Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 78 - 84)

3.2 Sự cần thiết của FTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

3.2.1Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hố quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Kể từ đó đến nay, các chuyến viếng thăm của các quan chức cao cấp hai nước, trong

đó nổi bật là chuyến thăm Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton (tháng 11- 2000); của cựu Tổng thống Bush trong dịp diễn ra Cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo cấp cao APEC năm 2006 và chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 6- 2005), Thủ tướng Nguyễn Tuấn Dũng (tháng 6- 2008) đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới thông qua việc phát triển mối quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.

Song song với quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển. Hai bên đã ký kết một số văn kiện cũng như những hiệp định về kinh tế thương mại như:

- Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997).

- Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ hay còn gọi là BTA (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001).

- Hiệp định Hợp tác về khoa học và cơng nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001).

- Hiệp định Dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003). - Hiệp định Hàng khơng (có hiệu lực từ 14/1/2004).

- Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005).

- Hiệp định khung về thương mại và đầu tư- TIFA (ký ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết). Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hố quan hệ về thương mại giữa hai nước. BTA giúp cho hàng hóa Việt Nam khơng bị phân biệt đối xử tại thị trường Hoa Kỳ, giảm thuế suất trung bình từ

40% xuống cịn 4%, đã nhanh chóng đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nước đã ký Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ [10]. (Xem bảng 3.3)

Bảng 3.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 1997-2008

Đơn vị: Triệu USD

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Xuất khẩu 520 602 827 1.026 2.392 4.472 5.161 6.522 8.463 10.541 12.611 Nhập khẩu 274 291 368 461 580 1.324 1.163 1.192 1.100 1.903 2.790 Tổng kim ngạch 794 893 1.195 1.487 2.972 5.796 6.325 7.714 9.564 12.444 15.401 Cán cân 245 311 460 566 1.812 3.148 3.998 5.331 7.363 8.639 9.821

(Nguồn: Bộ Công Thương, Vụ Châu Mỹ)

Xét về kim ngạch buôn bán hai chiều, nếu như năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Hoa Kỳ chỉ đạt 454 triệu USD, thì năm 2001 con số này là 1,48 tỷ USD, đến năm 2003 đã đạt 5,8 tỷ USD. Nói khác đi, khi chưa có BTA, hai nước cần tới 6 năm (từ 1996 đến 2001) để tăng 3 lần giá trị thương mại song phương, nhưng kể từ khi BTA đi vào hiệu lực thì chỉ trong 2 năm, kim ngạch hai chiều đã tăng gần 4 lần. Trong vòng 10 năm từ năm 1998- 2008, kim ngạch tăng 18 lần từ 794 triệu USD lên tới 15,4 tỷ USD. Do nhiều nguyên nhân, tốc độ tăng trưởng của các năm tiếp theo không

cao như những năm trước đó nhưng nhìn chung quan hệ thương mại giữa 2 nước duy trì ở mức khá tốt và ổn định.

3.2.1.1 Xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chính (khơng kể dầu thô) của Việt Nam sang Hoa Kỳ là dệt may, thủy sản, giầy da và đồ gỗ. Trong nhiều năm trở lại đây, bốn mặt hàng này thường chiếm tới 70% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

- Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã có bước tiến ngoạn mục, từ 49 triệu USD của năm 2001 tới 886 triệu USD của năm 2002 (tăng hơn 17 lần) và tiếp tục đạt tới 2,4 tỷ vào năm 2003 (tăng 272,7%). Tính đến năm 2008, hàng dệt may Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD tăng trưởng 20% so với năm 2007, đứng thứ 4 trong số các nhà xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ, chiếm 5,5% tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ. Điều đáng nói là trong khi hầu hết các nhà xuất khẩu dệt may vào thị trường này đều tăng trưởng âm thì đây được coi là phần thưởng dành cho những nỗ lực của ngành dệt may Việt Nam.

- Thủy sản ln là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, sau dệt may. Năm 2008, nhóm hàng này đạt kim ngạch 761 triệu USD, tăng 10,1% so với năm 2007. Trong số các nước xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ, Việt Nam được xếp thứ 6, chiếm 5,2% thị phần. Tuy nhiên, khác với hàng may mặc, nhóm hàng này khơng có những tăng trưởng đột biến, mà chỉ đạt mức tăng trưởng bình qn từ 8-12%/năm, thậm chí năm 2004 giảm tới 22,6% một phần là do chính sách bảo hộ của nước sở tại, như việc yêu cầu ký quỹ xuất khẩu ngặt nghèo, yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm… Có thể thấy rõ rằng Hoa Kỳ là một nước tiêu thụ thủy sản với khổng lồ, kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 14 tỷ USD/năm. Việt Nam vẫn chiếm

một thị phần rất nhỏ bé tại thị trường này. Chính vì vậy, với tiềm năng phát triển thủy sản của mình, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả khâu nuôi trồng và chế biến để rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả và tăng kim ngạch xuất khẩu tại Hoa Kỳ.

