
Nội dung đàm phán phải được hình thành từ thực tiễn, bắt nguồn từ nhu cầu của nền kinh tế và các doanh nghiệp: Đàm phán FTA chủ yếu tập
trung vào mở cửa thị trường với những tác động trực tiếp với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Về bản chất, FTA là sự đánh đổi cam kết mở cửa thị trường của mình lấy các cơ hội tiếp cận thị trường của đối tác. Việc các doanh
nghiệp không phát huy được các cơ hội trong FTA đồng nghĩa với việc ta bị thua thiệt. Do vậy, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp và giới học giả, các hiệp hội đóng góp ý kiến cho các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng khung nội dung đàm phán.
Xác định mức độ cam kết phù hợp với từng đối tác đàm phán cụ thể,
nội dung cam kết cần kết hợp linh hoạt để cân đối giữa hai nhóm lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư. Trong đa số các trường hợp, đặc biệt là trong quan hệ với các nước phát triển, Việt Nam chủ yếu đóng vai trị nước nhận đầu tư. Khi đó nội dung cam kết cần đạt được mục đích thu hút đầu tư, tạo lịng tin cho nhà đầu tư nước ngồi vào mơi trường đầu tư của Việt Nam nhưng vẫn bảo vệ được lợi ích của nước chủ nhà, đặc biệt là khả năng linh hoạt về chính sách và chủ quyền với tài nguyên thiên nhiên, tránh các vụ kiện tiềm năng. Do Việt Nam là nước đang phát triển, có thể xem xét đưa các quy định về giành đối xử đặc biệt và khác biệt vào nội dung cam kết, nó cũng cần được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam để đảm bảo khả năng thực hiện cam kết khi hiệp định có hiệu lực.
Cải cách mạnh hệ thống pháp luật và chính sách, tiếp tục ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách thương mại trong nước phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để tránh những sai sót dẫn đến thiệt thòi cho các doanh nghiệp và nền kinh tế trong nước, Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật và chính sách phù hợp với thơng lệ quốc tế, các chính sách thuế và phi thuế, luật chống bán phá giá...
Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ở trình độ trung và cao cấp cho các chuyên gia đàm phán FTA, học hỏi kinh nghiệm tại các nước có kinh nghiệm
đàm phán và thực hiện cam kết của các FTA, phổ biến, tiến hành các nghiên cứu về điều chỉnh cơ chế, chính sách trong nước khi thực thi các cam kết FTA
của các nước đi trước trong lĩnh vực này. Đồng thời, cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan tới hội nhập cho cán bộ theo hướng hiệu quả. Đội ngũ cán bộ cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp còn chưa cao. Đây là thách thức rất lớn khi pháp luật thương mại quốc tế là lĩnh vực phức tạp và phát triển nhanh. Muốn chủ động hội nhập cần có kiến thức và những kỹ năng cần thiết để vận dụng, cần thiết xây dựng một cách tiếp cận đào tạo và bồi dưỡng về hội nhập, đảm bảo là một quá trình liên tục, thường xuyên, vừa bảo đảm quan tâm tới đào tạo cơ bản cho cán bộ tương lai lại vừa có các hình thức khác nhau (khơng nhất thiết là chỉ có tập huấn hay hội thảo, mà các hình thức như cung cấp thông tin cập nhập, cẩm nang về kỹ năng, có kênh trao đổi nghiệp vụ...) nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện tại.
Tiến hành nghiên cứu các phương thức cam kết phù hợp nhất với từng loại đối tác khi đàm phán FTA: Thông thường là theo phương thức chọn -
cho, tức là tương tự như đàm phán trong khn khổ WTO. Tuy nhiên, có đối tác lại muốn đàm phán theo phương thức chọn– bỏ, dựa trên các hiệp định hoặc mơ hình cam kết mà họ đã ký kết với các đối tác khác. Việt Nam cần xử lý vấn đề này như thế nào cho phù hợp, linh hoạt mà vẫn bảo đảm quyền lợi của mình.