- Trên lĩnh vực đồ gỗ và nội thất, xuất khẩu của Việt nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh và đều đặn kể từ khi BTA giữa hai nước có hiệu lực. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt 15,5 triệu USD, đứng thứ 30 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường này và chỉ chiếm 0.09% thị phần thì sang năm 2002 đạt 199 triệu USD, tăng đến 453% và đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã lên đến 1,2 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,5 tỷ USD, Việt Nam vượt qua các nước Malaysia, Brazil, Italy… và đứng thứ 4 trong số những nước xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ, chiếm 2,9% thị phần.

- Giày dép cũng là ngành hàng có những bước tiến đáng kể trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ một xuất phát điểm khá thấp vào năm 2001, với tốc độ tăng trưởng từ 30%- 50%, giầy dép xuất khẩu Việt Nam đã vươn lên vững chắc qua từng năm, và đến năm 2006 thì vượt Brazil, trở thành nước xuất khẩu giầy dép lớn 3 vào Hoa Kỳ, năm 2008 tiếp tục vượt Italy trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Tuy vậy, do khủng hoảng kinh tế nên trong hai năm 2007 và 2008, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giầy dép không cao như những năm trước đó, chỉ đạt 8% vào năm 2007 và 17% vào năm 2008 nhưng đây cũng là xu thế chung của tổng nhập khẩu mặt hàng này tại thị trường Hoa Kỳ (giảm kim ngạch từ 7% năm 2006 xuống 3% năm 2007 và chỉ 0,9% năm 2008). Mặc dù vậy, tính tới cuối năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam đạt $1,2 tỷ USD, vẫn giữ vị trí thứ 2, chiếm 6,2% thị phần.

3.2.1.2 Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2001- năm 2006 có chiều hướng tăng song khơng biến động nhiều và khơng mang tính quy luật rõ rệt. Kim ngạch các nhóm hàng nhập khẩu khơng thay đổi nhiều qua các năm ngoại trừ trường hợp cá biệt của các hợp đồng mua máy bay Boeing có giá trị lớn. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các loại máy móc thiết bị và phụ tùng phục vụ cho sản xuất. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, do các sản phẩm ưu thế của Hoa Kỳ chủ yếu thuộc nhóm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, trong khi điều kiện phát triển của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hóa quan hệ (nhất là từ khi BTA có hiệu lực tháng 12/2001) chưa đủ thuận lợi để Việt Nam nhập khẩu mạnh các sản phẩm như vậy. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam gia nhập WTO và khi Hoa Kỳ trao Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, nhập khẩu đã tăng nhanh hơn. Cho đến nay, Việt Nam đang là một trong số các thị trường Châu Á có mức tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ nhanh nhất. Hoa Kỳ hiện tại cũng là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 6 của Việt Nam trong nhóm các quốc gia cung cấp hàng hóa nhiều nhất cho Việt Nam, các thành viên còn lại là khối ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản [1], [3].

3.2.1.3 Đầu tư trực tiếp

Theo số liệu năm 2007, các công ty và tập đoàn của Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 325 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng số dự án và 3,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, đứng thứ 8 trong tổng số 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam.

Tuy nhiên , những con số nêu trên chưa phản ảnh đầy đủ được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam bởi một số cơng ty , tập đồn lớn của Hoa Kỳ… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh , công ty con đăng ký tại quốc gia khác như T ập đoàn Coca Cola , Procter & Gamble, Unocal, Conoco. Số vốn của nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 với 74 dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD. Như vậy, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 396 dự án với tổng vốn đầu tư trên 4,7 tỷ USD, đứng thứ 5/77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Hiện tại, rất nhiều cơng ty, tập đồn lớn của Hoa Kỳ đã có mặt tại Việt Nam như Starwood Hotels & Resorts, Citigruop và American Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight Group, AIA và đã khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam.

Về tình hình thực hiện các hiệp định trên, Việt Nam và các nước thành viên cho đến nay đều thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Hàng năm, Bộ Tài chính, Bộ Cơng Thương và các bộ ngành liên quan của Việt Nam đều rà soát, đánh giá tác động để đảm bảo tiến trình thực hiện đúng như lộ trình đã cam kết.

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa singapore vơi hoa kỳ và những vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 78 - 84)